của bé
Nội dung bài viết
Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh thường được cha mẹ áp dụng khi con trẻ bị táo bón, gây khó chịu. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành thủ thuật cho trẻ nhé!
Thụt hậu môn là quá trình đưa thuốc vào để kích thích ruột. Một khi chất lỏng này xâm nhập vào ruột, chúng sẽ làm cho mọi thứ bên trong thành bột nhão, phân cứng sẽ mềm. Nhờ đó, phân sẽ dễ dàng ra khỏi hậu môn, làm giảm tình trạng khó chịu cho trẻ mà không gây ra nhiều đau đớn hoặc tổn hại như rách hậu môn.
Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh
Thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh không phải dễ dàng. Nếu có thể, bạn cần nhờ bác sĩ thực hiện trước để bạn biết cách làm thế nào tốt nhất cho trẻ. MarryBaby sẽ hướng dẫn bạn thêm về quy trình này.
1. Dụng cụ cần thiết
- Dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, nhiệt độ 37,8ºC, bock
- Chất bôi trơn tan trong nước
- Bồn hạt đậu
- Gạc
- Giấy vệ sinh
- Găng tay sạch
- Một ống bơm thụt có đầu cao su mềm. Ống thông hậu môn (ống sonde đưa vào hậu môn) có độ dài tùy thuộc độ tuổi của trẻ: Trẻ nhũ nhi dưới 10kg: 2,5 – 3,75cm
- Lượng nước thụt tháo: Nếu là trẻ sơ sinh non tháng: 5 – 20ml, trẻ dưới 1 tuổi: 50 – 100ml, trẻ dưới 2 tuổi: 100 – 150ml
2. Các bước thực hiện thông hậu môn cho trẻ sơ sinh
- Tư thế 1: Đặt trẻ nằm nghiêng trái, 2 đầu gối hướng lên ngực.
- Tư thế 2: Để trẻ nằm ngửa, 2 chân giơ lên cao và để lộ hậu môn (tư thế tốt nhất cho trẻ sơ sinh).
- Tư thế 3: Nằm nghiêng trái, đùi phải cong khoảng 45 độ so với trục cơ thể, nằm sát mép giường.
- Tư thế 4: Còn gọi là tư thế gối – ngực, tức là trẻ được giữ thăng bằng với đầu gối, cánh tay và đầu đặt lên một cái gối làm sao cho mông sẽ tạo một góc hướng lên so với giường, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thụt tháo.
3. Quy trình thực hiện cách bơm hậu môn cho trẻ sơ sinh
- Đặt trẻ nằm ở tư thế thích hợp.
- Mẹ đổ nước vào bock, treo lên cao sao cho cách hậu môn của bé khoảng 10-15 cm.
- Sau đó mẹ cho con nằm ở vị trí thích hợp và trải miếng lót ở dưới mông.
- Bồn hạt đậu mẹ đặt ở vị trí thuận tiện, sau đó rửa tay, lau khô và đeo găng tay y tế.
- Gắn ống thông vào dây nối, đuổi khí, thoa trơn ống thông.
- Đưa ống thông vào hậu môn: Mẹ bôi một ít chất bôi trơn vào đầu chèn được gắn vào ống.
- Vạch mông trẻ ra, nhẹ nhàng đưa ống vào hậu môn theo chiều hậu môn – rốn. Tiếp đến mẹ mở khóa van nước nhẹ để nước chảy vào ống. Lúc này bé sẽ thấy khó chịu và khóc. Hãy xoa và giữ đầu rồi vỗ về con.
- Cha mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện kịp thời các triệu chứng lạ. Nếu bé đau bụng thì tạm ngưng việc cho nước chảy vào. Nếu bé đau bụng nhiều thì hạ bock xuống thấp hơn mặt giường để giảm áp lực nước vào.
- Sau đó, rút ống ra và để con nằm khoảng 20 phút. Đây sẽ là thời gian đủ để làm mềm tất cả các phân cứng bên trong ruột.
- Đối với trẻ sơ sinh, việc giữ chất lỏng bên trong ruột có thể khá khó khăn. Bé có thể cảm thấy cần phải đi vệ sinh ngay cả trước thời gian 20 phút con nằm chờ. Vì thế, sau đó bạn nên lót hoặc mang tã cho con để giữ vệ sinh.
