Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Quỳnh Nhi
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/11/2015

Có đáng lo khi trẻ ngủ mắt vẫn mở?

Có đáng lo khi trẻ ngủ mắt vẫn mở?
Lần đầu tiên làm mẹ, nhất cử nhất động của con đều khiến chúng ta lo lắng. Nhiều người đã thực sự hoảng hốt khi nhìn thấy bé ngủ nhưng mắt vẫn mở. Trông hơi “kì quặc”, nhưng đó là hiện tượng không đáng lo, mẹ nhé!

Đừng hoảng hốt khi trẻ ngủ mở mắt

Bởi theo y khoa, hiện tượng bé ngủ mở mắt là hoàn toàn vô hại và cũng không phải là bệnh tật gì cả. Mẹ có thể nghĩ rằng đó là hành vi không bình thường, nhưng thực ra, nhiều đứa trẻ vẫn có giấc ngủ rất ngon ngay cả khi mắt vẫn mở. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ trong giai đoạn đầu đời, nhất là vào độ tuổi từ 12-18 tháng.

Trẻ ngủ mở mắt
Hiện tượng ngủ mắt vẫn mở tương đối phổ biến ở nhiều trẻ sơ sinh

Vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể lý giải chính xác được tại sao trẻ ngủ mà mắt vẫn mở. Một số bác sĩ nhi khoa cho rằng, hiện tượng này xảy ra trong quá trình giấc ngủ REM. Thông thường, chúng ta trải qua 2 dạng giấc ngủ khác nhau, đó là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh hay giai đoạn mơ – REM và giấc ngủ không mơ – non REM.

Có thể do giấc ngủ REM ở trẻ sơ sinh thường dài hơn người lớn và nó bao gồm khoảng 50% tổng thời gian ngủ nên bên cạnh việc chuyển động mắt nhanh, trẻ sẽ có thêm hiện tượng ngủ mà mắt vẫn chưa nhắm.

Khi nào mẹ nên lo lắng?

Nếu thấy việc bé mở mắt khi ngủ làm bạn lo sợ, lúc con đã chìm sâu vào giấc ngủ, mẹ hãy dùng tay nhẹ nhàng khép mí mắt bé lại cho đến khi mắt nhắm hoàn toàn. Không nên lo lắng hay căng thẳng thái quá mà hãy yên tâm rằng đó là hành vi tương đối phổ biến ở nhiều trẻ.

Tuy nhiên, mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ nếu bé ngủ mở mắt trong nhiều giờ liền hoặc thường xuyên như vậy khi bé trên 18 tháng tuổi. Vì trong một vài trường hợp, bé có thể bị tật bẩm sinh ở phần đuôi mắt khiến không thể nhắm mắt bình thường được. Đôi khi nguyên nhân của hiện tượng này lại là do di truyền.

Thêm 1 trường hợp rất hiếm gặp và chỉ xảy ra với những lớn, đó có thể là dấu hiệu không tốt về sức khỏe như tổn thương dây thần kinh mặt, các bệnh về tuyến giáp hay khối u nào đó. Lúc này, cần phải trao đổi với các chuyên gia y tế để hiểu rõ hơn và có cách chữa trị phù hợp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x