của bé
Bé 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày, cụ thể là vượt quá 3 lần/ ngày mẹ cần nghĩ ngay tới bệnh tiêu chảy. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nếu được phát hiện và xử lý kịp thời.
Theo các bác sĩ khoa Nhi hầu hết trẻ đều bị tiêu chảy ít nhất 1 lần trong đời. Nhưng cũng có trẻ sẽ tái phát nhiều lần. Bé 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày mẹ cần bình tĩnh quan sát màu và tính chất phân để biết chính xác bé có đang bị tiêu chảy hay không.
Đối với trẻ sơ sinh, tùy vào độ tuổi mà bé có thể đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Cụ thể bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2-5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng việc đi ngoài 2 lần/ngày là bình thường. Bé đi vượt quá ngưỡng bình thường trên kèm theo một số biểu hiện như sốt, ăn ít mẹ nên đưa trẻ đi khám ở bệnh viện để được bác sĩ chuẩn đoán cụ thể.
Dấu hiệu nhận biết
Bé được xác định chính xác bị tiêu chảy khi và chỉ khi có cùng 2 yếu tố xuất hiện: Đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng. Tức là phân lỏng, phân có nước nhiều hơn cái và khác với ngày thường.

Khi đi ngoài bé cảm thấy khó chịu, khóc không có nước mắt … là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Trẻ tiêu chảy thường có các biểu hiện kèm theo như khóc nhiều mà không có nước mắt, môi lưỡi khô, mắt trũng, thóp lõm, véo da.
Sau sinh, nhóm trẻ có nguy cơ cao bị tiêu chảy bao gồm: Những trẻ trong độ tuổi 6 tháng – 2 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trẻ có chế độ ăn uống không hợp vệ sinh.
Phân loại tiêu chảy
Có ba loại tiêu chảy được phân loại. Đó là tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mạn tính và tiêu chảy kéo dài. Dựa trên 2 yếu tố chính là thời gian đi tiêu và tính chất phân để phân loại.
Nếu đợt tiêu chảy của trẻ kết thúc trước 14 ngày và có phân dạng nước gọi là tiêu chảy cấp tính, nếu vẫn còn tiêu chảy sau 14 ngày thì gọi là tiêu chảy kéo dài và khi tiêu chảy hơn 30 ngày mà phân có máu thì gọi là tiêu chảy mạn tính.
Phương pháp dân gian trị tiêu chảy hiệu quả
Hầu hết ở giai đoạn đầu khi phát hiện trẻ 1 tuổi bị tiêu chảy, các mẹ đều có thể áp dụng các biện pháp dân gian để điều trị. Với bé 1 tuổi đi ngoài nhiều lần sử dụng mẹo dễ dàng hơn với trẻ sơ sinh.
Bổ sung chất lỏng để bù nước
Cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội là cách nhanh nhất để bù nước và chất điện giải. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ các món ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp, canh. Tránh cho bé dùng nước ép trái cây vì trẻ dễ bị tiêu chảy nặng hơn.

Cho trẻ uống nước nhiều hơn trong thời gian bị tiêu chảy giúp bé mau phục hồi
Mẹo từ hồng xiêm xanh
Theo Đông y, hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng: Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng, bảo quản trong hũ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống mỗi ngày 2 lần. Với bé cần sắc lỏng. Mẹ nên nếm thử trước đó.
Gừng tươi, gia vị không thể bỏ qua
Trong gian bếp của nhà có trẻ nhỏ mẹ nên chuẩn bị gừng tươi mỗi ngày. Khi trẻ bị tiêu chảy hoặc cảm có thể sử dụng gừng để trị bệnh.
Với trẻ 1 tuổi đi ngoài nhiều lần, sử dụng 100g tươi, 5g lá chè khô. Đun nóng hỗn hợp với 800ml nước cho đến khi còn 2/3 sau đó thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Dùng cho trường hợp bé đi ngoài do lạnh bụng, ăn phải đồ lạnh.
Vỏ quả măng cụt
Đây là bài thuốc được nhiều mẹ truyền thai nhau. Khi mang thai, bà bầu ăn măng cụt giúp ngăn ngừa thiếu máu thì sau sinh, vỏ măng cụt có thể làm thuốc trị tiêu chảy rất hiệu quả.
Mẹ lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, cho bé uống mỗi ngày 3-4 chén.

Bà bầu ăn măng cụt: Mẹ đẹp, con khỏe Không chỉ có vị thanh ngọt dễ ăn, măng cụt còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mẹ và bé trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết được điều này. Cùng MarryBaby tìm hiểu những lợi ích khi bà bầu ăn măng cụt nhé!
Phòng bệnh cho con
Để giúp trẻ phòng tránh bệnh tiêu chảy, mẹ nên cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé, đặc biệt là chế độ ăn uống hợp vệ sinh:
- Áp dụng nguyên tắc ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không cho bé ăn thức ăn để lâu ngày.
- Đảm bảo cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tránh cho bé đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc trong những ngày hè nắng nóng.
Bé 1 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày việc mẹ cần làm ngay chính là quan sát tính chất phân của bé sau đó bình tĩnh xử lý bằng các mẹ dân gian trong giai đoạn đầu. Nếu bé vẫn không bớt, nên đưa ngay tới các bệnh việc chuyên khoa để được chữa trị.
-
Hiểu đúng về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ emTiêu chảy cấp ở trẻ em nếu ở thể dạng mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trong điều trị tiêu chảy cấp điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và đảm bảo duy trì chế độ ăn cho trẻ.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Bình Yên
ai từng có con khám nhi ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chưa ạ,
thanh vũ
nếu bé còn bé thì đi tiêu cũng không sao, lớn lên đó mới là vế đề đáng lo ngại
thanh tú
con nhà mình lúc bé ít bị đi ngoài vì con bú mẹ hoàn toàn nhưng đến thời kì con tập đi tập bò cũng hay bị lắm vì con hay cầm những thứ linh tinh cho vào miệng
thanh vũ
đúng rồi đó, trong thời kì bú mẹ mà bé đi ngoài nhiều thì cần để ý đến chế độ ăn uống của mẹ này
Mai Đặng
con mình tiêu chảy mình toàn cho uống thuốc chứ không có áp dụng mấy phương pháp dân gian kia à
thanh tú
cho uống thuốc nhiều không tốt đâu mẹ, cứ phương pháp dân gian mà dùng
thanh vũ
Bé còn bé thì vẫn áp dụng được các phương pháp kia nha
lan anh
con nhà mình ít bị đi ngoài lắm
Mai Đặng
uh, đi ngoài là điều không ai mong muốn đâu bạn ạ