Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/10/2020

Làm gì khi bé con muốn "sổ lồng'?

Làm gì khi bé con muốn "sổ lồng'?
Trong khoảng thời gian tập đứng, bé cưng cũng sẽ học cách leo trèo. Đây là một kỹ năng vận động thô cần thiết cho sự phát triển của bé sau này. Nhưng nếu bé liên tục có ý định trèo ra khỏi nôi của mình, mẹ nên cẩn thận. Cuộc "vượt ngục" này có thể khiến bé bị thương do té ngã hoặc gặp nguy hiểm nếu lỡ đi lang thang khắp nhà vào buổi tối
Giữ an toàn cho bé
Những bé hiếu động luôn tìm mọi cơ hội “vượt rào”

Làm thế nào để giữ an toàn cho bé?

– Sử dụng màn chắn: Nếu cảm thấy con chưa đủ lớn để ngủ giường riêng, mẹ nên sử dụng màn chắn trong nôi của con. Kéo màn chắn xuống vị trí thấp nhất để hạn chế việc bé leo ra ngoài. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được khi bé còn nhỏ và mới lẫm chẫm biết đi.

– Giữ nôi trống: Trẻ có thể dùng đồ chơi hoặc đệm lót làm bàn đạp để trèo ra ngoài. Vì vậy, mẹ nên hạn chế để những thứ không cần thiết trong nôi của con.

– Đừng phản ứng thái quá: Việc mẹ quá chú ý đến bé, cằn nhằn con hay ngăn chặn bằng cách để bé ngủ chung giường chỉ khiến con càng muốn trèo ra ngoài. Thay vào đó, mẹ nên bình tĩnh và nghiêm khắc nhắc nhở bé không được lặp lại việc này và đặt bé lại trong nôi.

– Trông chừng bé: Đứng quan sát ở góc mà bé không thể nhìn thấy bạn. Khi bé cố trèo ra ngoài, ngay lập tức mẹ nên yêu cầu bé không được làm vậy. Sau vài lần, bé sẽ học cách ở yên trong nôi.

– Giữ cho bé an toàn: Nếu không thể khiến con ngừng việc leo ra ngoài, mẹ nên thử đặt vài chiếc gối hoặc đệm ở sàn ngay dưới vị trí nôi cũng như quanh khu vực có thể nguy hiểm cho bé. Hạ thấp nôi bé xuống và đặt ghế ở bên cạnh cũng là một cách để bạn không quá lo khi bé ngã.

Làm quen với chiếc giường

Khi bé lớn lên, chiếc nôi sẽ trở nên vướng víu và chật chội. Lúc này, bé thực sự cần được “tháo cũi”.

Kiểm tra những dấu hiệu sau đây để biết bé cưng có thể chuyển sang giường chưa, mẹ nhé!

– Khi bé có thể dễ dàng leo ra khỏi nôi, cũi cũng là lúc mẹ nên chọn cho con một nơi ngủ khác thích hợp hơn.

– Khi mẹ đang tập cho bé ngồi bô. Vì lúc này, bé cần tự mình đi vào phòng vệ sinh.

– Mẹ khó có thể ẵm bé vào hoặc ra khỏi nôi. Lúc này, mẹ có thể

– 3 tuổi là thời điểm thích hợp để bé “tạm biệt” nôi và có thể ngủ trên giường riêng của mình. Nếu lo lắng về an toàn của con, mẹ có thể đặt một chiếc nệm nhỏ trên sàn hoặc mua một chiếc giường có thanh chắn. Chú ý, mẹ nên nói chuyện với con trước về sự thay đổi này.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x