Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Quỳnh Nhi
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/01/2016

40 bí kíp chăm con các ông bố tương lai cần biết

40 bí kíp chăm con các ông bố tương lai cần biết
Khi bắt đầu trở thành một người cha, nhiều đấng mày râu còn ngơ ngác, bởi họ dường như chẳng biết tí gì về những thứ sắp sửa phải trải qua hay sẽ đối diện cả. Tuy nhiên, 40 bí kíp chăm con được “truyền” lại từ những ông bố có kinh nghiệm, chắc hẳn cũng phần nào giúp bạn lấy lại bình tĩnh và sẵn sàng “đối đầu” với mọi tình huống xảy ra đấy!

Nào, bạn còn đợi gì mà chưa bắt đầu đọc thật kỹ những bí kíp chăm con vô cùng hữu hiệu dưới đây:

1/ Đừng có mua máy hâm sữa. Chúng hoàn toàn vô tích sự. Hãy thả bình sữa vào một tô nước nóng trong vài phút là được rồi.

2/ Bạn có thể không cần mua tấm lót thay tã di động. Sau khi được luyện tập nhiều thì bạn sẽ thay tã cho bé cực nhanh trong chưa đến 10 giây.

3/ Cho hai bé sinh đôi uống sữa cùng một lúc. Nếu một bé đang ngủ và bé kia thì đang thức đòi ăn, hãy đánh thức bé đang ngủ dậy cho dù bạn có phải mở tung cửa sổ cho nắng trưa chiếu vào nhà. Làm nhiều việc cùng một lúc sẽ giúp ích cho bạn đấy.

Ông bố tương lai chăm con
Không chỉ những người mẹ trẻ hồi hộp, mà những người bố trẻ cũng có nhiều lo lắng không kém khi chăm con

4/ Dù như thế nào cũng phải tuân theo thời gian biểu chăm con hàng ngày. Vì điều này có thể cứu vớt cuộc đời bạn và có khi là cả cuộc hôn nhân của bạn ấy chứ!

5/ Nếu bạn phải đi công tác, chỉ đặt vé cho những chuyến bay thẳng cho dù nó đắt đỏ như thế nào.

6/ Vợ chồng bạn có thể thay nhau cho bé ăn. Ít nhất việc làm này có thể cho phép bạn ngủ liên tục được 4 tiếng trong đêm, tất nhiên là nếu bạn may mắn.

7/ Luôn luôn đặt lịch khám với bác sỹ vào sáng sớm để tránh tình trạng chen chúc trong phòng chờ đầy vi trùng ở bệnh viện cùng với con nhỏ.

8/ Máy làm ấm khăn cho bé là một thứ vớ vẩn để bạn phí tiền vào. Tất cả những gì cái máy này có thể làm là sấy khô cái khăn, kết quả cuối cùng mà bạn có là một cái khăn khô dễ rách. Hơn nữa, một cái khăn mát sẽ khiến bé tỉnh táo hơn, như vậy bạn sẽ dễ dàng hơn khi cho bé ăn.

9/ Hãy chấp nhận sự thật là bây giờ thì bạn sẽ phải tiếp xúc với đủ thứ nước dãi hay chất thải đủ kiểu của bé rồi. Và bạn không còn bận tâm đến chúng nữa.

10/ Bạn sẽ không còn thấy mấy bãi nôn của bé ghê nữa.

11/ Đừng bao giờ để bé nôn trớ mà không để sẵn một cái khăn trên vai, đặc biệt là khi bạn đang mặc đồ đi làm.

12/ Vào lúc này thì giấc ngủ là thứ xa xỉ mà bạn chẳng đủ tiền để mua.

13/ Học cách ngủ khi mà bé đang ngủ, bất kể lúc này là mấy giờ. Nghiêm túc đấy, cho dù bạn chỉ có thể chợp mắt trong 20 phút ở trên đi văng thì vẫn cứ tranh thủ đi nhé.

14/ Đừng cho bé ngủ trên giường cho đến khi bé xin được ngủ ở đó, hoặc là chiếc nôi bây giờ đã không còn an toàn cho bé nữa.

15/ Đừng giữ trẻ sơ sinh trong phòng bạn quá lâu. Chuyển bé vào phòng ngủ riêng trước khi bé trở nên thoải mái và quen ở phòng bạn.

16/ Đừng để bé ngủ cả đêm trên giường của vợ chồng bạn. Có rất nhiều lý do để không làm điều này, cho dù bạn có nghĩ rằng nó sẽ giúp bạn ngủ được nhiều hơn. Không có đâu! Chưa kể nó cũng chẳng giúp ích nhiều đối với cuộc hôn nhân của bạn.

17/ Lắp các thiết bị bảo đảm an toàn cho trẻ trước khi đưa bé về nhà. Sau đó bạn có thể mời bạn bè, các gia đình có con nhỏ đến chơi và xem thử đám nhóc có thể phá khóa mấy cái tủ hay mở được cái cửa nhỏ dưới chân cầu thang hay không. Hy vọng là không!

18/ Đừng bao giờ quên mua bảo hiểm sức khoẻ cho bé. Thực ra thì bạn nên mua ngay bảo hiểm cho bé vào ngày bé ra đời cơ. Hãy gọi cho công ty bảo hiểm của bạn và thêm em bé vào. Hãy nghĩ tới nó như là nhiệm vụ đầu tiên của bạn với cương vị một ông bố. Nó có thể giúp bạn rất nhiều nếu như có chuyện gì đó xảy ra. Đừng có quên bí kíp chăm con này nhé!

