Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Huyền
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/06/2022

Nấm âm đạo có cản trở kế hoạch mang thai?

Nấm âm đạo có cản trở kế hoạch mang thai?
Bị nấm candida có thai được không? Nhiễm nấm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến nhất. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nấm âm đạo vẫn cần được điều trị dứt điểm để bạn sẵn sàng cho việc mang thai với sức khỏe tốt nhất

Bị nấm candida có thai được không? Nấm candida là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm nhiễm âm đạo. Đồng thời, loại nấm này cũng làm giảm khả năng thụ thai. Đó là lý do vì sao các mẹ đang mong con cần cảnh giác với tình trạng nhiễm nấm.

Nấm candida là gì?

Trước khi tìm hiểu bị nấm candida có thai được không, bạn cần biết đây là nấm gì, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe. Nhiễm nấm âm đạo thường được gây ra bởi 1 loại nấm tên là Candida albicans. Nấm candida là một loại nấm men xuất hiện trong âm đạo cũng như các cơ quan khác của cơ thể như miệng, ruột; thậm chí có mặt trong phế quản…

Do sự cân bằng axit âm đạo khiến cho nấm candida không có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo mất cân bằng, nấm sẽ phát triển ồ ạt gây viêm âm đạo khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đau rát. Ngoài ra, bệnh tật, rối loạn kinh nguyệt, thuốc kháng sinh hay thuốc tránh thai cũng khiến cho nồng độ axit thay đổi; khiến cho nấm men phát triển. Quần áo chật chội, ẩm ướt cũng có thể khiến nấm phát triển.

bị nấm candida có thai được không
Bị nấm candida có thai được không là vấn đề nhiều chị em quan tâm

Nguyên nhân nhiễm nấm candida

Bên cạnh vấn đề bị nấm candida có thai được không; chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều yếu tố làm bùng phát nấm candida trong cơ thể, đó có thể là:

  • Sử dụng nhiều kháng sinh làm mất cân bằng môi trường trong cơ thể. Càng sử dụng nhiều kháng sinh, nguy cơ nấm phát triển bùng phát càng cao.
  • Lo âu, căng thẳng hoặc bệnh tật. Những nguyên nhân này làm suy giảm miễn dịch và tạo điều kiện cho nấm. phát triển lan tràn trong ruột hoặc niêm mạc.
  • Thiếu ngủ trong thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng trên.
  • Sử dụng các loại thuốc chứa corticoid kéo dài.
  • Sử dụng thuốc ngừa thai hoặc các liệu pháp thay thế hormone.
  • Thiếu hoặc suy dinh dưỡng.
  • Lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá.
  • Đang bị nhiễm bệnh lupus ban đỏ, bị bệnh tuyến giáp, tiểu đường.
  • Đang gặp vấn đề ở đường tiêu hóa.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao quan hệ nhiều lần vẫn không có thai? Câu trả ít ngờ tới!

Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo

Để nhận biết bị nấm candida có thai được không; chúng ta cần biết về các dấu hiệu bệnh. Theo các chuyên gia tại bệnh viên Mayo tại Mỹ chia sẻ các dấu hiệu bị nhiễm nấm âm đạo gồm:

  • Ngứa và kích ứng ở âm đạo và âm hộ.
  • Cảm giác nóng rát, đặc biệt là khi giao hợp hoặc khi đi tiểu.
  • Âm hộ sưng đỏ.
  • Đau và nhức âm đạo.
  • Phát ban âm đạo.
  • Dịch tiết âm đạo dày, màu trắng, không mùi, có dạng phomai nhỏ.
  • Chảy nước âm đạo.

Vậy bị nấm candida có thai được không? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé.

Bị nấm candida có thai được không?

Bị nấm candida có thai được không là điều được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Theo National Institute of Child Health and Human Development – Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Hoa Kỳ (NICHD); không có dấu hiệu nào cho thấy bị viêm âm đạo gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ.

