Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/01/2021

10 lưu ý bố cần biết khi cho con bú bình

10 lưu ý bố cần biết khi cho con bú bình
Cho con yêu bú bình cũng là một nghệ thuật mà các ông bố cần thực hành thường xuyên mới có thể thành thục. Chỉ cần nắm vững những bí quyết sau là bố có thể trở thành “nghệ sĩ” cho con bú khéo léo không kém mẹ chút nào!

Được mẹ nhờ cho con bú sữa công thức, hẳn ông bố trẻ nào cũng vừa hăm hở vừa lo lắng với nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong hành trình chăm con hàng ngày. Bố sẽ rất cần những tuyệt chiêu cho con bú bình đúng cách như bên dưới để cả hai bố con hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mẹ giao.

Bố cho con bú
Nắm vững những bí quyết cho con bú bình đúng cách sau, bố thậm chí có thể cho con bú giỏi ngang ngửa mẹ

1. Chỉ cho bé yêu bú sữa công thức đạm whey trong năm đầu tiên

Trên thị trường, dạng này thường được gọi là “sữa cho những tháng đầu đời” (first infant milk). Có hai loại sữa công thức chính chia theo thành phần protein: sữa đạm whey (whey-based milk) và sữa đạm casein (casein-based formula). Cả hai đều được làm từ sữa bò đã qua xử lý, nhưng sữa công thức đạm casein không được khuyến nghị dùng cho trẻ sơ sinh, bố đừng quên nhé!

2. Lưu ý khi chọn sữa cho con bú

Không bao giờ cho con uống trực tiếp sữa bò thông thường hay pha chung với sữa công thức khi bé chưa tròn một tuổi, vì trẻ rất khó tiêu hóa loại này. Nó lại không chứa đủ chất sắt và các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu của con.

Ngoài ra, bố còn nên tránh mua các loại sau: sữa cừu, sữa dê, sữa đặc, sữa đặc không đường, sữa bột hoặc “thức uống có sữa” làm từ gạo, yến mạch và hạnh nhân.

3. Cho con bú bình đúng cách: Làm theo chỉ dẫn

Bố luôn luôn nhớ đọc kỹ và làm theo các chỉ dẫn ghi trên hộp sữa nhé. Nếu lỡ tay pha quá nhiều bột sữa công thức, cơ thể trẻ sẽ dễ bị khử nước hoặc táo bón. Nhưng đong quá ít bột so với chỉ dẫn lại có thể khiến bé yêu của bố nhận thiếu dưỡng chất từ sữa đấy!

4. Đếm số thìa bột khi pha sữa

Bố nên đếm lớn tiếng số thìa đong bột những lúc pha sữa công thức với nước. Nếu không, các ông bố trẻ sẽ rất dễ quên mình đã đong đến thìa bột thứ mấy, đặc biệt là khi bố đang ở trong tình trạng ngái ngủ vì phải bật dậy pha sữa cho cục cưng vào thời điểm nửa đêm.

5. Cho bột pha sữa vào từng hộp nhựa nhỏ

Chia bột sữa công thức vào vài hộp nhựa nhỏ theo liều lượng thích hợp dành cho mỗi ngày. Động tác này sẽ giúp bố tiết kiệm thời gian và tránh rơi vào thế rối rắm khi pha sữa cho con, nhất là những lúc trẻ gào khóc vì đói và không thể kiên nhẫn chờ đợi thêm.

Bên cạnh đó, bố sẽ thấy rất tiện lợi khi đặt gọn những chiếc hộp này vào túi đựng đồ em bé mỗi dịp cần đưa con ra khỏi nhà.

6. Thay vợ cho con bú

Phụ mẹ cho bé bú bình nhiều nhất trong khả năng có thể. Điều này không chỉ gia tăng tình cảm và sự gắn bó giữa hai bố con mà còn giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là vào những buổi tối sau khi bố tan sở.

7. Cho con bú bình đúng cách: Không hâm sữa bằng lò vi sóng

Tránh dùng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa. Vì lò vi sóng thường làm nóng sữa không đều, tạo nên những phần quá nóng có thể gây phỏng miệng em bé.

8. Mặc đồ cũ khi cho con bú

Mặc áo thun cũ khi cho bé bú bình hoặc giúp con ợ hơi. Nguyên nhân rất đơn giản: đây là cách tránh làm những chiếc áo xịn của bố dính đầy phần sữa rơi vãi và vết nôn trớ.

9. Đeo yếm cho bé

Đeo yếm cho con trước mỗi lần bé bú bình. Nó sẽ là công cụ thấm sữa nhỏ giọt, chất nôn trớ và nước dãi của bé, bố sẽ không phải mất thời gian thay áo nhiều lần cho bé trong các cữ ăn.

10. Cho con bú bình đúng cách: Không ép con bú

Đừng bắt buộc con phải bú hết sạch bình sữa. Cơ thể mỗi trẻ có tần suất và cơ chế nạp lượng sữa khác nhau. Vì vậy, khi “cục vàng” báo động mình đang đói, bố chỉ cần cho con bú vừa đủ theo nhu cầu của bé. Nếu bố cứ cố ép con bú cạn bình, có thể sau đó bé sẽ nôn trớ hết những gì vừa nạp vào cơ thể.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x