Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/11/2023

9 cách dạy trẻ học nói từ sớm, đơn giản và hiệu quả bất ngờ

9 cách dạy trẻ học nói từ sớm, đơn giản và hiệu quả bất ngờ
Nhiều bố mẹ luôn có suy nghĩ trẻ biết nói sớm sẽ thông minh hơn, phát triển tư duy tốt hơn. Nếu muốn con dễ dàng giao tiếp với mình thì phụ huynh hãy lưu ý những cách dạy trẻ học nói sớm đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ dưới đây.

Mỗi bé có một tốc độ phát triển riêng. Có bé biết nói nhanh; cũng có bé biết nói chậm. Có trẻ nói nhiều, có bé nói ít. Tuy nhiên, khả năng nói của bé cũng phụ thuộc rất nhiều từ những phương pháp dạy trẻ học nói của ba mẹ. Với những tuyệt chiêu và cách dạy bé tập nói cực đơn giản, dễ áp dụng dưới đây; mẹ có có thể nghiên cứu và áp dụng trong quá trình chăm sóc con.

Khi nào mẹ cần giúp con phát triển ngôn ngữ?

Mẹ có thể giúp bé phát triển ngôn ngữ khi nào? Trẻ có thể phát triển ngôn ngữ từ khi còn trong bụng mẹ. Thế nên cách dạy trẻ học nói là dạy từ khi còn trong bụng mẹ
Mẹ có thể giúp bé phát triển ngôn ngữ khi nào? Trẻ có thể phát triển ngôn ngữ từ khi còn trong bụng mẹ. Thế nên cách dạy trẻ học nói là dạy từ khi còn trong bụng mẹ

Từ rất sớm, trẻ đã có thể nghe và nhận ra giọng nói của mẹ ngay từ khi mới sinh ra. Không những thế, trong 3 tháng cuối thai kỳ con cũng đã có thể nghe được giọng của mẹ. Một kiểu âm thanh giống như giọng mũi và hơi trầm.

Chính nhờ điều này, mà bé có thể phân biệt được giọng của người lạ và người quen, quen thuộc nhất là giọng của mẹ. Và thế là, ngay từ khi con còn trong bụng mẹ, bác sĩ đã khuyên mẹ nên nói chuyện nhiều với bé; cho bé nghe nhạc; thậm chí kể chuyện cho bé nghe.

Thế nên, cách dạy trẻ học nói là dạy từ khi con còn trong bụng mẹ. Để khi con chào đời khả năng nói của con sẽ có cơ hội phát triển tốt và thuần thục hơn

>> Cách dạy bé học nói là sớm nhận ra: Dấu hiệu trẻ sắp biết nói

9 cách dạy bé học nói hiệu quả và dễ thực hiện

Với những cách dạy bé tập nói dưới đây, chắc chắn bé sẽ sớm bí bô suốt ngày quanh tai bạn đấy!

1. Thường xuyên nói chuyện với bé

Ngay từ khi bé mới chào đời, mẹ hãy nói chuyện với bé. Ôm bé và giao tiếp bằng mắt. Bé cần phải hiểu các từ trước khi nói. Vì vậy, việc nói chuyện sẽ giúp xây dựng các mối liên kết trong não của bé.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những bé được nghe âm thanh bi bô từ cha mẹ thường biết nói bập bẹ khi bé 1 tuổi.

2. Dạy bé học nói sớm bằng cách gọi tên con

Dạy trẻ học nói bằng cách gọi tên bé thường xuyên sẽ giúp trẻ học phản xạ nghe nói từ nhỏ
Dạy trẻ học nói bằng cách gọi tên bé thường xuyên sẽ giúp trẻ học phản xạ nghe nói từ nhỏ

Trước khi bắt đầu nói chuyện, mẹ nên tạo sự chú ý bằng cách gọi tên bé. Đây là âm thanh bé thường xuyên được nghe nên cũng sẽ ghi nhớ lâu nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt khi dạy trẻ học nói. Tránh tình trạng nói chuyện với bé nhưng lại nhìn sang chỗ khác; hoặc tệ hơn nữa là làm một việc khác. Bằng cách gọi tên và giao tiếp bằng mắt; bé sẽ dễ dàng đoán được ý câu nói của mẹ hơn.

3. Đặt câu hỏi cho bé

Khi 6 tuần tuổi, bé sẽ quan tâm nhiều hơn đến mọi thứ xung quanh. Vì vậy, hãy bắt đầu dạy bé tập nói bằng cách đặt câu hỏi cho bé: “Con có đói không?”, “Con có muốn uống sữa không?”.

