của bé
Khi thấy con chậm nói hơn so với các bạn bình thường bạn nên bình tĩnh tìm hiểu và tìm ra phương pháp dạy nói cho con hiệu quả
Cha mẹ có thể nhận thấy bé chậm nói hơn so với một vài bạn nhỏ cùng lứa tuổi, nhưng hãy bình tĩnh. Chỉ cần chú ý quan sát, bạn hoàn toàn có thể tự nhận biết và đánh giá đúng đắn về sự phát triển ngôn ngữ của con nhỏ thông qua những biểu hiện thường ngày của bé.

Nên bình tĩnh và kiên nhẫn khi thấy bé chậm nói hơn những bé khác
Những biểu hiện cho thấy sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ bình thường của bé qua các giai đoạn:
Từ 3 – 6 tháng: trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra.Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau. Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.
Từ 6 – 9 tháng: chúng bắt đầu nối các âm thanh với nhau, và nói thành từ như “ma ma” và “ba ba” (dù không thực sự hiểu nghĩa từ).
Từ 9 – 12 tháng: bé biết phát âm “ê”, “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. Tùy theo mỗi bé, nhưng khi được khoảng 11 tháng hay 1 tuổi có bé nói được khoảng 2 – 3 từ đơn khá rõ, có thể là: ba, bà.
Từ 12 đến 15 tháng: ở lứa tuổi này, bé đã phát được khá nhiều âm và ít nhất nói được một hoặc hai từ đúng (không bao gồm “mẹ” và “bà). Các danh từ thường được nói trước, như “bé” và “bóng”. Con bạn cũng đã có thể hiểu và tuân theo những chỉ dẫn (câu lệnh) đơn lẻ, chẳng hạn “đưa cho mẹ quả bóng”.
Từ 15 – 18 tháng: sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi được 18 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau. Ở giai đoạn này, khi nói các bé bắt đầu hình thành các trật tự câu. Bé biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho bé nhìn tranh như: hình ba mẹ, hình con cá hoặc hình con cún, con mèo…
Từ 18 tháng đến 2 năm: bé phải biết khoảng 20 từ vào lúc 18 tháng tuổi , 50 từ hoặc hơn vào thời điểm lên 2 tuổi. Khi được 2 tuổi, bé đã học được cách kết nối 2 từ, ví dụ “chào ba” hoặc “mẹ béo”. Trẻ 2 tuổi cũng có thể thực hiện được các chỉ dẫn hai bước, ví dụ “nhặt quả bóng lên và đưa lại cho ba”.
Từ 2 – 3 tuổi: Vào bé bước vào lứa tuổi này, bạn thường chứng kiến sự “bùng nổ” trong ngôn ngữ của bé. Vốn từ của con bạn sẽ tăng lên (tới mức không thể đếm được) và bé sẽ kết hợp ba hoặc nhiều từ hơn trong một câu.
Đến 3 tuổi bé biết tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Bé cũng biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản. Bé trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không. Sau giai đoạn này, bé sẽ nói được và sẽ tạo đà cho bé phát triển được rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.
Từ 3 – 4 tuổi: bé nói được các câu phức tạp, bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao… Khả năng hiểu cũng tăng lên, bé sẽ bắt đầu hiểu “đặt nó lên bàn” hoặc “đặt nó dưới gầm giường” nghĩa là gì. Con bạn cũng sẽ bắt đầu phân biệt được màu sắc và hiểu các khái niệm mô tả (như to lớn, nhỏ,…).
-
Trẻ chậm nói phải làm sao? Mẹ chưa rõ thì nên nắm ngay điều nàyNgôn ngữ của trẻ chỉ xuất hiện khi có sự tác động của người lớn. Dù bận rộn đến mấy bạn cũng nên dành thời gian chuyện trò cùng con.
-
Phải làm sao khi trẻ chậm nói?Dành nhiều thời gian và sự quan tâm đến con để khuyến khích bé phát triển khả năng ngôn ngữ trong những năm đầu đời
-
Trẻ chậm nói là căn bệnh của thời hiện đại?Khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện nhi để được thăm khám và xác định nguyên nhân
-
Bé chậm nói, những dấu hiệu bất thườngNguyên nhân làm bé chậm nói được xếp thành 2 nhóm chính là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý.
-
Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng trẻ chậm nóiTrẻ em học ngôn ngữ theo những mức độ nhận thức khác nhau, nhưng hầu hết đều theo những giai đoạn phát triển chung nhất định. Nếu bé không thể đạt được các cột mốc giao tiếp trung bình trong vài...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Trịnh Thị Thủy
Nếu k phát triển đúng như các giai đoạn này mẹ phải làm sao
Phạm Ngọc Ánh
Đúng rồi mẹ, nhiều bé nói chậm thôi chứ ko hẳn là không bình thường
kim tân
Mẹ cần quan sát và tinh ý nhận ra dấu hiệu bất thường ở con.