của bé
Nội dung bài viết
- Mì trẻ em (mì dành cho trẻ em)
- 6 nguy cơ khiến một số loại mì ăn liền không nên là lựa chọn hàng đầu cho trẻ em
- 1. Là sản phẩm đã được xử lý không còn giữ giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu gốc
- 2. Chứa chất béo có hại
- 3. Lớp phủ sáp
- 4. Sự hiện diện của bột ngọt
- 5. Natri
- 6. Hóa chất có hại
- 7 nguyên tắc giảm thiểu rủi ro khi nấu mì cho trẻ
Mì trẻ em giá tốt, mì trẻ em tiện lợi… Hiện nay mì ăn liền lên ngôi trong ẩm thực dành cho con trẻ bởi tính tiện lợi và có khẩu vị được các bé ưa chuộng. Vì mức độ phổ biến này mà kiểu gọi tắt mì trẻ em vẫn được nhiều người hiểu là mì dành cho trẻ em. Sở thích này của con yêu càng được dễ dàng đáp ứng khi mẹ bận rộn. Tuy nhiên, việc đáp ứng thường xuyên này có an toàn cho bé cưng?
Mì trẻ em (mì dành cho trẻ em)
Mì ban đầu là một loại mì ống làm bằng bột. Mì là một loại lương thực chính ở một số nơi trên thế giới và an toàn để ăn vì nó không có hóa chất và chất bảo quản. Nhưng hiện nay nhiều loại có trên thị trường, bao gồm mì ăn liền, có hóa chất và chất bảo quản, vì vậy chúng sẽ không phải là lựa chọn tuyệt vời cho con trẻ.
Ngoài ra, xét về hình dạng, bất kỳ loại mì nào, dù là tự làm hay mua ở chợ, đều không an toàn cho trẻ sơ sinh vì dễ khiến trẻ bị sặc khi ăn. Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên lựa chọn những loại mì an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, mì ăn liền không nên là lựa chọn hàng đầu cho trẻ em. Marry Baby sẽ tiếp tục lý giải nhé!
6 nguy cơ khiến một số loại mì ăn liền không nên là lựa chọn hàng đầu cho trẻ em
1. Là sản phẩm đã được xử lý không còn giữ giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu gốc
Các sản phẩm đã được xử lý (highly process) sẽ không còn giữ giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu gốc. Mì ăn liền là sản phẩm được chế biến để đóng gói nên giá trị dinh dưỡng thấp. Các mặt hàng thực phẩm như vậy cũng được gọi là chứa calo rỗng.
2. Chứa chất béo có hại
Nhiều loại mì được hấp và sau đó chiên ngập trong dầu để kéo dài thời hạn sử dụng. Điều này khiến chất béo chuyển hóa từ dầu đã bị biến tính trở thành một phần của mì. Vì vậy, nếu ăn nhiều, cơ thể phải hấp thụ lượng chất béo này nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe theo thời gian, đặc biệt là sức khỏe hệ tiêu hóa, tim mạch và dễ gây tăng cân.
3. Lớp phủ sáp
Mì ăn liền cần phải trông hấp dẫn. Để sợi mì bóng đẹp, nhà sản xuất sẽ phủ bằng một lớp sáp trong quá trình sản xuất. Sau khi cho nước nóng vào mì, bạn có thể thấy rõ chúng nổi trên mặt nước. Ngoài ra, hóa chất propylene glycol – một thành phần chống đông, có cơ chế hoạt động giống chất giữ ẩm (giúp giữ ẩm để ngăn chặn mì không bị khô). Cơ thể hấp thụ và tích tụ các chất này trong tim, gan và thận gây ra những bất thường và hư tổn, đặc biệt với cơ thể trẻ em. Ngoài ra, chất này cũng có khả năng làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
4. Sự hiện diện của bột ngọt
Bột ngọt giúp tăng cường hương vị. Tuy nhiên, nhiều loại mì gói chứa quá nhiều hóa chất này dễ mẫn cảm với cơ thể trẻ nhỏ cũng như người lớn. Khoảng 1-2 % dân số có khả năng dị ứng với loại bột ngọt này, lâm vào tình trạng bỏng rát, tức ngực, đỏ bừng mặt hay đau và nhức đầu, cứng cổ sau khi ăn.
5. Natri
Mì chứa nhiều muối ăn. Các tổ chức dinh dưỡng khuyến cáo trẻ nhỏ nên hạn chế ăn muối, tránh gây hại cho thận.
6. Hóa chất có hại
Chất dẻo và chất độc da cam có mặt trong nguyên liệu được sử dụng để đóng gói mì, cụ thể chất dioxin và các chất làm dẻo sẽ bị thôi ra khi bạn cho nước nóng vào các loại mì ly nhựa.
7 nguyên tắc giảm thiểu rủi ro khi nấu mì cho trẻ
Vì những nguyên nhân trên nên bạn cần cẩn thận hơn khi nấu mì cho trẻ, cụ thể như:
- Khi nấu mì ăn liền, bạn nên luộc mì rồi để ráo nước để loại bỏ tất cả các chất béo và muối dư thừa.
- Thay vì dùng các loại gia vị đóng gói đi kèm với mỗi gói mì ăn liền, bạn hãy thử sử dụng các loại gia vị thay thế tự chế không chứa nhiều muối và các hóa chất.
- Trong khi nấu mì, nếu thích dầu, bạn có thể cho một loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu ô-liu, dầu hướng dương vào.
- Mì vốn chứa giá trị dinh dưỡng thấp, bạn nên thêm các loại rau xắt nhỏ như bắp cải, cà rốt… để mì hấp dẫn và gia tăng chất lượng, giúp ngon miệng.
- Khi mua mì, hãy chú ý chọn loại có chỉ số natri và chất béo thấp.
- Hầu hết nguyên liệu mì dành cho người lớn, nên bạn cần thêm bớt gia vị và nguyên liệu cho phù hợp hơn với con trẻ.
- Hạn chế cho trẻ ăn mì mà nên thay bằng các món ăn vặt có lợi hơn.
Uyên Hồ
-
"Dụ" bé cưng ăn món mới"Mẹ ơi, con không ăn món này đâu". Câu nói này có quen thuộc với bạn không? Nhiều nhóc hoàn toàn không muốn thử món mới đâu, nhất là rau xanh. Khuyến khích bé thử món mới có thể là một điều khó...
-
"Huấn luyện" bé ăn ngoanLàm thế nào để bé thích trái cây hơn là khoai tây chiên, để bé không lờ đi mỗi khi có món rau cải trên bàn ăn? Tham khảo những “chiến lược”dưới đây có thể giúp mẹ “huấn luyện” cục cưng của mình đấy!
-
5 thực phẩm con càng ăn càng dễ bệnhMỗi khi xiêu lòng trước ly cà phê kem béo ngậy hay những lát khoai tây chiên giòn tan, chúng ta vẫn phần nào đó ý thức được sự "sa ngã" của mình. Nhưng đối với thức ăn cho trẻ nhỏ, các bố mẹ lại...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
không nên cho trẻ ăn quá nhiều mì như vậy, cách tốt nhất vẫn là nên ăn cơm và các loại thực phẩm khác. không chỉ ăn mỗi mỳ