Hãy chỉ cho bé một vài thứ, dạy trẻ học nói các con vật, ví dụ như: “Con nhìn kìa, một con mèo”, “Bà ngoại ở kia”… Khi bé lớn hơn; hãy nói thêm một vài chi tiết như: “Con nhìn kìa, chiếc xe màu đỏ” hoặc “Một ngôi nhà nhỏ”…

4. Sao chép âm thanh của bé

Khoảng 3-4 tháng tuổi, những âm thanh “oohs”, “ahhs” sẽ dần biến thành những tiếng bập bẹ. Đây là thời điểm mà bé làm quen với các từ như “babababa”, “dadadada”.

Hãy thử dạy trẻ học nói bằng cách bắt chước lại những âm thanh mà bé phát ra. Điều này không chỉ khuyến khích trẻ làm nhiều hơn mà còn bắt đầu dạy trẻ nói chuyện. Chờ cho đến khi bé nói xong, bạn hãy nói lại những tiếng tương tự mà trẻ vừa nói.

>> Cùng chủ đề: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ? Và biết người lạ người quen?

5. Thể hiện cảm xúc với bé khi mẹ dạy con học nói

Khi bé bắt đầu nói bập bẹ; bé sẽ thêm các giai điệu khác nhau vào giọng nói của mình. Đến 6 tháng tuổi, bé sẽ nhận ra sự tức giận hoặc kích động trong giọng nói của mẹ; và cũng sẽ bắt đầu phát ra nhiều âm thanh hơn để thu hút sự chú ý hoặc thông báo cho mẹ biết bé đói.

Nhận ra âm thanh của bé và nói chuyện sẽ giúp bé cảm thấy vui hơn. Đây là lúc mà bé bắt đầu cảm thấy thích thú với giọng nói của bản thân. Do đó, mẹ thể hiện cảm xúc là cách dạy trẻ học nói hữu hiệu.

6. Hát cho bé nghe

dạy trẻ học nói 4
Tập hát cũng là một cách dạy bé học nói hiệu quả

Bài hát là một khuôn mẫu lý tưởng cho bé tập nói. Đó là lý do tại sao mà mỗi nền văn hóa lại có những bài hát riêng dành cho trẻ nhỏ.

Đừng lo nếu mẹ hát không hay vì bé sẽ không quan tâm đâu. Bé chỉ thích nghe giọng hát của mẹ mà thôi. Nếu không biết hát những bài hát ru, mẹ có thể hát bất kỳ bài nào mà bạn thích.

Việc hiểu cách bắt đầu và kết thúc một âm thanh sẽ giúp ích nhiều cho bé trong việc dạy trẻ học nói, học phát âm sau này.

>> Cùng chủ đề: Nhạc cho trẻ ngủ ngon và phát triển thông minh

7. Đọc sách cho bé nghe

Trẻ nhỏ thích sách và cảm thấy bị thu hút bởi những cuốn sách phù hợp với độ tuổi của trẻ. Với trẻ đang trong giai đoạn học nói, mẹ nên mua những quyển sách có hình ảnh tươi sáng; rực rỡ để thu hút sự chú ý của bé. Lặp đi lặp lại tên sự vật hoặc dạy trẻ học nói tên các con vật trong sách; sẽ giúp trẻ có thêm vốn từ và phát triển khả năng đọc và nói của mình.

>> Xem thêm: 20 truyện cổ tích cho bé ngủ ngon để mẹ kể chuyện cho bé mỗi đêm

8. Mở rộng vốn từ cho bé

Khi được 1 tuổi, bé đã có thể nắm vững được một vài từ. Đây là thời điểm thúc đẩy bé nói ra những từ đầu tiên. Nếu bé nói sai điều gì, bạn hãy sửa lại cho bé.

Bạn có thể giúp bé xây dựng vốn từ bằng cách đưa ra nhiều sự lựa chọn cho bé và khuyến khích bé sử dụng nhiều từ hơn. Ví dụ: “Con thích quả táo và quả chuối không?”, “Trong các loại quả dưa, quả mận, quả lê, quả xoài, con thích quả nào?”…

>> Cùng chủ đề: Trẻ mấy tháng biết hóng chuyện? Mẹ đã biết chưa?

9. Làm mẫu cho bé

Một cách dạy trẻ học nói và tập nói theo hiệu quả chính là làm mẫu cho con. Khi nói chuyện với con, cha mẹ hãy nói đi nói lại những câu ngắn, với âm tiết đơn giản. Khi nghe nhiều lần, con sẽ bắt đầu hiểu và muốn nói theo.

