của bé
Mẹ sau sinh như "con cua lột", mệt mỏi và yếu ớt. Tuy vậy, nếu cần làm một số việc để sau này bé ít ốm vặt mà lại tăng cân vù vù hẳn mẹ nào cũng sẵn lòng.
Nội dung bài viết
Cơ thể người phụ nữ cần được chăm sóc chu đáo sau mỗi lần vượt cạn. Trẻ sơ sinh cũng cần được mẹ ôm ấm và được bú giọt sữa “vàng” đầu tiên ngay sau khi sinh. Và mẹ luôn sẵn sàng để được ôm bé. Đây chính là hai việc cần làm đầu tiên để bé ít ốm vặt về sau.

Chỉ một cái ôm nhẹ nhàng của mẹ nhưng mang lại những lợi ích tuyệt vời cho bé
1. Da kề da
Da tiếp da sau sinh hay còn được gọi là phương pháp chăm sóc Kangaroo đã được ghi nhận là giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non từ 70% xuống còn 30%. Không chỉ với trẻ sinh non mà với em bé đủ 40 tuần thai cũng nhận được lợi ích tuyệt vời:
- Ít đối mặt với nguy cơ bị hạ thân nhiệt hơn
- Thở tốt hơn và ít gặp những cơn ngừng thở
- Em bé bớt khóc
- Ngủ ngon hơn
- Có lợi cho tiêu hóa
- Tăng khả năng bú mẹ
- Giúp mẹ nhanh phục hồi sau sinh
Chỉ một cái ôm nhẹ nàng của mẹ sẽ tăng cường được mối tương tác mẹ con, tăng khả năng chăm sóc con cũng như giảm lo lắng và sợ hãi cho trẻ sơ sinh.
2. Cho bé bú sữa non
Sữa non không phải lúc nào cũng có. Và “giọt vàng” đáng quý này có màu vàng nhạt, đặc sánh và lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành. Sữa sẽ hết sau 3 ngày đầu tiên.
- Sữa non chứa ít chất béo nhưng lại có nhiều carbohydrate, protein và các kháng thể để giữ cho cơ thể của bé được khỏe mạnh sau khi sinh.
- Tác dụng nhuận tràng, khuyến khích bé đi ngoài nhiều để thải bớt những phân su được hình thành khi còn trong bụng mẹ.
- Sữa non giúp cơ thể bài tiết Bilirubin dư thừa, ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
- Cung cáp nhiều kháng thể làm tăng khả năng miễn dịch thụ động cho bé.
Động tác mút sữa ban đầu của trẻ khi bú sớm không chỉ giúp tận hưởng nguồn sữa non quý giá mà còn là bước chuẩn bị quan trọng cho sự tiết sữa của mẹ sau này.
3. Lấy máu gót chân
Ở hầu hết các bệnh viện phụ sản hiện nay đều có nhân viên điều dưỡng nhắc mẹ cho bé đi tiêm phòng sau khi sinh, nếu sức khỏe không cho phép mẹ nhờ người thân để cho bé tiêm ngừa lao, viêm gan siêu vi B sau 24h sinh.

