Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/05/2014

7 nguyên tắc dạy trẻ kiểm soát cơn giận

7 nguyên tắc dạy trẻ kiểm soát cơn giận
Kiểm soát cơn giận là một kỹ năng quan trọng mà ngay cả nhiều người lớn còn chưa làm chủ được. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể dạy trẻ kiểm soát cơn giận ngay từ những năm tháng đầu đời với các nguyên tắc dưới đây.

Giữ bình tĩnh

Nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc quan trọng nhất để tập cho con kiểm soát cơn giận chính là bản thân bố mẹ phải luôn giữ bình tĩnh. Điều này thật dễ hiểu: nếu người lớn như bạn không kiểm soát được cảm xúc của mình, sao bạn có thể đòi hỏi con làm được điều đó? Ông bà ta có câu “Giận quá mất khôn”, kiểm soát cảm xúc của chính mình là cách để bạn nắm thế chủ động trong những tình huống phải đối diện với con.

Hiểu rõ nguyên nhân

Không phải lúc nào trẻ nhỏ la hét ầm ĩ cũng vì tức giận hoặc có điều gì đó không vừa ý. Con nít vẫn là con nít, bé có thể làm um lên chỉ đơn giản vì bé mệt, bé đói, bé thấy không khỏe. Đứng trên góc nhìn của một đứa bé để tìm hiểu lý do cho những hành vi khó chịu của trẻ, bố mẹ sẽ dễ dàng tiếp cận và điều chỉnh hành vi của con hơn.

Đừng “mua chuộc” con

Không ít ông bố bà mẹ vì muốn được yên ổn mà mau chóng chiều theo những đòi hỏi vô chừng của con hoặc dỗ con nín khóc bằng bánh kẹo và đồ chơi. Làm như thế là bố mẹ đã vô tình hình thành trong đầu óc non nớt của trẻ suy nghĩ: Cứ việc la hét, nhõng nhẽo là sẽ được cái mình thích.

kiem soat con gian 1
Điều khó nhất khi dạy trẻ kiểm soát cơn giận là chính bố mẹ phải làm được điều đó

Ngăn trẻ tự làm bản thân bị thương

Khi một đứa trẻ nổi cơn giận dữ, bé có thể lập tức nằm lăn ra ăn vạ và có thể bị thương bởi những vật dụng xung quanh. Do đó, ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu sắp “bốc hỏa”, mẹ cần quan sát ngay xung quanh và đảm bảo rằng không có vật nào có thể gây thương tích cho con. Với các bé còn nhỏ, mẹ có thể ẵm bé lên để tránh con bị trầy trụa vì nền xi măng hoặc sàn gỗ.

Không hưởng ứng trẻ

Nếu bạn biết con chỉ đang nhõng nhẽo một chuyện gì đó nhỏ nhặt, cách phản ứng của bạn có thể đơn giản là… bỏ đi. Thật vậy, trẻ con nhạy bén hơn chúng ta nghĩ rất nhiều đấy. Khi nhận thấy người lớn đã “biết tỏng” trò mè nheo của mình và sẽ không hưởng ứng lại, trẻ sẽ tự động điều chỉnh hành vi của mình. Bạn cũng có thể cho trẻ biết rằng bố hoặc mẹ sẽ không nói chuyện với trẻ cho tới khi nào trẻ ngừng khóc lóc.

Giải thích cho trẻ hiểu lý lẽ

Khi “cơn tam bành” của trẻ đã qua đi và con vui vẻ trở lại, bố mẹ cần dành thời gian giải thích cho trẻ hiểu tại sao cách cư xử của trẻ là không thể chấp nhận và mọi người cảm thấy như thế nào trước hành động đó của trẻ. Dùng những lời lẽ đơn giản, trực tiếp với thái độ bình tĩnh nhưng đủ cứng rắn để nói cho con hiểu, mẹ nhé.

Tìm cách để ứng phó với cơn giận

Có nhiều cách để trẻ có thể kiểm soát cơn giận của mình và tùy theo tính cách từng bé mà bố mẹ cần tìm một giải pháp thích hợp và hiệu quả. Có những bé cần được ở một mình để lấy lại bình tĩnh. Một số bé khác thích vẽ nguệch ngoạc hoặc xé giấy như một cách giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Cũng có những bé sẽ thấy được xoa dịu nếu mẹ ôm bé thật chặt và vỗ về bé đấy.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x