>> Cùng chủ đề: Cách dạy trẻ học nói theo các cột mốc phát triển

Những lưu ý khi dạy trẻ học nói từ nhỏ

Khi dạy trẻ học nói, nếu bé chậm trả lời thì bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé
Khi dạy trẻ học nói, nếu bé chậm trả lời thì bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé

Trong quá trình dạy trẻ học nói, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau để bé tiếp thu tốt hơn.

1. Tận dụng ngôn ngữ hình thể khi dạy trẻ học nói

Vẫy tay, chỉ tay có thể giúp ích trong việc giao tiếp. Trước khi 1 tuổi, bé sẽ chỉ những điều mà bé thích hoặc quan tâm.

Bé có thể lắc đầu khi biểu hiện điều mình không muốn. Một số bà mẹ dạy con ngôn ngữ ký hiệu để khuyến khích trẻ giao tiếp trước khi bé biết nói.

2. Dành nhiều thời gian cho bé

Đến 2 tuổi, bé bắt đầu biết ghép các từ lại với nhau và hình thành những câu đơn giản. Hãy cho bé thời gian để nói chuyện.

Nếu cách dạy bé tập nói là ba mẹ hoặc đặt một câu hỏi cho bé; hãy kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời của bé. Dành nhiều thời gian để nói chuyện với con sẽ giúp bé ham thích và cố gắng nói tốt hơn.

3. Dùng từ đơn giản khi dạy trẻ học nói

Tránh sử dụng câu nói dài dòng, từ phức tạp, khó nhớ khi nói chuyện với trẻ. Cách này vừa giúp bé dễ nhớ hơn, cũng như dễ tập trung vào thông tin quan trọng.

4. Vừa học vừa chơi

Còn gì có thể khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm, sự thích thú của mình tốt hơn những trò chơi? Thông qua chơi đùa, bé cũng dễ dàng học hỏi thêm nhiều từ mới cũng như những ngữ cảnh hoàn toàn khác cuộc sống thường nhật.

5. Không “nhái” lại phát âm sai của con

Một lưu ý mà nhiều ba mẹ có thể không để ý, đó là đừng nhái lại phát âm sai của bé. Bé còn nhỏ nên khả năng phát âm còn hạn chế. Nhiều khi bé sẽ nói ngọng một vài từ, ví dụ “đi chè (tè)”, “ăn ơm (cơm)”, ô cô (ô tô)…

Trong những lúc đó, mẹ không cần phải chỉnh bé, nhưng cũng đừng phát âm theo bé. Nhiều ba mẹ thấy bé nói như vậy rất dễ thương, nên thường nói nhại theo con để gần gũi với trẻ. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bé tiếp tục nói sai và có thể khó sửa hơn sau này. Cha mẹ muốn dạy trẻ học nói sớm hay lưu ý nhé!

Tivi có thể khiến trẻ mất tập trung. Do đó, hãy tắt tivi nếu đang nói chuyện với con. Tắm cho bé cũng là cơ hội tuyệt vời để trò chuyện với trẻ. Mẹ có thế sử dụng những đồ chơi trong phòng tắm để giúp dạy trẻ học nói từ ngữ và màu sắc mới.

Cách dạy trẻ tập nói hiệu quả theo từng giai đoạn phát triển

Dạy trẻ học nói qua từng giai đoạn phát triển
Dạy trẻ học nói qua từng giai đoạn phát triển

1. Giai đoạn trước 18 tháng tuổi: Bé chuẩn bị học

Con cưng đã có thể hiểu được ngôn ngữ khi vẫn còn nằm “tận hưởng” trong bụng mẹ. Ở giai đoạn này, bé sẽ dần nhận biết được giọng nói của mẹ; đồng thời phân biệt nhiều kiểu giọng nói khác nhau. Sau khi chào đời, khóc sẽ là hình thức giao tiếp đầu tiên của bé con đối với thế giới bên ngoài.

Để dạy trẻ học nói; thời gian bên nhau sẽ là bí quyết tốt nhất giúp mẹ có thể dễ dàng giải đáp những nhu cầu của trẻ thông qua âm thanh mà bé phát ra. Chẳng hạn như khi đói bé sẽ hét toáng lên; tiếng khóc ngắt quãng; kèm theo những hành động quấy và khó chịu sẽ là lúc con cưng cần được thay tã… Khi tròn 3 tháng tuổi, bé có thể nhận biết âm thanh phát ra từ hướng nào; và sự khác nhau giữa những giọng nói của các thành viên trong gia đình.