Tuy nhiên, viêm âm đạo lại có liên quan đến những rủi ro nhất định đối với thai nhi như sinh non (trước 37 tuần) và sinh trẻ nhẹ cân (dưới 2,5kg). Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và đang bị viêm phụ khoa hãy chia sẻ với bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán và có hướng dẫn để giúp bạn có thể mang thai.

Chữa trị nấm âm đạo như thế nào?

Ngoài vấn đề Bị nấm candida có thai được không; chúng ta nên tìm hiểu thêm về cách chữa trị. Các triệu chứng chính của bệnh phụ khoa do nấm là ra huyết trắng nhiều, cảm giác ngứa rát hoặc mọc mụn trên các môi âm đạo. Nấm thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo. Thuốc dưới dạng viên có tác dụng diệt nấm tại chỗ. Thuốc ở dạng kem có thể bôi ở âm hộ để giảm ngứa. Cũng có một số dạng thuốc uống chữa trị nấm.

Bị nấm có mang thai được không, có quan hệ được không? Nhiễm nấm có thể chữa dễ dàng từ 1-7 ngày và không gây nguy hiểm khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, quan hệ có thể khiến nấm lan rộng và chữa trị lâu hơn.

Một số bệnh như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, nhiễm khuẩn âm đạo có thể thay đổi độ axit của dịch tiết âm đạo, khiến cho tinh trùng khó tiếp cận với trứng, gây khó khăn cho việc thụ thai. Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài sau khi dùng thuốc, bạn nên đến khám bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra các bệnh nhiễm trùng khác.

Lưu ý khi nhiễm nấm cadida

Khi đã biết bị nấm candida có thai được không; chúng ta cần biết cách để tránh nhiễm nấm âm đạo tái phát như sau:

  • Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, thay vì vậy, nên mặc quần lót bằng cotton
  • Không nên mặc đồ lót suốt cả ngày
  • Giữ vùng kín khô ráo sau khi tắm và trước khi mặc đồ, trước khi đi ngủ
  • Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm lau theo hướng từ trước âm hộ ra sau hậu môn, không nên rửa bộ phận sinh dục quá nhiều lần trong ngày.
  • Không dùng các dụng cụ thụt rửa âm đạo, không dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dưới dạng xịt phun, không dùng các sản phẩm có chất khử mùi và có màu lau rửa cơ quan sinh dục ngoài.

Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị nhiễm nấm, hãy đến bệnh viện để được khám phụ khoa. Các bác sỹ sẽ kê đơn thích hợp cho tình trạng của bạn. Ngoài ra, về vấn đề bị nấm candida có thai được không, bạn cần điều trị nấm trước khi có thai.

Vì nếu để bệnh xảy ra trong thai kỳ, bạn sẽ khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, nấm có thể lây sang con bạn trong quá trình sinh nở nếu không được chữa dứt trước đó.

Hy vọng bài viết bị nấm phụ khoa có mang thai được không sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu còn thắc mắc về vấn đề bị nấm candida có thai được không này hãy để lại bình luận trên bài viết. Đội ngũ bác sĩ tham vấn sẽ giải đáp ngay nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Vaginal Candidiasis

https://www.cdc.gov/fungal/diseases/candidiasis/genital/index.html

Truy cập ngày 13/06/2022

2. Bacterial Vaginosis (BV) and Fertility

https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/bacterial-vaginosis-and-fertility-68826/

Truy cập ngày 13/06/2022

3. Yeast infection (vaginal)

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/symptoms-causes/syc-20378999

Truy cập ngày 13/06/2022

4. Candidiasis

https://www.cdc.gov/fungal/diseases/candidiasis/index.html

Truy cập ngày 13/06/2022

5. Yeast infection (vaginal)

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/symptoms-causes/syc-20378999

Truy cập ngày 13/06/2022

6. Other Bacterial Vaginosis FAQs

https://www.nichd.nih.gov/health/topics/bacterialvag/more_information/other-faqs

Truy cập ngày 13/06/2022

x