Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/04/2016

Làm gì khi trẻ ngày càng ngang ngược?

Làm gì khi trẻ ngày càng ngang ngược?
Với những trẻ ngang ngược và cứng đầu, các biện pháp xử lý mạnh từ phía cha mẹ như quát nạt, đánh đòn đều có vẻ vô tác dụng. Mong muốn tìm được phương cách uốn nắn và “khuất phục” những bé ương bướng luôn là một trong những niềm trăn trở khôn nguôi của bất kỳ bậc cha mẹ nào.

Hãy cùng Marry tìm cách hoá giải những trường hợp ngỗ nghịch này nhé.

Không tranh cãi với trẻ

Tranh cãi với những đứa trẻ cứng đầu chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn bởi chúng chưa hề biết đến những giới hạn của điều nên làm và không nên làm. Do đó, trẻ sẽ không thể nào hiểu được “Cấm con không được cãi ông bà” hay “Con nít phải đi ngủ sớm”. Thay vào đó, kiên nhẫn và nhẹ nhàng chỉ bảo chính là chiếc chìa khoá vạn năng của cha mẹ có thể từ từ mở bung rồi hoá giải sự bướng bỉnh của bé.

dạy con ngoan
Với trẻ con, sự kiên nhẫn của cha mẹ không bao giờ là thừa.

Bạn cũng nên để ý và quan sát mỗi khi bé trở nên khó bảo và tìm hiểu nguyên nhân để có cách phòng tránh. Nếu mỗi lần bạn muốn bé đi ngủ sớm là mỗi lần bé cãi bướng, vấn đề nằm ở chỗ bé đang mải xem chương trình TV yêu thích và không muốn bỏ dở chương trình ấy. Vậy, hãy “đánh lạc hướng” yêu thích của con bằng cách rủ bé cùng đọc những mẩu chuyện thú vị ngay trên giường con. Làm được thế là bạn đã thành công bước đầu trong cách dẫn dụ con leo lên giường. Áp dụng những cách kiên nhẫn và nhẹ nhàng tương tự, bạn sẽ nhận ra bé con cũng không đến nỗi quá lì lợm lắm đâu.

Nghe nhiều hơn, nói ít đi

Thay vì dùng mọi lý lẽ để thuyết phục và lấn át ý con, hãy tập lắng nghe con trẻ nhiều hơn. Hầu hết mọi đứa trẻ đều có tính bướng bỉnh. Điểm khác biệt là một số bé thể hiện điều đó thường xuyên hơn, còn các bé khác thì lại che giấu đi. Bằng cách chịu khó lắng nghe con, bạn đã góp phần triệt tiêu tính ngang ngạnh của bé, do bởi rất nhiều bé ương bướng, không vâng lời cũng chỉ do muốn thu hút sự chú ý từ cha mẹ mình. Ngoài ra, khi cha mẹ chịu lắng nghe và trẻ có cơ hội giãi bày nỗi lòng thì bé sẽ nói ra được hết những ấm ức nảy sinh. Tính trẻ con mau dỗi, mau quên. Khi nguồn cơn hờn dỗi đã được giải toả, trẻ sẽ mau chóng bận tâm với những niềm vui khác. Tuy nhiên, trong quá trình lắng nghe, cha mẹ cũng cần kịp thời giải thích và chỉ ra cho bé những điểm chưa tốt để dần đặt vào tâm trí con những qui tắc đạo đức và lý lẽ xã hội cần biết tuỳ theo độ tuổi của bé.

Cha mẹ là tấm gương

Rất nhiều bậc cha mẹ lâm vào cảnh “há miệng mắc quai” và con cái không nghe lời do bởi theo lý lẽ của con là “Sao ba được đi dép vô nhà, còn con thì không?” hoặc là “Sao mẹ có thể thức khuya còn con phải đi ngủ sớm?”. Cách tốt nhất để bé yêu làm đúng những điều bạn muốn là hãy làm gương cho con. Thật vậy, việc làm gương có sức mạnh giáo dục nhiều hơn bạn tưởng do trẻ thường có xu hướng học hỏi và bắt chước người lớn khá nhiều. Khi trong những lúc bực tức, cha mẹ vẫn tỏ ra điềm tĩnh và từ tốn nói chuyện với nhau thì trẻ cũng không có cơ sở nào để bắt chước sự lì lợm, ương ngạnh mỗi khi gặp chuyện không vừa ý.

Luôn tạo không khí vui vẻ trong nhà

Gia đình là nơi trẻ được nuôi dưỡng cả về mặt thể chất lẫn tâm hồn. Hãy đảm bảo môi trường sống này của bé luôn là một thế giới yên bình về cảm xúc và hoà nhã về giao tiếp. Chuyện bất đồng giữa các thành viên trong gia đình là khó tránh khỏi. Thế nhưng, hãy cố gắng tối đa tránh cho trẻ phải chứng kiến sự cãi vã của cha và mẹ hoặc với các thành viên khác.

Việc tạo ra một môi trường gia đình tôn trọng lẫn nhau là rất cần thiết và cũng rất có ích trong việc dạy dỗ trẻ. Bạn sẽ thấy ngay lợi ích của điều này khi “Mẹ tôn trọng giờ xem TV của con thì con cũng cần đi ngủ đúng giờ để tôn trọng giờ ngủ của cả gia đình mình nhé.” Ngược lại, những áp đặt một chiều “Con phải đi ngủ đúng giờ”, “Con phải đánh răng sau khi ăn” hay “Con không được la hét giữa đêm khuya” tưởng chừng như hoàn toàn hợp lý cũng sẽ trở nên hết sức vô lý với trẻ nếu cha mẹ tạo ra cảm giác không được lắng nghe, không được tôn trọng nơi trẻ.

Hãy tưởng tượng và cố nhớ lại hồi xưa khi bạn cũng là một đứa trẻ. Ắt hẳn lúc ấy bạn cũng rất muốn được tôn trọng và sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Vậy thì, con bạn cũng thế. Giờ đây, bạn đã hiểu thêm về con và biết mình cần phải làm gì để loại bỏ bản tính ngang ngạnh của con rồi đó.

Bảo My

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x