Cha mẹ có thể nhận biết việc bé phát ra những nguyên âm khác nhau như a, o… trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi. Cách dạy trẻ tập nói lúc này là mẹ cần thường xuyên trò chuyện cùng con; hát ru hay kể chuyện cho bé nghe

Cách dạy trẻ học nói này sẽ giúp con yêu gia tăng vốn ngôn ngữ và từ vựng để trở thành nền tảng vững chắc cho giai đoạn tập nói sau này. Thời điểm mà bé có thể gọi “ba”, “mẹ” một cách rõ ràng là một cột mốc quan trọng trong giai đoạn tập nói; và thường là khi thiên thần nhỏ vừa tròn 1 tuổi. Lúc này, con cưng đã hiểu được những cuộc đối thoại đơn giản và có thể phản ứng lại khi được ai đó gọi tên mình.

2. Giai đoạn 18 tháng – 2 tuổi: Trẻ tập phát âm

Cách dạy trẻ tập nói theo từng giai đoạn phát triển
Thông qua hoạt động hàng ngày, ba mẹ có thể dạy con trẻ học và tập nói

Sau khi bé yêu tập nói được một số từ đơn cơ bản (khoảng 20 từ); mẹ có thể cho bé tập làm quen với một ít từ ghép đơn giản. Trường hợp với những bé chậm nói, mẹ có thể chủ động kéo dài quá trình luyện nói từ đơn cho bé.

Một số mẹ cũng tỏ ra khá lo lắng khi con yêu nói ngọng hay nói đớt trong giai đoạn này. Tuy nhiên, mẹ không cần quá bận tâm. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở một số bé; và mẹ hoàn toàn có thể giúp con cưng khắc phục nhược điểm này. Cách dạy trẻ tập nói thích hợp nhất là mẹ nên phát âm lại một cách chậm rãi, rõ ràng; và kiên trì giúp bé khắc phục những từ bị phát âm sai.

Thêm vào đó, cách dạy trẻ học nói các từ thông qua các hoạt động hàng ngày của gia đình là cách tốt và phù hợp với bé nhất khi ở độ tuổi này. Vì thế, mẹ có thể tận dụng những tình huống thường xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày để hướng dẫn bé tập nói. Những mẫu câu đơn giản như “ba đi làm”, “mẹ yêu con”, “bà đi ngủ”… sẽ giúp thiên thần nhỏ nhanh chóng tiếp thu được nhiều từ mới và tăng khả năng quan sát của bé.

3. Giai đoạn 2 – 3 tuổi: Trẻ gia tăng vốn từ một cách đột phá

Cách dạy trẻ học nói hiệu quả trong giai đoạn trẻ 2-3 tuổi là giúp con gia tăng vốn từ.

Trong giai đoạn này, những câu hỏi tại sao sẽ liên tục xuất hiện giữa bé và các thành viên trong gia đình. Đây là lúc con đang chuyển mình sang giai đoạn tò mò và muốn biết thêm nhiều thứ mới. Lúc này, con đã có khả năng ghép khoảng 2-3 từ lại với nhau mỗi khi trò chuyện với cha mẹ; và việc phát âm cũng dần được cải thiện từ đây.

Khi con gần tròn 3 tuổi, vốn từ vựng của con có thể lên đến khoảng 200 từ. Vì thế, con đã có thể bắt đầu hát, diễn đại, hay trình bày lại một tình tiết đơn giản nào đó mà con gặp phải. Khi đó trông bé rất là đáng yêu, vì con cố gắng lục tung vốn từ vựng của mình để nói cho cha mẹ hiểu.

Đồng thời đây là giai đoạn rất phù hợp để dạy trẻ học nói và trau dồi thêm kỹ năng diễn đạt cho con. Mẹ có thể làm điều này bằng cách kể chuyện cho con, sau đó dạy con kể lại câu chuyện đó cho mẹ nghe. Hoặc mẹ dùng những mệnh lệnh đơn giản để con nhanh chóng hiểu nghĩa của những cụm từ như: “đặt ly lên bàn”, “đứng lên”, “ngồi xuống”,…

Tóm lại, cách dạy trẻ học nói là điều cha mẹ nên làm từ khi con còn trong bụng cho đến sau khi con được sinh ra.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Tips on Learning to Talk
https://www.zerotothree.org/resources/301-tips-on-learning-to-talk
Ngày truy cập: 27.07.2022

2. Help your baby learn to talk
https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/play-and-learning/help-your-baby-learn-to-talk/
Ngày truy cập: 27.07.2022

3. Talking and play: babies
https://raisingchildren.net.au/babies/play-learning/play-baby-development/talking-play-babies
Ngày truy cập: 27.07.2022

4. When Children Are Not Read to at Home: The Million Word Gap
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30908424/
Ngày truy cập: 27.07.2022

5. Cooperative Extension Publications
https://extension.umaine.edu/publications/4100e/
Ngày truy cập: 27.07.2022

x