Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/08/2023

Ăn vào buồn nôn là bệnh gì có phải có thai không? Mách bạn cách xử lý

Ăn vào buồn nôn là bệnh gì có phải có thai không? Mách bạn cách xử lý
Ăn vào buồn nôn là bệnh gì? Khi gặp phải triệu chứng ăn vào buồn nôn, bạn nhất định đừng chủ quan vì rất có thể đây là dấu hiệu của những căn bệnh mà bạn không ngờ đến.

Khi ăn vào buồn nôn bạn thường nghĩ chắc là do dạ dày không khỏe hoặc là ăn phải thực phẩm không sạch sẽ. Hầu hết chúng ta đều nghĩ đó là vấn đề của hệ tiêu hóa hoặc thức ăn. Nhưng cũng không ít chị em còn nghĩ đây là dấu hiệu mang thai. Vậy triệu chứng ăn vào buồn nôn là bệnh gì?

Ăn vào buồn nôn là bệnh gì?

1. Ăn vào buồn nôn là bệnh gì? Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm

Một số thực phẩm khiến cơ thể bị kích ứng sẽ làm cho dạ dày co bóp mạnh, theo phản xạ tự nhiên sẽ đẩy thức ăn ra ngoài qua đường miệng. Do đó, ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng sẽ khiến bạn có cảm giác buồn nôn sau khi ăn xong. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, lạc (đậu phộng), trứng, sữa, cá, thức uống có cồn…

Ăn xong buồn nôn vì dị ứng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiêu hóa ở cấp độ nhẹ, không quá nguy hiểm. Thông thường, nếu bạn rơi vào trường hợp dị ứng thức ăn thì chỉ cần nôn ra rồi nghỉ ngơi là sẽ ổn lại.

Còn nếu do ngộ độc thì biểu hiện sẽ khó chịu hơn, khiến bạn nôn liên tục dù bao tử đã rỗng. Cơ thể cực kỳ mệt mỏi và kiệt sức, kèm theo chóng mặt. Về trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính, bạn cần phải nhập viện để tẩy ruột và điều trị theo hướng dẫn.

2. Nhiễm ký sinh trùng

Trong quá trình ăn uống nếu ăn vào buồn nôn là bệnh gì? Vì nhiều lý do khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng đường tiêu hóa và gây ra triệu chứng buồn nôn, khó chịu. Đây cũng là một bệnh lý tiêu hóa nhưng nằm ở đường ruột nhiều hơn.

3. Bệnh dạ dày

Buồn nôn sau khi ăn có thai không? Ăn vào buồn nôn là bệnh gì? Chưa chắc vì ăn xong buồn nôn cũng là dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Buồn nôn sau khi ăn xong có thể do chức năng tiêu hóa bị suy giảm, niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích do một số loại bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…

Ăn vào buồn nôn là bệnh gì
Ăn vào buồn nôn là bệnh gì? Đa số là bệnh dạ dày

Ngoài buồn nôn kèm theo các triệu chứng khác như chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng, nóng rát vùng ngực, bụng thì có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày. Viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày… là nguyên nhân gây nên tình trạng ăn xong buồn nôn.

Nếu vấn đề nằm ở dạ dày, bạn sẽ nhận biết được tương đối dễ dàng vì vùng dạ dày (phần nằm ở bụng trên, dưới ngực, chính giữa) sẽ liên tục co thắt và dẫn đến những cơn đau quằn quại.

4. Bệnh túi mật

Nếu bạn ăn vào buồn nôn là bệnh gì? Ăn xong cảm thấy buồn nôn là triệu chứng đôi khi không hẳn chỉ là vấn đề của hệ tiêu hóa mà nó có thể liên quan đến bệnh lý về túi mật như viêm túi mật, sỏi mật. Người bệnh có thể nôn trong khi ăn hoặc sau bữa ăn, kèm theo đau bụng phía trên bên phải.

5. Có thể là viêm tụy

Ngoài các bệnh về dạ dày, đường ruột hay túi mật thì hiện tượng ăn vào buồn nôn là bệnh gì? Đó có thể là biểu hiện của bệnh viêm tuỵ. Sau khi ăn xong, người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy hơi bất thường, đau tức bụng âm ỉ hoặc dữ dội bên phải phía trên chính là biểu hiện của viêm tuỵ.