19/ Nếu bạn có khả năng chi trả, nên giữ cuống rốn của bé ở ngân hàng cuống rốn trẻ sơ sinh.

20/ Bạn sẽ chẳng có thời gian đâu mà đi tập gym, vậy nên cứ chuyển thẻ thành viên sang chế độ chờ trong vài tháng tới nhé.

21/ Bắt đầu hỏi bạn bè, người thân hay hàng xóm của bạn xem có biết ai giữ trẻ không… Bởi đôi khi sẽ mất nhiều tháng, hay ít nhất là một năm để bạn có thể tìm được ai đó mà bạn thật sự tin tưởng để giao thiên thần nhỏ nhà bạn cho họ chăm sóc.

22/ Hãy thông cảm với tâm trạng thất thường của vợ mình. Cơ thể cô ấy đang trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn, vậy nên nếu cô ấy có hay hờn dỗi hoặc nhạy cảm quá mức, cứ nhường nhịn cô ấy đi.

23/ Nếu bạn có kỳ nghỉ phép để chăm bé mới sinh thì hãy tận dụng nó ngay, dùng nó để gắn kết tình cảm với vợ con mình. Dùng khoảng thời gian này để cùng thống nhất với nhau một lịch hoạt động hiệu quả cho gia đình mới của bạn. Đôi khi những cuộc nói chuyện khuya, khi cả hai vợ chồng đều thiếu ngủ trầm trọng lại là một trong những kỷ niệm vô giá nhất đấy.

Thay tã cho con
Quấn tã cho con cũng là việc bố cần phải học và thực hành cho nhuần nhuyễn đấy!

24/ Học cách quấn tã cho bé.

25/ Học cách nói chuyện bằng giọng em bé và làm mặt xấu. Bạn sẽ chẳng thèm quan tâm thiên hạ để ý đến mình nếu như nó có thể làm cho con mình cười.

26/ Luôn luôn giữ một núm vú giả dự phòng ở trong túi.

27/ Cho bé tiếp xúc với nước (trong bồn tắm, chậu rửa hay bể bơi). Nhưng đừng có tới bãi biển nơi có bao nhiêu là cát, rồi nắng chói chang, sóng biển,… Bạn nên đợi cho bé lớn hơn một chút rồi hãy đưa bé đi.

28/ Mua xích đu trẻ em cho bé.

29/ Mua xe tập đi cho bé.

30/ Mấy cái chuông xinh xinh vẫn thường treo trên nôi của bé thực sự có ích.

31/ Để cún cưng trở thành một phần trong gia đình mới của bạn. Mang về nhà vài chiếc chăn bé đã từng đắp trước khi bạn đón bé về từ bệnh viện. Để cún cưng ngửi và làm quen với mùi của bé. Khi bé đã về nhà, giới thiệu cả hai với nhau theo một cách an toàn nhất. Nhớ là thú cưng của bạn cũng cần thời gian để thích nghi với việc toàn bộ sự chú ý của chủ bây giờ chỉ tập trung vào cục cưng nhỏ xíu với cái mùi mới tinh ở trong góc nhà kia thôi.

32/ Chừa chỗ trong tủ lạnh để chứa toàn bộ sữa mẹ vừa được bơm ra. Nhớ là phải thật nhiều chỗ trống nhé.

33/ Đề nhãn rõ ràng cho những bình nào chứa sữa mẹ. Bạn sẽ mắc cái sai lầm này một lần thôi.

34/ Khi bạn mở máy tính để đăng mấy tấm ảnh của thiên thần nhà mình trên facebook, tiện thể bạn cũng nên mở một quỹ tiết kiệm giáo dục cho bé luôn trước khi nó trở thành một trong những việc bạn dự định làm nhưng mãi mà chẳng thực hiện được.

35/ Giữ bé làm quen với môi trường ở nhà trong một khoảng thời gian, đặc biệt là trong mùa đông. Bạn chẳng muốn bé tiếp xúc với cả đống vi trùng ngoài kia đâu. Giữ bé ở trong nhà chỉ là tạm thời, bạn chỉ muốn cho bé có thêm thời gian để cứng cáp hơn trước khi cho bé nếm trải cái lạnh thực sự.

36/ Luôn quan tâm đến vợ bạn nhé. Nhắc cô ấy rằng cô ấy vẫn rất xinh đẹp và bạn yêu cô ấy rất nhiều. Vợ bạn có thể không cảm nhận thấy điều này ngay lúc đó nhưng những điều bạn nói ra sẽ giúp cô ấy cảm thấy vui hơn cho dù cô ấy cứ luôn miệng phủ nhận nó.

37/ Đừng chỉ chụp ảnh mà hãy quay cả phim. Và viết nữa. Đó là cách lưu giữ kỷ niệm giữa 2 bố con rất tuyệt vời đấy!

38/ Vợ chồng bạn cảm thấy mệt mỏi, quá tải, kiệt sức và chẳng còn nhận thức được mình đang làm cái quái gì nữa. Hãy kiên nhẫn với nhau bạn nhé. Cùng nhau học hỏi thôi, chẳng ai có mọi câu trả lời cả và mỗi đứa trẻ lại rất khác biệt.

39/ “Đau chân tuổi đang lớn” là có thật, vậy nên khi bé tỉnh dậy và nói rằng chân bé rất đau vào lần thứ 6 trong đêm, đừng phớt lờ cơn đau của bé.

40/ Trên hết, luôn nhớ rằng, đây chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời bạn. Cố gắng lên. Nuôi con là một trải nghiệm vừa đáng sợ nhưng cũng rất tuyệt vời trong cuộc đời bạn đấy

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x