Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Bùi Bình
Cập nhật 30/01/2023

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp
Trên thực tế, dị ứng sữa mẹ không xảy ra phổ biến ở trẻ và chỉ có một tỷ lệ nhỏ các bé mắc phải.

Sữa mẹ được biết đến là nguồn cung cấp dinh dưỡng an toàn và tốt nhất cho trẻ sơ sinh; vậy tại sao lại xảy ra tình trạng trẻ bị dị ứng sữa mẹ? Dấu hiệu bé dị ứng sữa mẹ là gì? Bé bị dị ứng sữa mẹ nên kiêng ăn gì? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời ngay dưới đây.

Nguyên nhân trẻ bị dị ứng sữa mẹ

di-ung-sua-me
Nguyên nhân trẻ bị dị ứng sữa mẹ thường do hấp thụ dưỡng chất gây dị ứng từ chế độ ăn của mẹ

Dị ứng sữa là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch cơ thể của trẻ sơ sinh. Dị ứng sữa thường xảy ra phản ứng ngay sau khi trẻ tiêu thụ đạm từ sữa mẹ. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa ở trẻ sơ sinh từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm khò khè, nôn mửa, nổi mề đay và các vấn đề tiêu hóa.

Các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đến trực tiếp từ những gì được lưu thông trong máu của mẹ; có nghĩa là bất kỳ chất dinh dưỡng nào mẹ hấp thụ từ thức ăn cũng đều được truyền sang cho bé thông qua nguồn sữa mẹ.

Trong khi đó, cơ địa của bé có thể không dung nạp được với một số thành phần nào đó mà mẹ đã ăn; và vì vậy gây ra hiện tượng trẻ bị dị ứng sữa mẹ.

Khoảng 10% trường hợp trẻ bị đau bụng là do trẻ bị dị ứng chất đạm từ sữa mẹ; thường là những chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến như: sữa bò, đậu nành, cam quýt, trứng, các loại hạt, v.v.; hoặc nhạy cảm với thực phẩm — như caffeine trong cà phê, sô cô la, trà, cola, thảo mộc hoặc thuốc thông mũi.

>> Mẹ tham khảo thêm nội dung 7 bí quyết vàng khi nuôi con bằng sữa mẹ

Biểu hiện khi bé bị dị ứng sữa mẹ

Dị ứng là một phản ứng dữ dội của hệ thống miễn dịch khi nó cố gắng bảo vệ chúng ta khỏi các chất đạm lạ. Các dấu hiệu bé bị dị ứng sữa mẹ thường xuất phát từ vùng ruột.

Các dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa mẹ phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là:

  • Bé có thể bị nổi mề đay, ho, thở khò khè, nghẹt mũi, nôn mửa hoặc tiêu chảy;
  • Bé có thể bị mắc bệnh chàm (hiện tượng da bị phát ban có vảy, đỏ da);
  • Phân có máu (trong trường hợp là không có dấu hiệu bệnh khác);
  • Bé bị đau bụng (bé sẽ thể hiện bằng cách khóc và càu nhàu);
  • Chảy nước mắt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
  • Trẻ bị dị ứng sữa mẹ bị sưng (đặc biệt là môi, lưỡi hoặc cổ họng).

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ được chẩn đoán thế nào?

Dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán bằng hai phương pháp sau:

  • Ngừng tiêu thụ thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao trong sữa mẹ cho trẻ sơ sinh: Sau khi biết về các triệu chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu các mẹ bỏ thực phẩm nguy cơ cao ra khỏi chế độ ăn của mẹ. Nếu các triệu chứng hiện có cải thiện; và trẻ sơ sinh không xuất hiện các triệu chứng thêm một lần nào nữa; mẹ sẽ được phép ăn dần các nhóm thực phẩm lần lượt vài ngày; và quan sát bé từ đó có thể kết luận rằng trẻ bị dị ứng sữa mẹ do nguyên nhân nào.
  • Thử nghiệm qua da: Ở đây một lượng nhỏ chất gây dị ứng pha loãng; protein sữa trong trường hợp này được tiêm vào các lớp trên của da trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh bị dị ứng với chất này; một vết sưng ngứa sẽ xuất hiện và phát triển tại vị trí tiêm; do đó giúp kết luận trẻ bị dị ứng sữa mẹ.

Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng sữa mẹ?

Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng ở trên thì ngay lập tức mẹ cần phải:

Nhanh chóng đưa bé tới bác sĩ nhi khoa để thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây ra dị ứng cho bé. Nếu bé được chẩn đoán trẻ bị dị ứng sữa mẹ hay do thực phẩm; mẹ phải thực hiện ngay chế độ ăn kiêng bằng cách:

  • Loại bỏ các chất gây dị ứng tiềm ẩn khỏi chế độ ăn của bạn từ 2 – 4 tuần.
  • Mẹ vẫn tiếp tục cho con bú và theo dõi các triệu chứng của bé có giảm bớt không.
  • Nếu tình trạng dị ứng của bé giảm; mẹ có thể tiếp tục cho con bú. Nhưng lưu ý, mẹ cần theo dõi sự phát triển và cân nặng của bé.

Khi xác định được chính xác loại thực phẩm đã gây ra dị ứng cho bé; mẹ cần tạm ngưng ăn thực phẩm đó ít nhất 6 tháng hoặc cho đến khi bé được 9-12 tháng tuổi; vì ở độ tuổi này hầu hết không còn bị dị ứng sữa mẹ nữa.

be-bi-man-do-da
Bé bị dị ứng sữa thường bị chàm, mẩn đỏ da.

