Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/12/2023

Con lười học thì phải làm sao? 8 cách dạy trẻ lười học cách tập trung

Con lười học thì phải làm sao? 8 cách dạy trẻ lười học cách tập trung
"Nắng mưa là chuyện của trời. Lười học là chuyện của đời học sinh". Dám khẳng định hơn 90% trẻ em thích chơi hơn học, và sở thích học của con trẻ cũng thay đổi liên tục theo sự phát triển. Chuyên gia giáo dục Vũ Thu Hương đã có bài viết trên FB cá nhân, chia sẻ cách dạy con lười học. Bạn nên đọc để hiểu hơn về bé cưng nhà mình.

Con lười học thì cha mẹ phải làm sao là lăn tăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Theo chuyên gia, việc ép buộc hoặc năn nỉ con học đều không phải là cách dạy con lười học hiệu quả; thay vào đó nên cho trẻ ý thức việc học có lợi cho chính bản thân mình.

1. Vì sao con lười học?

Con lười học thì phải làm sao? Cha mẹ cần hiểu lý do dẫn đến hiện trạng này để biết cách dạy con lười học thích hợp nhất:

  • Trẻ đang gặp vấn đề với khuyết tật học tập: Đây là tình trạng khiến trẻ thấy lười học; không có hứng thú với việc học tập. Con sẽ cần được chuyên gia đánh giá nhu cầu và chăm sóc đặc biệt.
  • Rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD): Trẻ bị ADHD gặp khó khăn trong việc duy trì và giữ sự tập trung đối với bất kỳ việc gì. Nếu không được điều trị; con sẽ mất dần động lực và mất niềm tin vào khả năng học tập của mình.
  • Trẻ bị khó ngủ, thiếu ngủ hay mất ngủ: nếu con không cảm thấy ngủ đủ giấc vào buổi tối; trẻ sẽ mệt mỏi và không có đủ năng lượng để học hành.
  • Rối loạn tâm lý trầm cảm và lo âu, căng thẳng: Trầm cảm khiến trẻ mất hứng thú với hầu hết các hoạt động trong ngày; lo lắng khiến trẻ không có đủ động lực nội tại để phấn đấu cho việc học; làm trẻ lười học hơn.
  • Cha mẹ kiểm soát quá mức: Sự tự chủ là một kỹ năng trẻ cần phải học; trẻ cần cảm thấy có trách nhiệm với việc học của chính mình. Do đó, con trở nên lười học cũng có thể do quá áp lực với sự kiểm soát của cha mẹ.

Với những lý do liên quan đến tình trạng rối loạn; cha mẹ cần đưa con đi thăm khám với chuyên gia để biết cách can thiệp kịp thời. Sau đây là một số gợi ý để thúc đẩy động lực học tập cho con.

2. Hiểu cho trẻ trước khi biết con lười học thì phải làm sao

hiểu cho trẻ đối với áp lực học tập
Hiểu trẻ, trước khi tìm cách “con lười học thì phải làm sao”

Khi được hỏi “con lười học thì phải làm sao”; Tiến sĩ Vũ Thu Hương – Chuyên gia về giáo dục chia sẻ cha mẹ cần phải hiểu cho áp lực học tập và khẩu vị học hành của con trước; cụ thể là:

“Tôi dám chắc các ông bố bà mẹ đọc topic này sẽ vô cùng đồng cảm với tôi – một bà mẹ phát sốt ruột khi con cứ lượn lờ như đèn cù trong nhà chỉ để trốn độc duy nhất 1 việc: Học.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải suy nghĩ cho kĩ, người đang bị ép học khổ sở là lũ trẻ, chúng khổ thế nào chỉ chúng hiểu, nên đừng nghĩ bọn trẻ bị dở hơi hay là láo toét, hãy cùng phân tích thử xem.

Học, đây là chữ học với nghĩa siêu hẹp, đó là việc hoàn tất các công việc ở trên lớp được giao. Học này không phải là tìm kiếm kiến thức trong cuộc sống một cách tự do thoải mái. Học này dù bố mẹ có bắt buộc hay không vẫn mang tính gò ép cực cao vì đó là nhiệm vụ do giáo viên giao cho.

