Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 27/02/2023

Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là phù hợp với sự phát triển?

Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là phù hợp với sự phát triển?
Vì muốn tiện chăm sóc con, nhiều bố mẹ vẫn cho con ngủ chung giường hoặc trẻ được ngủ trong nôi/cũi/giường riêng được đặt trong phòng bố mẹ. Trong bài viết sẽ giải đáp thắc mắc của cha mẹ về vấn đề "cho con ngủ riêng từ mấy tuổi". Đồng thời, chỉ ra một số cách để mẹ tập cho trẻ ngủ riêng.

Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là hợp lý đối với sự phát triển tâm sinh lý của con?

1. Mấy tuổi cho bé ngủ riêng là thích hợp?

Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là một câu hỏi không dễ trả lời. Khi trẻ còn quá nhỏ, cha mẹ không nên cho bé ngủ giường riêng. Nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi. Theo nhiều chuyên gia, cha mẹ nên tập cho trẻ ngủ riêng hoàn toàn khi bé được 3 tuổi. Tuy nhiên, quyết định cho con ngủ riêng khi nào còn phụ thuộc vào sức khỏe và tâm lý của trẻ, cũng như hoàn cảnh và cảm xúc của bạn khi phải ngủ riêng với con. Cha mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về sự lựa chọn an toàn nhất cho trẻ.

Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là muộn? Không nên cho trẻ sau 6 tuổi ngủ chung với cha mẹ. Nguyên nhân là vì trẻ từ 3-5 tuổi đang trong quá trình phát triển và hình thành tính cách, ý thức. Để trẻ ngủ riêng trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành tính tự lập, không phụ thuộc vào cha mẹ.

>> Mẹ có thể quan tâm Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Tập ngủ xuyên đêm cho các bé đang bú mẹ

2. Lợi ích khi tập cho trẻ ngủ riêng giường

trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng
Một trong những lợi ích lớn khi biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng đó là giảm nguy cơ đột tử của con

Trước khi trả lời câu hỏi trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng, mẹ cùng điểm qua một số lợi ích khi tập cho trẻ ngủ riêng để có động lực hỗ trợ con xuyên suốt quá trình này nhé!

Theo Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Commission – CPSC), trẻ em dưới 2 tuổi không nên ngủ chung giường với người lớn. Vì những rủi ro nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Archives Pediatric and Adolescent, sau khi xem xét hơn 500 ca tử vong ở trẻ sơ sinh diễn ra trong khoảng thời gian 8 năm; các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc để trẻ em dưới 2 tuổi ngủ trên giường của người lớn khiến chúng gặp phải những nguy cơ có thể gây tử vong như:

  • Bị cha mẹ, anh chị em hoặc người lớn khác ngủ chung giường đè.
  • Nẹp hoặc chèn giữa nệm và vật khác.
  • Quấn đầu vào lan can giường.
  • Ngạt thở trên giường nước.

Do đó, một trong những lợi ích lớn khi biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng đó là giảm thiểu nguy cơ tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi.

Ngoài ra, một nghiên cứu vào năm 2017 cũng cho thấy bé trên 4 tháng tuổi ngủ trong phòng riêng sẽ có giấc ngủ chất lượng hơn và sâu hơn. Và với một giấc ngủ tốt, sức khỏe của trẻ cũng sẽ được củng cố và cải thiện đáng kể.

>> Mẹ xem thêm Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi và những vấn đề mẹ cần biết

3. Cách tập cho trẻ ngủ riêng theo từng giai đoạn

những lưu ý khi tập cho trẻ ngủ riêng
Biết trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là rất quan trọng, nhưng bố mẹ cũng cần sự kiên nhẫn trong quá trình tập ngủ riêng cho con nhé!

Sau khi đã biết trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng rồi, MarryBaby gợi ý mẹ một số mẹo để giúp khuyến khích con ngủ trên giường riêng của bé; và đảm bảo rằng bé có một giấc ngủ an toàn và thư thái theo từng giai đoạn:

3.1 Giai đoạn 1: Cho con ngủ chung với mẹ

Trong vài tuần đầu tiên mẹ có thể cho bé nằm ở ngay trong lòng mẹ hoặc chung giường với cha mẹ. Cha mẹ cần ở ngay cạnh để quan sát và chú ý sự an toàn của con. Ngoài ra để tránh trẻ sợ hãi khi cảm giác bị bỏ một mình, ảnh hưởng không tốt tới trẻ.

3.2 Giai đoạn 2: Cho con ngủ trong nôi riêng ngay bên cạnh cha mẹ

Khoảng thời gian hợp lý nhất để tập cho trẻ ngủ riêng trong nôi (nhưng vẫn còn chung phòng với cha mẹ) là từ 4 – 6 tuần tuổi, duy trì cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Làm như vậy sẽ giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ bị đột tử SIDS thấp hơn khi ngủ trong cùng phòng với bố mẹ. Bé cũng tập được tính ngủ không quá gần cha mẹ.

