của bé
Trong những năm tháng đầu đời, đôi khi những chấn thương do sơ suất khi bé bị ngã đập đầu phía sau ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Bố mẹ cần tìm hiểu cách nhận biết tình trạng an toàn hay nguy hiểm để có hướng xử lý kịp thời sau lần ngã đó.
Nội dung bài viết
Bé bị ngã đập đầu phía sau dẫn đến các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như sưng nhẹ, bầm cho đến chảy máu ở đầu, tai, vết đập sưng to. Nếu trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thể trạng của con. Nếu trường hợp nặng, trẻ cần được đưa đi viện gấp để tránh biến chứng sọ não nguy hiểm.
Những biểu hiện khi bé bị ngã đập đầu phía sau
Trường hợp trẻ nhỏ bị ngã xuống sàn, đập đầu vào cửa, va phải cạnh bàn hay ngã từ trên cao… không phải là chuyện hiếm xảy ra. Thông thường, các trường hợp đều nhẹ và có thể hồi phục nhanh chóng.
Bố mẹ bình tĩnh quan sát tư thế trẻ sau lần ngã để xác định rõ vùng bị tổn thương trong vòng 2 ngày. Sau đó, bố mẹ bế bé lên giường nằm nghỉ ngơi, tránh quát mắng con.
Nếu bé vẫn tỉnh táo, vui chơi bình thường mà không hề có dấu hiệu nguy hiểm nào, mẹ có thể an tâm.

Tùy trường hợp, bé bị ngã đập đầu phía sau có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hay không
Thông thường, vùng đầu, trán là nơi có nguồn cấp máu nên chấn thương ngã đập đầu dẫn đến chảy máu dưới da. Đầu của trẻ xuất hiện các vết bầm tím hoặc sưng phồng.
Nếu vết thương dần tan hết, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con nhỏ. Hoặc, nếu vết thương chảy máu nhưng bé vẫn sinh hoạt vui vẻ, năng động và tỉnh tảo, phụ huynh không cần quá lo lắng.
Sau khi gặp chấn thương nhẹ ở đầu, bé thường khóc lóc, đòi đi ngủ. Mẹ hãy vỗ về và ru thiên thần nhỏ ngủ thật ngon để dưỡng sức.
Những biểu hiện nguy hiểm của trẻ cần đưa đến bệnh viện
Nếu xuất hiện các biến chứng xấu như biến dạng sọ, mất ý thức, mẹ phải đưa bé đi khám ở cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, các biểu hiện nguy hiểm khác khi bé bị ngã đập đầu phía sau bao gồm bé bị nôn nhiều, khóc nhiều, ăn kém hoặc khó khăn khi vận động ở bộ phận nào đó.
Khi bé bất tỉnh
Trẻ có thể bất tỉnh khi bị ngã đập đầu xuống nền cứng với lực đập đủ mạnh, dù chỉ vài giây. Nếu con khóc ngay sau khi ngã, bố mẹ nên yên tâm bởi bé vẫn còn tỉnh táo.
Đi lại loạng choạng
Sau khi té đập đầu sau gáy, các bé có thể bị chóng mặt, đi lại mất thăng bằng. Đây là những biểu hiện không mấy nguy hiểm. Mẹ có thể theo dõi bé lúc vui chơi để xem bé ngồi thẳng, đi lại vững vàng, vận động tay chân bình thường hay vẫn còn loạng choạng.

