của bé
Nếu các mô trong ngực sưng đỏ hoặc đau cứng hay nhiệt độ tăng cao bất thường khi cho con bú, rất có thể bạn đang bị chứng viêm ngực (viêm vú). Tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân xảy ra tình trạng này, cách phòng tránh và điều trị.
Chứng viêm ngực (viêm vú) là gì?
Viêm ngực (viêm vú) là khi các mô trong ngực của bạn viêm tấy lên và đau đớn. Khu vực này có thể bị đỏ, đau, cứng khi chạm vào hoặc ấm nóng bất thường. Sưng tấy có thể do nhiễm trùng. Dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm ớn lạnh, sốt trên 39,5 độ C hoặc cao hơn, cơ thể rất mệt mỏi. Tình trạng này ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ lẫn việc cho bé bú.
Nguyên nhân gây bệnh viêm ngực ?
Viêm ngực (viêm vú) không do nhiễm trùng có thể gây ra bởi sữa còn đọng ở trong vú hay còn gọi là ứ sữa, căng, hoặc tắc ống dẫn sữa. Nhiễm trùng vú có thể do bất kỳ nguyên nhân nào hoặc do núm vú bị nứt, tổn thương, khiến vi khuẩn xâm nhập vào vú và gây nên viêm nhiễm vùng này.
Căng thẳng, mệt mỏi khi làm mẹ lần đầu có thể làm tăng nguy cơ viêm vú. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong giai đoạn cho bé bú, phổ biến nhất là trong tháng đầu tiên sau khi sinh bé.

Trong thời gian điều trị viêm ngực (viêm vú), mẹ nên tiếp tục cho bé bú
Điều trị bệnh viêm ngực như thế nào?
Thử xông hơi bằng nước nóng vài lần một ngày, cho bé bú thường xuyên để giữ cho vú bị viêm luôn cạn sữa. Việc này cũng có thể giúp các phần nhiễm trùng biến mất nhanh hơn. Trong khi đó, bạn có thể uống thuốc để giảm đau.
Nếu sau khi thử các biện pháp trong vòng 24 giờ, các triệu chứng không cải thiện, đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kèm gạc nóng. Chắc chắn một điều là bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ ngơi.
Tình trạng viêm sẽ kéo dài bao lâu?
Nếu bạn bị nhiễm trùng và được chẩn đoán sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Bạn bắt đầu cảm nhận được sự cải thiện trong vòng 48 giờ sau khi uống thuốc kháng sinh. Nhớ phải uống tất cả các loại thuốc kháng sinh theo đơn để hiện tượng nhiễm trùng không quay trở lại trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó.
Nếu bầu ngực của bạn vẫn mềm và bạn vẫn sốt sau một hoặc hai ngày, lúc này bạn nên đến bác sĩ ngay. Viêm vú có thể gây ra các biến chứng khó lường về sau cho sức khỏe của bạn. Nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến áp-xe vú, đòi hỏi điều trị kháng sinh liều cao và phẫu thuật để lấy mủ từ các áp-xe ra.
Làm thế nào để tránh bị viêm nhiễm?
Cách tốt nhất để tránh viêm vú là phải nghỉ ngơi nhiều và có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối trong khi bạn đang cho bé bú. Càng bị mất sức, bạn lại càng dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, tránh để cho ngực lúc nào cũng trong tình trạng căng sữa. Nếu lượng sữa ở bầu vú của bạn không giảm sau khi cho bé bú, hãy dùng gạc ấm và massage nhẹ để lấy hết sữa ra ngoài. Tránh mặc loại áo ngực có gọng hoặc áo ngực quá chật.
Tôi có nên ngừng cho con bú nếu ngực tôi đang bị viêm?
Không. Bạn nên tiếp tục cho con bú trong suốt giai đoạn viêm. Dù cho bú nhiều lúc này cực kỳ đau đớn nhưng bạn cần phải cho bé bú thường xuyên để giữ cho sữa chảy và tránh tắc nghẽn. Thử đắp gạc ấm lên ngực trong vài phút trước mỗi lần cho bú. Việc này sẽ giúp kích thích phản xạ xuống sữa và việc cho bú dễ chịu hơn.
Nếu bé con không bú hết sữa trong bầu vú đang bị viêm, chọn cách lấy sữa ra bằng máy máy hút sữa. Nếu việc cho bé bú khiến bạn khó chịu, cố gắng bơm sữa ra một cái chai để cho bé bú nhưng không nên quá ỷ lại vào cách này. Để vượt qua chứng viêm vú, bạn có biết rằng bé “nút” sữa trực tiếp từ ngực mẹ sẽ hiệu quả hơn bất kỳ thiết bị nào?
Tình trạng này có ảnh hưởng gì đến bé không?
Mẹ đừng quá lo lắng nếu bị viêm vú, mặc dù việc này có thể làm giảm lượng sữa bên vú bị viêm.