3.3 Giai đoạn 3: Ngăn cách giữa chỗ ngủ của con và bố mẹ

Khi bé lớn hơn, nên dựng vách hoặc màn ngăn trong căn phòng chung để tạo cảm giác không gian riêng. Cha mẹ cũng nên tạo cho bé một không gian yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, quần áo bé mặc đủ ấm để bé ngủ ngon và không thức giấc giữa đêm.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 10 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

3.4 Giai đoạn 4: Động viên con ngủ ở phòng riêng

Trước hết, cần giải thích cho con biết rằng con đã lớn, cần có phòng riêng để tự do chơi và học mà không bị ai làm phiền. Để trẻ thích thú ở riêng, cần chuẩn bị phòng ngủ xinh xắn ở cạnh phòng bố mẹ, nếu bé lớn có thể cùng tham gia trang trí theo ý riêng, có thể cho gấu bông, búp bê hay đồ chơi con yêu thích lên giường cùng… Hãy khuyến khích bé bằng những cử chỉ và lời nói động viên đê bé cảm thấy thoải mái nhất có thể nhé.

4. Khi nào không nên cho con ngủ riêng?

trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng
Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng? Có trường hợp ngoại lệ nào không?

Dù đã biết trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng nhưng mẹ cũng nên lưu ý không cho bé ngủ riêng trong các trường hợp dưới đây dù bé đã quá tuổi:

  • Sức khoẻ của bé không tốt: Nếu bé mắc các bệnh như ốm, sốt, cảm lạnh, trúng thực,… cha mẹ nên ở bên cạnh, túc trực để chăm sóc bé chứ không nên để trẻ ngủ riêng.
  • Tâm lý con chưa sẵn sàng: Nếu bé vẫn còn khóc, lo lắng khi ngủ riêng cha mẹ, hãy để bé ngủ chung. Sau đó, cha mẹ hãy áp dụng những cách giúp trẻ ngủ ngon trên và dỗ dành, động viên bé ngủ phòng riêng dần dần.
  • Chưa có phòng riêng phù hợp: Nếu bé đã có phòng riêng nhưng căn phòng ấy không đảm bảo cách âm tốt, ánh sáng quá chói, quá nóng/llạnh,… Thì cha mẹ nên khắc phục các vấn đề ấy trước thì mới cho trẻ ngủ riêng dù là ở độ tuổi bao nhiêu.
  • Khi sắp có em bé mới: Nếu phải ra ngủ riêng vào giai đoạn này, trẻ dễ hiểu lầm rằng đã bị “ra rìa”, bị bỏ rơi hay bị em bé chiếm chỗ. Vì vậy hãy cho bé ngủ chung với cha mẹ thời gian đầu để con không cảm thấy tuổi thân nhé!

Sau khi đã biết nhiều vấn đề liên quan trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng. Mẹ đọc tiếp để biết cách tập cho trẻ ngủ riêng nhé!

>> Mẹ xem thêm Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Mẹo nào cho mẹ?

5. Những điều bố mẹ cần lưu ý khi cho con ngủ riêng

Sau khi biết mấy tuổi cho bé ngủ riêng, bố mẹ lưu ý một số điều quan trọng khi tập cho trẻ ngủ riêng nhé:

  • Đừng ép trẻ nếu bé chưa sẵn sàng, bé cảm thấy sợ hãi mà hãy tách bé ra khỏi bố mẹ từ từ. Cần cho con thời gian để quen dần với việc phải tách khỏi bố mẹ.
  • Nếu trẻ đã hiểu, hãy giải thích cho con và nói với con những gì bé nhận được khi ngủ phòng riêng.
  • Mỗi tối, hãy dành cho bé khoảng 30 phút trước giờ đi ngủ, hãy chúc con ngủ ngon và nán lại phòng con vài phút cho đến khi bé đã chìm vào giấc ngủ.
  • Rủ bé trang trí phòng riêng của con theo sở thích để trẻ hào hứng và không bị sốc với việc “ra riêng”.
  • Không đặt những thứ có thể gây nguy hiểm cho bé trên giường và nên để mắt đến con trong lúc bé ngủ.

Do đó, cùng với việc biết trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng, cha mẹ cũng chú ý giải thích cho con, dạy cho bé về các vấn đề giới tính phù hợp với độ tuổi trẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Mother-Infant Room-Sharing and Sleep Outcomes in the INSIGHT Study
https://publications.aap.org/pediatrics/article/140/1/e20170122/37986/Mother-Infant-Room-Sharing-and-Sleep-Outcomes-in
Ngày truy cập: 06.02.2023

2. SIDS and Other Sleep-Related Infant Deaths: Updated 2016 Recommendations for a Safe Infant Sleeping Environment
https://publications.aap.org/pediatrics/article/138/5/e20162938/60309/SIDS-and-Other-Sleep-Related-Infant-Deaths-Updated
Ngày truy cập: 06.02.2023

3. Babies Sleep Better In Their Own Rooms After 4 Months, Study Finds
https://www.npr.org/sections/health-shots/2017/06/05/531582634/babies-sleep-better-in-their-own-rooms-after-4-months-study-finds
Ngày truy cập: 06.02.2023

4. When Is My Child Ready to Sleep In Their Own Room?
https://www.zerotothree.org/resources/336-when-is-my-child-ready-to-sleep-in-their-own-room
Ngày truy cập: 06.02.2023

5. Sharing a room with your baby
https://raisingchildren.net.au/newborns/sleep/where-your-baby-sleeps/sharing-a-room-with-baby
Ngày truy cập: 06.02.2023

x