của bé
Bé yêu nhà bạn đang bắt đầu làm quen với thức ăn đặc? Vậy thì không thể không cẩn thận với các loại thực phẩm dễ khiến bé bị dị ứng dưới đây, mẹ nhé.
4. Hải sản
Cá (như cá ngừ, cá nhụ) và các loài có vỏ (như tôm, tôm hùm, nghêu) tuy đều là “hải sản” nhưng chúng khác nhau về mặt sinh học. Vì vậy, bé có thể bị dị ứng với các loại hải sản có vỏ nhưng lại ăn được các loại cá, trừ khi bé cũng bị dị ứng cá.
Dị ứng với hải sản có vỏ bao gồm 2 dạng: 1. Giáp xác (như tôm, cua, tôm hùm), 2. Động vật thân mềm (nghêu, sò, hàu, sò điệp).
Mặc dù hầu hết các phản ứng dị ứng với hải sản xảy ra khi ăn, đôi khi tình trạng dị ứng có thể xảy ra chỉ bằng việc chạm tay vào hoặc ngửi mùi của loại thực phẩm này.
Dị ứng với hải sản có vỏ xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngay cả khi bé từng ăn được hải sản trước đây, bé cũng có thể bị dị ứng. Một số trẻ chỉ bị dị ứng trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng số khác lại bị suốt cả đời.
Dạng dị ứng này có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng nên bất cứ ai mắc phải chứng dị ứng này nên tránh xa hoàn toàn các loài hải sản có vỏ.
Nếu bé được chẩn đoán bị dị ứng với hải sản có vỏ, bác sĩ có thể kê toa epinephrine, loại tự tiêm trên tay trong trường hợp phản ứng nặng. Bố mẹ cũng cần thông báo cụ thể vấn đề dị ứng của bé cho người thân hay cô giáo dạy bé để cùng nhau phòng tránh.

Không chỉ trẻ nhỏ mà nhiều người lớn cũng bị dị ứng với hải sản
5. Đậu nành
Đậu nành (thuộc họ đậu, cùng họ với đậu lăng, đậu hà lan, đậu phộng) là thành phần thực phẩm phổ biến nhưng cũng là nguyên nhân gây dị ứng với nhiều người.
Dị ứng đậu nành có ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn là thanh thiếu niên và người lớn. Như đã nói phía trên, cơ thể của bé bị dị ứng với đậu nành sẽ sản xuất histamin, gây nên nhiều triệu chứng từ nhẹ đến ngứa và sốc phản vệ (hiếm xảy ra).
Nếu bé được chẩn đoán dị ứng đậu nành (hoặc bất kỳ loại dị ứng thực phẩm nào) sẽ đe dọa tính mạng, bác sĩ sẽ khuyến cáo bố mẹ nên mang theo epinephrine dạng tự tiêm cho trẻ trong trường hợp khẩn cấp.
6. Lúa mì
Cần phân biệt rõ giữa dị ứng lúa mì và bệnh celiac. Dị ứng lúa mì là do phản ứng với protein trong lúa mì, bệnh celiac là một căn bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất gluten trong lúa mì và không gây nên dị ứng.
Những người bị dị ứng với lúa mì thường có thể ăn các loại ngũ cốc khác nhưng sẽ không thể ăn bất kỳ thực phẩm nào có chứa gluten nếu bị bệnh celiac. Gluten được tìm thấy không chỉ ở lúa mì, mà còn trong các loại ngũ cốc khác như lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch.
Tương tự như các trường hợp dị ứng thức ăn khác, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bé bị dị ứng với lúa mì.
MarryBaby

Rạn da khi mang thai - Vết dấu của tình yêu thương vĩ đại 80% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Mỗi ngày cùng với sự lớn lên của con, những vết rạn xuất hiện như chứng tích của tình yêu thương và hạnh phúc làm mẹ.
-
Thử phương pháp ăn dặm kiểu BLW – do bé tự chỉ huyBạn nên lựa chọn kỹ càng đồ ăn an toàn khi đưa cho bé bốc và phải giám sát kỹ càng trong khi bé ăn. Tránh cho bé ăn các loại quả, hạt nhỏ và cứng như: nho, nho khô, nhãn, mãng cầu (na),…
-
Bé ăn dặm: Thời điểm bắt đầu (Phần 1)Trẻ thường đã sẵn sàng ăn dặm trong khoảng 4 đến 6 tháng tuổi. Bạn có thể để ý một số dấu hiệu báo hiệu như có thể ngồi vững, biết nhai, hay đói bụng…
-
Bé ăn dặm: Làm quen thức ăn dặm (Phần 2)Bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc hoặc bất cứ loại thức ăn nào bạn thích, vì không có quy định nào cho việc này cả.
-
5 loại thực phẩm cần tránh khi cho bé ăn dặmCác chuyên gia thường khuyên bạn nên cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, vậy còn sau đó thì sao? Bạn nên biết rằng thói quen ăn uống những năm đầu đời sẽ quyết định khẩu vị của bé khi...
-
6 loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé (Phần 1)Bé yêu nhà bạn đang bắt đầu làm quen với thức ăn đặc? Vậy thì không thể không cẩn thận với các loại thực phẩm dễ khiến bé bị dị ứng dưới đây, mẹ nhé.
Trầm cảm sau sinh là căn bệnh thường hay gắn liền với phụ nữ, đặc biệt nhất đối với người lần đầu làm mẹ. Theo đó, người mẹ sẽ trải qua hàng loạt những cảm xúc như hạnh phúc, vui mừng, lo lắng, buồn rầu, khóc lóc kéo dài…
Trầm cảm sau sinh từ sự vô tâm của chồng
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Giới underground Hà Nội hội ngộ khoe...Trên trang cá nhân, Emily chia sẻ những hình ảnh vợ chồng cô họp mặt với rất...
-
Giỗ tổ Hùng Vương và lễ 30-4, 1-5 người...Theo thông báo của Bộ LĐ-TB-XH về việc nghỉ lễ, tết năm 2019, người lao động...
-
Công chúng Anh chỉ trích thời trang bầu...Thời trang bầu của Meghan Markle rất tôn dáng, sang trọng và tinh tế. Tuy...
-
Đây là lý do, Lâm Khánh Chi quyết định...Hình ảnh cận mặt đáng yêu của quý tử đầu lòng nhà "mỹ nhân chuyển giới" Lâm...
-
Con gái mỹ nhân đẹp nhất Philippines...Marian Rivera và tài tử Dingdong Dantes đã tổ chức tiệc đón chào đứa con thứ...
Đỗ Dự
Bé nhà mình hồi mới an cũng bị dị ứng hải sản
Vuumyka
Cam on da chia xe
Nguyễn Thị Hạnh
Cảm ơn đã chia sẻ