Trẻ đi lại loạng choạng, mất thăng bằng sau lần ngã đập đầu là dấu hiệu nguy hiểm
Trường hợp trẻ sơ sinh bị va vào đầu và bé chưa biết đi, mẹ có thể quan sát lúc bé bò hay dùng tay… để xem có gì bất thường không.
Rối loạn thị giác
Dù bé vẫn tỉnh táo nhưng nếu các dấu hiệu như lờ đờ, giao tiếp bằng mắt kém, thiếu tập trung…xuất hiện, mẹ cũng cần lưu ý. Đặc biệt, trong vòng 24 giờ, mẹ quan sát mắt bé xem có bị lác, đồng tử hai bên không đều, nhìn một thành hai để có hướng xử lý kịp thời.
Ngoài ra, bạn cũng nên thử phản ứng của trẻ khi chườm lạnh. Nếu trẻ phản ứng lại thì gia đình có thể yên tâm bé vẫn còn khỏe mạnh.
Nôn nhiều hơn 3 lần
Sau khi ngã đập đầu phía sau, dù có ảnh hưởng đến sọ não hay không, trẻ nhỏ thường nôn 1 đến 2 lần do ho, khóc hoặc va đập của hộp sọ. Để phòng tránh trình trạng này, mẹ nên cho bé uống nước lọc hoặc bú sữa mẹ, không dùng thức ăn dặm/ thức ăn đặc.
Khi trẻ nôn nhiều hơn 3 lần và có kèm các dấu hiệu sau là nguy hiểm:
- Trẻ bị sốt, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám
- Quấy khóc nhiều bất thường kèm dấu hiệu đau đầu liên tục

Quấy khóc kèm theo đau đầu liên tục báo động tình trạng sức khỏe của bé
Ngủ nhiều
Dù bé đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn có xu hướng ngủ tiếp sau lần ngã đập đầu phía sau.
Biến chứng chấn thương đầu
Biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ bị ngã đập đầu phía sau là chấn thương sọ não. Trong vòng 36-48 giờ, trẻ sẽ có biểu hiện lún sọ, chảy máu, tụ máu dưới màng cứng.
Bé sẽ đau đầu nặng hơn, ói nhiều hơn, lừ đừ, dần dần bất tỉnh, chảy dịch ở lỗ tai, mũi hay bầm tím quanh quầng mắt, thậm chí là liệt nửa người, không đi lại được.
Các dấu hiệu trên thể hiện tình trạng bé bị chấn thương đầu nặng dần, cần đưa trẻ đi bệnh viện gấp để được bác sĩ điều trị kịp thời.

Dùng xe tập đi cho bé: Cẩn thận nguy cơ tai nạn! Nghe có vẻ khó tin, nhưng những chiếc xe tập đi cho bé lại nằm trong top những vật dụng được đánh giá là gây nguy hiểm. Nếu bố mẹ đang sử dụng hoặc có ý định sắm chiếc xe này cho bé, đừng quên tham khảo những lưu ý an toàn dưới đây
Trẻ nhỏ luôn cần được chăm sóc và bảo vệ an toàn trước những tác động bên ngoài. Tuy nhiên, Việc trẻ nhỏ vận động, vui chơi thường dẫn đến những va đập chấn thương, đặc biệt là phần đầu là điều không thể tránh khỏi.
Với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng, bố mẹ có thể có cách xử trí để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ cũng nên trông nom, chăm sóc con cẩn thận để tránh bé bị ngã đập đầu phía sau.
-
Làm gì khi bé bị chấn thương răng?1/3 trẻ nhỏ gặp các tai nạn về răng miệng, nhất là trong độ tuổi tập đi. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng, răng sữa sau này sẽ thay nên không quan tâm nhiều đến vấn đề điều trị, điều đó vô tình để...
-
Bé bị ọc sữa: Nỗi lo thường ngày của mẹTrong giai đoạn sơ sinh, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu và bé có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, nếu lại được mẹ đặt nằm nghiêng sau đó, bé rất dễ bị ọc sữa. Làm gì để hạn chế tình trạng...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Làm cách nào để sinh con gái? 3 bí...Mẹ đã biết làm cách nào để sinh con gái chưa? Cách tính ngày rụng trứng để...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Linh Phạm
Phải ghi chú lại những biểu hiện này mới được, các bé nhiều khi ngã đau khóc mà bố mẹ lại không biết