Chúng ta phân tích như vậy để hiểu, việc học ở đây không có nhiều thú vị cho lắm. Chưa kể khi lên cấp 2, quá nhiều môn học và việc ham thích mỗi môn học sẽ tùy thuộc vào khẩu vị của từng học sinh. Có bé thích toán, có bé ham lý hóa. Riêng con của tôi thích văn vô cùng. Mọi môn học với chị ta đều đáng yêu trừ…. toán. Vì thế, hãy theo sát con để tìm hiểu khẩu vị của chúng.

Tuy nhiên, khẩu vị có thay đổi đấy nhé. Lúc tiểu học con tôi rất thích toán và học toán rất tốt. Nhưng lên cấp 2, nó vào lớp chọn văn và thấy môn văn đột ngột hấp dẫn. Từ đó, suy ra (giống toán quá), môn toán thật dở người vì nó chẳng cung cấp thông tin gì cả. Suy ra tiếp, môn toán không thể hấp dẫn nổi 1 đứa thích văn.

Sau khi tìm hiểu khẩu vị của con, chúng ta bàn đến việc làm sao để con tự giác học. Việc này chắc chắn cần tiến hành từ lớp 1. Nhưng nếu bé đã lỡ qua lớp 1 thì xử ở lớp khác cũng được mà.”

Vì thế, “con lười học thì phải làm sao”; chúng ta cần phải giáo dục cô chú ấy bằng cách sau đây.

3. Con lười học thì cha mẹ phải làm sao?

con lười học thì phải làm sao
Con lười học thì phải làm sao? Sau đây là những cách hữu hiệu!

3.1 Con lười học thì phải làm sao? Không nhắc học

Ồ, nhiều cha mẹ sẽ thốt lên là tại sao lại không nhắc, không nhắc con không học. Đúng, không nhắc con sẽ không học. Nhưng việc học là việc của con; không phải của cha mẹ; nếu nhắc thì sau này con cứ chờ cha mẹ nhắc rồi mới học. Và do đó, con sẽ nghĩ việc học là việc của cha mẹ.

>> Cha mẹ xem thêm: Cách dạy bé học toán Finger Math đơn giản và dễ hiểu

3.2 Phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo

Con lười học thì phải làm sao? Để tố cáo những vụ quên làm bài tập. Đương nhiên, khi đứa trẻ không bị nhắc học; con sẽ quên luôn. Và người có đủ tư cách nhắc con học mà con vẫn hiểu việc học là của con; chính là cô giáo.

Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao; đứa trẻ hiểu việc học là của con chứ không phải của ai khác. Người đánh giá con là cô giáo đã nói nó không hoàn thành nghĩa là nó sai. Vì thế, hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình.

3.3 Không quá bênh vực con khi con bị cô la

Con lười học bị cô giáo mắng thì phải làm sao? Các cha mẹ đương nhiên sẽ xót con vô cùng vì con bị mắng. Nhưng con sẽ ngoan hơn với lời mắng của cô giáo. Kể cả trong trường hợp con có bị trù dập; việc đó cũng rất tốt cho con.

Bởi vì sau này ra đời, sẽ còn vô khối người trù dập con. Để con có sức đề kháng về việc này và biết cách xử trí; một năm học bị “trù dập” trong trường học thật có nhiều giá trị.

>> Cha mẹ xem thêm: 7 cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh mẹ nên áp dụng càng sớm càng tốt

3.4 Phạt khi con không hoàn thành nhiệm vụ và bị cô giáo mách

Nghĩa là khi con bị mách rồi, cha mẹ hãy phạt; đừng phạt ngay khi con có biểu hiện lười. Khi con thấy cả ba mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của con; chắc chắn con sẽ sửa chữa.

3.5 Con lười học thì phải làm sao? Phạt nhưng không thù vặt

Phạt nhưng không thù vặt
Con lười học thì phải phạt làm sao cho hợp lý?

