Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/09/2014

Làm gì khi con không hấp thu thức ăn?

Làm gì khi con không hấp thu thức ăn?
Cho con ăn thật nhiều, bổ sung đầy đủ các chất nhưng con vẫn không lên cân, thậm chí còn sụt cân là nỗi băn khoăn của rất nhiều phụ huynh khi có con trong độ tuổi ăn dặm. Hãy cùng Bác sĩ Đào Yến Thủy – Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý.

Tại sao bé sụt cân dù ăn nhiều?

Chị Mai Khanh (Q.3) cho biết: “Bé nhà mình được 6 tháng tuổi, thời gian này bé biếng ăn quá, sợ con sụt ký nên lúc nào mình cũng chỉ lo chuyện ăn uống của con, riết mà muốn trầm cảm luôn”.

Chị Khanh chia sẻ: “Vì bé không chịu ăn nên mình phải cho con ăn mọi lúc mọi nơi, không chịu uống sữa thì mình tăng cường cho bé ăn cháo xay với thịt, tôm, cua,… cho đủ dưỡng chất. Thế mà cuối tháng đi cân vẫn sụt 3 lạng”.

Còn chị Thanh Thảo (Q.10) thì băn khoăn: “Nhóc nhà mình 8 tháng tuổi, ăn khỏe lắm, một ngày 3 bữa cháo, mỗi bữa chén rưỡi gần 2 chén. Ngoài ra thêm 5 bữa sữa, mỗi bữa cũng gần 200ml, rồi còn ăn phô-mai, váng sữa bổ sung, ấy thế mà hai tháng nay chẳng lên cân. Chả hiểu làm sao?”

Nguyên nhân

Theo bác sĩ Đào Yến Thủy – Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM: “Đây là tình trạng trẻ không hấp thu thức ăn. Nguyên nhân là do sự tổn thương của ruột non, hoặc do trẻ còn nhỏ, chưa có đủ men tiêu hóa ở dạ dày, gan, mật, nhưng các bậc phụ huynh lại cho trẻ ăn quá nhiều, cả những chất khó tiêu. Vì thế, trẻ sẽ kém hấp thu thức ăn”.

Bác sĩ Thủy cho biết thêm: “Khi kém hấp thu thức ăn, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, có thể là đi phân sống, ăn nhiều nhưng vẫn gầy yếu. Hoặc dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi và có thể biếng ăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ”.

Bé sụt cân dù vẫn ăn ngon miệng?
Bé sụt cân dù vẫn ăn ngon miệng cho thấy khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé đang gặp trục trặc

Cách xử lý

Cũng theo bác sĩ Đào Yến Thủy: “Các bậc phụ huynh khi có con trong tình trạng kém hấp thu thức ăn thì nên thay đổi khẩu phần ăn của trẻ, cần cho trẻ:

  • Ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của trẻ, trẻ hoạt động nhiều mà ăn quá ít thì cũng không tăng cân. Vì vậy, cần cho trẻ ăn đủ số lượng theo nhu cầu của từng trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần nhớ rằng, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ khác nhau nên có thể sẽ đủ với trẻ này, nhưng lại thiếu so với trẻ kia. Nên gia giảm thức ăn để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp.
  • Ăn đủ chất: Nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ các chất đạm, béo… cần thiết thì trẻ cũng khó tăng cân. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì trẻ cũng khó hấp thu hết.
  • Ăn đa dạng: Nếu chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện.
  • Ăn quá dư thừa: Ví dụ: với trẻ 6 tháng đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày chỉ nên ăn thêm ½ chén bột, còn chủ yếu vẫn là sữa. Còn trẻ 8 tháng thì chỉ nên ăn ngày 2 lần cháo, mỗi bữa ½ chén. Trong cháo có 1 muỗng canh thịt xay, 1 muỗng canh rau và 1 muỗng canh dầu ăn. Không nên ăn quá nhiều vì lúc này, trẻ chưa có đủ men tiêu hóa, dẫn dến việc trẻ không hấp thu được thức ăn”.

Đứng trước nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh khi cho rằng có nên mua thuốc cho trẻ uống để kích thích ăn uống cho bé, bác sĩ Đào Yến Thủy khuyên rằng: “Nếu muốn bổ sung men tiêu hóa cho trẻ để trẻ dễ hấp thu thức ăn thì chỉ nên cho trẻ ăn bổ sung thêm yaourt. Còn việc sử dụng thuốc thì chỉ sử dụng khi thật cần thiết và có sự kê đơn của bác sĩ”.

Hạ My

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x