Những loại thực phẩm nào dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh?

  • Các thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh khi mẹ ăn vào phổ biến nhất là sữa bò, đậu nành, ngô và trứng. Trong một nghiên cứu khoảng 100 trẻ sơ sinh bị dị ứng thực phẩm từ mẹ thì có tới 65% trường hợp bị gây ra bởi sữa bò.
  • Đậu phộng, hạt cây, lúa mì và sô cô la cũng là thủ phạm gây dị ứng thường xuyên.
  • Các thực phẩm có mùi gây khó chịu cho mẹ cũng sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa cho bé.
  • Các thực phẩm như hành tây, tỏi và rau họ cải khi mẹ ăn vào có thể gây đau bụng cho bé.
  • Một số nghiên cứu nhỏ nhận thấy một số loại thực phẩm khi mẹ ăn vào đã làm cho bé quấy khóc hơn bình thường như thức ăn có gia vị cay hoặc thực phẩm có vị cay như ớt. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng do các thực phẩm này gây ra ít nghiêm trọng và thường chỉ kéo dài dưới 24 giờ.

>> Mẹ có thể muốn biết thêm Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm?

Bé bị dị ứng sữa mẹ nên kiêng ăn gì?

Điều đầu tiên cha mẹ cần làm khi thấy trẻ bị dị ứng sữa mẹ đó là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ. Mẹ nên ngừng ăn những món có thể khiến mẹ hoặc trẻ bị dị ứng. Ngoài ra, thực phẩm trong chế độ ăn của mẹ cũng cần được đảm bảo sạch và an toàn; nên các mẹ cần khắt khe hơn trong việc lựa chọn thức ăn, đồ uống.

Với những trẻ trên 6 tháng tuổi, các mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ bị dị ứng sữa mẹ quá nặng; mẹ có thể cho trẻ uống một số loại sữa có nguồn protein thủy phân giúp trẻ dễ tiêu hơn. Sau một thời gian, khi chế độ ăn của mẹ được cải thiện, mẹ có thể thử cho trẻ bú lại.

>> Mẹ đừng bỏ lỡ 3 thói quen giúp thành phần sữa mẹ thêm tinh khiết cho sức khỏe của bé

Lưu ý khi cho con bú

  • Mẹ cần để ý đến trạng thái của bé mỗi khi mẹ ăn một món mới. Điều này sẽ giúp mẹ phát hiện ra rằng loại thức ăn đó có gây khó chịu cho bé hay không.
  • Dù bé bị dị ứng sữa nhưng mẹ không nên ngưng cho bé bú; thay vào đó mẹ tìm cách thay đổi chế độ ăn uống để bé không bị dị ứng nữa.
  • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cho con bú hoàn toàn trong ít nhất 4 tháng có thể giúp giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của dị ứng thực phẩm cho bé ngay cả trong các gia đình có tiền sử mắc bệnh.
  • Tình trạng trẻ bị dị ứng sữa mẹ của bé có thể tự khỏi khi bé bước vào độ tuổi từ 9 tháng trở đi mà không cần điều trị y tế nếu không bị các biến chứng nặng.
bé bị dị ứng sữa mẹ nên kiêng ăn gì
Nhiều trường hợp bé bị dị ứng sữa mẹ bị gây ra bởi sữa bò.

Trẻ bị dị ứng sữa mẹ phần lớn không quá nghiêm trọng; nhưng cũng gây ra tình trạng mẩn ngứa trên da; hay rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh. vậy, bạn cần hết sức kỹ càng trong việc ăn uống và luôn để ý đến bé mỗi khi bạn ăn một món mới. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ các dấu hiệu bé bị dị ứng sữa mẹ; đồng thời, cũng biết bé bị dị ứng sữa mẹ nên kiêng ăn gì; và những giải pháp cải thiện tình trạng này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Effect of a Low-Allergen Maternal Diet on Colic Among Breastfed Infants: A Randomized, Controlled Trial
https://publications.aap.org/pediatrics/article-abstract/116/5/e709/68023/Effect-of-a-Low-Allergen-Maternal-Diet-on-Colic
Ngày truy cập: 30/01/2023

2. Breastfeeding a Baby With Food Allergies
https://www.chop.edu/pages/breastfeeding-baby-food-allergies
Ngày truy cập: 30/01/2023

3. What should I do if I think my baby is allergic or intolerant to cows’ milk?
https://www.nhs.uk/common-health-questions/childrens-health/what-should-i-do-if-i-think-my-baby-is-allergic-or-intolerant-to-cows-milk/
Ngày truy cập: 30/01/2023

4. The Effects of Early Nutritional Interventions on the Development of Atopic Disease in Infants and Children: The Role of Maternal Dietary Restriction, Breastfeeding, Hydrolyzed Formulas, and Timing of Introduction of Allergenic Complementary Foods
https://publications.aap.org/pediatrics/article/143/4/e20190281/37226/The-Effects-of-Early-Nutritional-Interventions-on
Ngày truy cập: 30/01/2023

5. Infant Allergies and Food Sensitivities
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/breastfeeding/Pages/Infant-Allergies-and-Food-Sensitivities.aspx
Ngày truy cập: 30/01/2023

x