- Mẹ cho bé nghỉ ngơi và vệ sinh các dụng cụ.
Trên đây là cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh tại bệnh viện. Nếu tự thực hiện tại nhà, mẹ có thể mua thuốc thụt tại nhà thuốc (cần bác sĩ tư vấn kỹ kẻo có thể gây hại cho bé). Cách bơm hậu môn cho trẻ sơ sinh này khá đơn giản, mẹ chỉ cần chuẩn bị thuốc thụt, nước ấm và găng tay y tế.
Mẹ đeo găng, cho con nằm nghiêng, gối gập lại, có lót miếng kê bên dưới bé, rồi thụt thuốc qua đường hậu môn. Sau khi thuốc đã vào hết bên trong, mẹ rút tuýp thuốc ra, cho bé nằm yên để chờ đến khi bé muốn đi ị. Sau khi bé đi “nặng” xong, mẹ dùng nước ấm rửa sạch cho bé.
Lưu ý khi thụt hậu môn cho trẻ tại nhà
Nhiều bạn lựa chọn cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh tại nhà khi con yêu bị táo bón nặng. Song, khi làm việc này, bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau:
- Chất lỏng được bơm vào ruột sẽ khiến bé khó chịu, muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Lúc này, bạn cần xoa dịu bé. Đối với bé lớn, bạn có thể yêu cầu bé thở sâu để giảm căng thẳng và trì hoãn thời gian đi tiêu vài phút để làm mềm phân giúp đại tiện dễ hơn.
- Thuốc thụt thường dùng cho bé trên 2 tuổi. Với những bé nhỏ hơn, khi dùng biện pháp này phải có chỉ định của bác sĩ và nên tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn.
- Đối với trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ nên theo dõi kỹ tình trạng táo bón của bé. Trường hợp đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần nhưng con vẫn chơi, ăn uống bình thường, không khó chịu và phân không cứng thì bạn chưa phải can thiệp bằng thuốc thụt hay thuốc nhuận tràng.

Cách đối phó với bệnh táo bón ở trẻ nhỏ Những ai đã từng bị táo bón sẽ biết cảm giác khi bị bệnh này khó chịu như thế nào. Vậy thử tưởng tượng nếu bé của bạn bị táo bón, bạn sẽ phải làm gì đây?
- Bạn cũng không nên làm việc này quá thường xuyên mỗi khi trẻ bị táo bón. Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh tùy tiện dễ khiến bé bị lệ thuộc vào thuốc, thậm chí khiến hậu môn dễ bị kích thích và gây tổn thương các mô.
- Nếu bé bị táo bón, buồn nôn, nôn mửa, sưng đau hậu môn…, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay thay vì tìm cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh tại nhà để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Uyên Hồ
-
"Giải cứu" con khỏi chứng đầy hơiVới người lớn, đầy hơi chướng bụng chỉ là cảm giác khó chịu nhất thời, và bạn có thể nhanh chóng "thoát khỏi" cảm giác này bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và...
-
10 biểu hiện lạ ở bé: Trẻ sơ sinh hay gầm gừ rồi còn gì nữa không?Nhìn có vẻ "đáng ngờ", nhưng những biểu hiện như trẻ sơ sinh hay gầm gừ, hắt hơi liên tục hoặc xì hơi thì cũng không mấy ảnh hưởng đến trẻ. Mẹ đừng quá lo nhé!
-
"Bắt mạch" 6 bệnh thường gặp ở trẻ emKhông một bà mẹ nào muốn con mình bị bệnh cả. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bất khả kháng. Trong suốt một năm đầu tiên, một số bệnh xuất hiện quá thường xuyên đến nỗi gần như trở thành một phần tất...
-
"Bắt bệnh" thông qua tình trạng táo bón ở trẻ emThông thường, táo bón ở trẻ em là cách cơ thể bé phản ứng với chế độ ăn uống không phù hợp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bé bị táo bón lại là "báo hiệu" của một bệnh lý nào đó. Mẹ nên lưu...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!