Đừng tiếc tiền lấy máu gót chân cho bé để tầm soát những bệnh nguy hiểm
Sang ngày thứ 3 trở đi bé được lấy máu gót chân, để tầm soát 2 bệnh lý dễ mắc phải, đó là suy giáp trạng bẩm sinh và thiếu men G6PD. Đây là việc không phải mẹ nào cũng biết nên nhớ đăng ký trước với bệnh viện mẹ nhé!
4 Kiểm tra phân và nước tiểu
Đây là 2 việc cần thiết để cha mẹ biết được sức khoẻ của trẻ. Thông thường, trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ bài tiết phân su. Phân su thường có màu lục đen, đặc dính, không có mùi thối.
Điều dưỡng sẽ tới kiểm tra sức khỏe của bé thường xuyên vì vậy nếu sau 48 giờ mà trẻ không đi tiểu thì nên báo lại để bác sĩ kiểm tra xem hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ có phải trong nước tiểu của trẻ có nhiều urat kết tinh gây tắc nghẽn ống tiểu thận.
5. Chủ động nghỉ ngơi
Vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông là cột mộc quan trọng sau hôn nhân của mẹ. Đây là thời điểm các bà mẹ bỉm sữa cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn để cơ thể hồi phục nhanh và sớm thích nghi được với việc chăm sóc con nhỏ.
Trong thời gian này, mẹ nên tranh thủ sự trợ giúp từ chồng và người thân trong gia đình để có thêm thời gian nghỉ ngơi, ngủ ngắn trong ngày….
3 việc cần tránh để tinh thần mẹ luôn ổn định
Trầm cảm, căng thẳng: Trầm cảm là vấn đề tâm lý rất dễ gặp sau sinh. Lúc này nội tiết tố trong cơ thể giảm đột ngột làm cho bạn rơi vào tâm lý dễ bị kích động, lo âu, buồn chán… Tình trạng trầm cảm nặng thậm chí làm cho bà mẹ chán ghét con và nghĩ đến việc tự tử. Đừng để mình rơi vào trạng thái như vậy mẹ nhé.
Lo âu quá mức tới chuyện chăm con: Đây là tâm trạng thường gặp với những người lần đầu làm mẹ. Nuôi con là một chuỗi thử thách không bao giờ kết thúc và không biết trước điều gì sắp xảy ra. Thay vì đặt ra những lo lắng như: Không biết mình có phải là người mẹ tốt không? Chăm con như thế nào mới đúng? Liệu có đủ sữa cho con không?.. mẹ nên hoan hỉ với những gì đang có.
Không làm việc nặng: Những công việc nặng nhọc là không cần thiết với mẹ sau sinh. Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, việc còn lại để ông xã lo. Nếu không có người thân có thể nhờ dịch vụ chăm sóc sau sinh để được nghỉ nghơi hoàn toàn mẹ nhé.

8 lời khuyên về kiêng cữ sau khi sinh Giai đoạn kiêng cữ sau khi sinh nên kéo dài trong khoảng 30-44 ngày. Tuy nhiên nếu bạn sinh mổ, thời gian ở cữ nên lâu hơn. Cùng MarryBaby điểm qua 7 lời khuyên thường gặp nhất về chuyện kiên cữ sau khi sinh nhé.
Đừng quên 5 việc cần làm ngay sau khi vượt cạn để bé ít ốm vặt mà lại tăng cân vù vù sau này mẹ nhé!
-
4 bệnh viện cho phép chồng "vượt cạn" cùng vợVươt cạn cùng vợ là một cách thể hiện sự quạn tâm, chia sẻ lo lắng và cùng chứng kiến khoảnh khắc hạnh phúc khi bé yêu chào đời của ông bố hiện đại.
-
3 phương pháp hữu ích giúp vượt cạn dễ dàngĐể hỗ trợ cho các mẹ sinh thường, các chuyên gia đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau nhằm giảm đau đớn và tăng sức lực trong quá trình vượt cạn. Trong đó, tiêu biểu nhất là các phương pháp...
-
Có nên ngừng ăn dặm vì bé bị ốm?Việc cho bé làm quen với thực phẩm dạng đặc thường không dễ dàng như nhiều mẹ vẫn hình dung. Đặc biệt, với những trường hợp khi bé bị sốt hay bị bệnh nói chung thì mẹ rất dễ đưa ra quyết định tạm...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
nguyễn thị thoan
hồi sinh ớt mình cũng được bác sĩ cho làm phương pháp da kề da, sau đó mình cũng cho con bú sữa non và lấy máu gót chân
mai hoa
lúc mình sinh xong cũng được bác sĩ cho ôm con 1 lúc