Đừng nhai đi nhai lại những tội lỗi của con. Chả đứa trẻ nào chịu nổi cảnh bị nhai như thế đâu.

Khi con kiếm được 1 lời khen ngợi của cô; hãy hùa vào khen con thêm tí chút. Lời khen đúng lúc đúng chỗ bao giờ cũng có tác dụng vô cùng lớn; làm động lực cho con phấn đấu hơn nữa.

3.6 Tuyệt đối không so sánh hoặc lấy ai đó làm gương khi giáo dục con

Con lười học thì phải làm sao? Tuyệt đôi không so sánh. Vì đây là sự xúc phạm nhân cách nặng nề. Con là con, con sẽ có nhiều điểm dở nhưng cũng vô khối điểm ưu. Con sẽ có mặt mạnh khác nữa.

Vì thế, khi khen ngợi con, hãy khen ngợi sự phấn đấu của con, tiến bộ của con; chứ đừng khen ngợi điểm số. Điều đó sẽ khiến con hào hứng hơn nhiều.

3.7 Con lười học thì phải làm sao? Đừng khen thưởng

Đứa trẻ học tốt mà được thưởng, nó sẽ luôn học để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Khi con hiểu chuyện học là việc của bản thân; con sẽ cảm thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn là của người khác.

>> Cha mẹ xem thêm: Dạy bé kể chuyện giúp con phát triển ngôn ngữ và sức sáng tạo

3.8 Không giảng bài cho con

Khi cha mẹ xúm vào giảng bài, con sẽ thấy khoảng cách cha mẹ và con xa nhau. Việc học là việc của con; nếu con không hiểu, con đến gặp cô để hỏi; con có thể tìm hiểu các thông tin trong sách vở để bổ sung. Đừng lo lắng quá mức nếu con không hiểu 1 chỗ nào đó mà vẫn bỏ qua.

Có nhiều cách để bổ sung bởi vì bài học đó sẽ quay lại vào lúc nào đó và bổ sung kịp thời cho con. Hơn nữa, khi bài giảng của cha mẹ khác với cô giáo; con sẽ vô cùng hoang mang và không biết đâu là đúng. Cha mẹ can thiệp vào cô sẽ khó dạy con. Đến lúc đó, áp lực sẽ dồn lên vai con; và con sẽ khổ sở vì sự can thiệp này.

Con lười học thì phải làm sao? Khi làm theo phương pháp nêu trên, các cha mẹ sẽ không thấy tác dụng nhanh kiểu con chúi mũi vào học ngoan ngoãn và điểm số cao vút đâu. Tuy nhiên, điều con sẽ có được chính là con hiểu trách nhiệm học tập và càng lớn con càng học hành nghiêm túc hơn.

Nghĩa là thay vì con thể hiện ổn từ ngọn thì ở đây, con đã hình thành gốc rất tốt. Càng về sau, con càng trưởng thành và học chăm chỉ hơn. Hy vọng, bài viết “con lười học thì phải làm sao” đã giúp các ông bố bà mẹ có đủ kiên nhẫn; và cùng con vượt qua vấn đề học tập này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. How to Motivate Children: Science-Based Approaches for Parents, Caregivers, and Teachers
https://developingchild.harvard.edu/resources/how-to-motivate-children-science-based-approaches-for-parents-caregivers-and-teachers/
Ngày truy cập: 09.12.2023

2. Twenty Tips on Motivating Students
https://www.unl.edu/gradstudies/professional-development/motivating
Ngày truy cập: 09.12.2023

3. Motivating Students
https://cft.vanderbilt.edu/guides-sub-pages/motivating-students/
Ngày truy cập: 09.12.2023

4. How to Motivate Kids to Practice Hard Things
https://greatergood.berkeley.edu/article/item/how_to_motivate_kids_to_practice_hard_things
Ngày truy cập: 09.12.2023

5. 8 Tips to Help Your Child Focus and Stay Engaged During Distance Learning
https://education.jhu.edu/2020/04/8tipsforfocus/
Ngày truy cập: 09.12.2023

x