6. Buồn nôn và nôn trong giai đoạn sớm của thai kỳ

Ăn vào buồn nôn là bệnh gì? Ăn vào buồn nôn có phải có thai không? Đó chính là tin vui vì buồn nôn thường xuất hiện ở 80% phụ nữ có thai. Triệu chứng thường gặp nhất và nặng nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Cứ ăn xong là buồn nôn có phải có thai không? Bạn chú ý các triệu chứng ốm nghén thường xảy ra vào buổi sáng như buồn nôn, nôn, hoặc có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Các triệu chứng dao động từ nhẹ đến nặng (gọi là chứng ốm nghén nặng).

Ăn vào buồn nôn là bệnh gì
Ăn vào buồn nôn là bệnh gì? Đây còn là dấu hiệu mang thai

Ăn xong buồn nôn có phải có thai không? Khả năng cao là có nếu đi kèm dấu hiệu mệt mỏi, nhạy cảm với mùi, thay đổi khẩu vị, chán ăn. Dù là dấu hiệu mang thai nào, để biết câu trả lời chính xác cho băn khoăn “buồn nôn sau khi ăn có thai không”, bạn nên thử que, hoặc tốt nhất đến bệnh viện siêu âm.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu bị ốm nghén vào buổi chiều tối phải làm sao?

Các cách tạm thời làm giảm triệu chứng buồn nôn sau khi ăn

Nếu như bạn đã xác định được ăn vào buồn nôn là bệnh gì; nếu bạn gặp phải vấn đề về dạ dày thì có thể tạm thời hỏi dược sĩ để mua uống các loại thuốc sữa để làm dịu cơn đau tạm thời.

Sau nôn ra hết, bạn uống gói thuốc vào khoảng 15 phút sau. Bạn hãy ăn ít chút cháo trắng hoặc thực phẩm dễ tiêu để dạ dày không bị loét. Uống nước vừa phải, nghỉ ngơi đúng giờ và không làm việc quá sức.

Thức khuya với chiếc bụng đói hoặc thường xuyên ăn đồ quá chua, quá cay, quá nóng hay quá lạnh cũng là những nguyên dẫn đến bệnh đau dạ dày. Vì thế bạn nên từ bỏ thói quen xấu này.

Ăn vào buồn nôn là bệnh gì
Người ăn vào bị nôn ói nên hạn chế dùng thực phẩm cay nóng

Nếu là bị dị ứng thực phẩm, sau khi nôn ra bạn cũng có thể mua một ít thuốc dị ứng ngoài tiệm thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ. Sau khi nghỉ ngơi xong sẽ thấy khỏe hơn.

Sau khi hết đau, ăn uống lại bình thường, không còn buồn nôn nữa bạn vẫn là nên đi khám bệnh theo lịch hẹn.

Ăn vào buồn nôn là bệnh gì? Có thể mắc các bệnh về mật và tụy. Bệnh lý này không có phương pháp tự cấp cứu tạm thời. Cách duy nhất là chỉ có thể uống thuốc giảm đau để giảm bớt đau đớn rồi đi khám bệnh.

Ăn vào buồn nôn là bệnh gì và chữa trị ra sao?

  • Bệnh về đường tiêu hóa: Vì vậy để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách kịp thời.
  • Ngộ độc thực phẩm: Với những bệnh nhân thường có triệu chứng buồn nôn sau khi ăn do dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm cần lựa chọn kỹ thực phẩm sạch và loại trừ chúng ra khỏi thực đơn.
  • Ốm nghén: Nôn do mang thai có thể được giảm bớt bằng cách ăn hoặc uống thường xuyên (5 hoặc 6 bữa nhỏ/ngày), nhưng chỉ ăn nhẹ (như bánh quy, nước ngọt, chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, nước sốt táo, bánh mì khô).
  • Bệnh dạ dày: người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống sao cho điều độ, hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe. Nên ăn những đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn đồ ăn lạ, đồ chua cay. Ăn chín uống sôi, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, không ăn quá no, không nằm ngay sau khi ăn.

Hy vọng bạn đã hiểu ăn vào buồn nôn là bệnh gì và cứ ăn xong là buồn nôn có phải có thai không cũng như có thêm kinh nghiệm để phòng tránh và xử lý những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x