Lưu ý: Nếu bé của bạn nằm trong chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt, hãy dành sữa từ vú bị viêm để sử dụng ở nhà sau này. Viêm vú có thể tăng hàm lượng natri (muối) trong sữa, vì vậy hầu hết các bệnh viện tránh sử dụng sữa này cho trẻ sơ sinh đang được chăm sóc đặc biệt trong lồng kính dù sữa này không có hại nếu được sử dụng sau đó.

Rạn da khi mang thai - Vết dấu của tình yêu thương vĩ đại 80% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Mỗi ngày cùng với sự lớn lên của con, những vết rạn xuất hiện như chứng tích của tình yêu thương và hạnh phúc làm mẹ.
-
Nuôi con bằng sữa mẹ: Làm gì khi chảy sữa nhiềuTrong khoảng vài tuần đầu sau khi sinh bé, mẹ thường xảy ra hiện tượng chảy sữa do quán tính tăng cường tiết sữa trong một thời điểm và lượng sữa quá dồi dào. Cùng tìm hiểu cách kiểm soát việc...
-
Nuôi con bằng sữa mẹ: Khi đầu ngực bị đau nứt và chảy máuĐầu ngực bị đau nứt hay chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có vấn đề khi cho bé bú. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên thoải mái hơn.
-
Nuôi con bằng sữa mẹ: Khi mẹ tiết sữa quá nhiềuDấu hiệu của hiện tượng tiết sữa quá nhiều là mẹ hay căng tức bầu ngực và hay bị rỉ sữa, khi bé bú ở một bên thì bên kia cũng tiết sữa nhiều. Tình trạng này có thể khiến bé bị đầy hơi, thậm chí...
-
Nuôi con bằng sữa mẹ: Khi bé thích bú bình hơn bú mẹSữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên và tốt nhất cho bé, vừa mới sinh bé đã gắn bó và thích bầu sữa mẹ. Tuy nhiên, có trường hợp bé lười bú, bé bú bình bỏ bú mẹ. Mẹ phải làm sao?
-
Nuôi con bằng sữa mẹ: Giải mã nguyên nhân mẹ bị căng sữaMột trong nguyên nhân khiến những mẹ cho con bú bị sưng ngực có thể do tình trạng căng sữa do không cho bé bú thường xuyên trong vài ngày đầu sau khi sinh. Tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị...
Nhắc đến làm đẹp sau sinh, chắc hẳn nhiều chị em sẽ nghĩ ngay đến giải pháp đến spa hoặc tự chăm sóc bản thân tại nhà. Tuy nhiên có một xu hướng mới chính là chăm sóc sắc đẹp sau sinh tại bệnh viện. Và một trong những địa chỉ tiêu biểu hiện nay được các mẹ tin tưởng là Tu Du MomSpa
Coffee Time, quán cafe sân vườn có khu vui chơi lý tưởng cho gia đình
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
DV Thanh Thúy đăng ảnh, kêu gọi thi...Chỉ mới được 2 tuần tuổi nhưng cậu nhóc thứ 2 nhà Thanh Thúy - Đức Thịnh đã...
-
Giới underground Hà Nội hội ngộ khoe...Trên trang cá nhân, Emily chia sẻ những hình ảnh vợ chồng cô họp mặt với rất...
-
Giỗ tổ Hùng Vương và lễ 30-4, 1-5 người...Theo thông báo của Bộ LĐ-TB-XH về việc nghỉ lễ, tết năm 2019, người lao động...
-
Công chúng Anh chỉ trích thời trang bầu...Thời trang bầu của Meghan Markle rất tôn dáng, sang trọng và tinh tế. Tuy...
-
Đây là lý do, Lâm Khánh Chi quyết định...Hình ảnh cận mặt đáng yêu của quý tử đầu lòng nhà "mỹ nhân chuyển giới" Lâm...
Nguyễn Thanh Trang
sinh hai bé rùi mình đều bị tình trạng như vậy hết đau nhức khó chịu lắm, nghĩ lại mà còn ám ảnh. Mình vừa cho con bú thường xuyên, vừa lăn nước ấm, và hút sữa thường xuyên mới hết đó.
Nguyen Khanh Bang
Hồi bữa mình sử dụng máy hút sữa Sanity vú hết bị viêm
Mình mua tại trang này http://www.healthy-easy.com/vn/may-hut-sua-dien-thong-minh.html
Mẹ Soda
hic hic bị viêm ngực khủng khiếp lắm!
Nguyễn Thanh Trang
Uhm. mình cũng bị rồi đó. vừa đau, vừa sốt. Không ỷ y đâu Có mẹ ở gần nhà mình con chỉ mới 1 tháng thôi cũng bị tình trạng này mà không chữa trị sớm nên bị áp se ngực phải phẫu thuật uống thuốc bị mất sữa mẹ, em bé phải uống sữa ngoài tội nghiệp lắm cơ