Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Phòng khám Phụ Sản 315
Cập nhật 23/10/2023

Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không và đáp án dành cho bạn!

Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không và đáp án dành cho bạn!
Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không là điều không phải bàn cãi. Bên cạnh kết quả thử thai, xét nghiệm máu còn cho mẹ biết nhiều thông tin sức khỏe hữu ích khác.

Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không là vấn đề một số chị em quan tâm. Bởi bên cạnh thử thai bằng que thì nhiều ý kiến cho rằng xét nghiệm máu cho kết quả mang thai có độ chính xác cao.

Cơ chế chung của các biện pháp thử thai

Xét nghiệm để biết có thai thực chất là việc kiểm tra nồng độ Beta-hCG trong máu hoặc nước tiểu.

Vậy hCG là gì? HCG là viết tắt của Human Chorionic Gonadotropin – là một loại hormone được tế bào nuôi tiết ra có nhiệm vụ kích hoạt sự phát triển của các tế bào mầm của thai nhi.

Ngoài ra, hCG còn có vai trò kích thích tiết ra hormone sinh dục giúp hình thành nên giới tính của thai nhi. Hormone hCG thường xuất hiện ngay sau khi trứng được thụ tinhlàm tổ trong niêm mạc tử cung.

thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không
Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không? Độ chính xác tới 97%

Nồng độ hormone này cao nhất vào thời điểm thai nhi 10 tuần tuổi và sẽ duy trì ổn định đến khi sinh. Sự tồn tại của hormone hCG trong máu được coi là bằng chứng rõ ràng nhất của việc thai nghén.

Bên cạnh việc giúp chẩn đoán mang thai hay không, Beta-hCG còn giúp bác sĩ phát hiện được những khối tăng sinh bất thường trong thai trứng hoặc trong tử cung.

Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không?

Nguyên lý của phương pháp xét nghiệm máu phát hiện có thai sớm dựa vào nồng độ nội tiết hCG. Loại nội tiết này chỉ xuất hiện khi cơ thể người phụ nữ mang thai, do những tế bào hình thành nên nhau thai sản xuất, có chức năng nuôi dưỡng trứng sau khi thụ tinh và dính vào thành tử cung.

Xét nghiệm máu có thể đo được lượng tăng rất nhỏ của hormone này trong vòng 10 ngày sau khi thụ thai. Vì thế đây là xét nghiệm có khả năng dự đoán mang thai rất sớm, ngay từ những tuần đầu tiên mang thai. (1)

thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không
Xét nghiệm này còn đưa ra nhiều chỉ số hữu ích của thai nhi

Bảng chỉ số nồng độ hormone cho biết bạn đã thực sự có thai như sau:

  • hCG < 5mlU/ml: chưa thể kết luận đã mang thai.
  • hCG > 25 mlU/ml: kết luận đã mang thai.
  • hCG từ 5mlU/ml đến nhỏ hơn 25 mlU/ml: cần thực hiện các xét nghiệm khác.

Nồng độ beta hCG (human chorionic gonadotropin trong máu sẽ tăng lên dần sau khi bạn mang thai và đạt đỉnh vào khoảng 10 tuần sau khi thụ tinh thành công. (2)

Sau khi đạt đỉnh, nồng độ beta hCG sẽ bắt đầu giảm dần và duy trì ổn định trong suốt quá trình mang thai. Nồng độ beta hCG được sử dụng để xác định thai kỳ và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nó cũng được sử dụng để xác định xem thai ngoài tử cung, thai yếu, đa thai hay song thai. Đối với những người thai yếu, nồng độ hCG sẽ giảm xuống nhanh chóng sau khi sảy thai, hCG ở mức rất cao thì có thể đang mang song thai, đa thai hoặc thai trứng.

Bạn có thể tham khảo bảng xem tuổi thai thông qua nồng độ Beta-hCG để biết chính xác hơn:

Tuổi thai Nồng độ hCG theo tuổi thai
3 tuần 5 – 50 mIU/ml
4 tuần 5 – 426 mIU/ml
5 tuần 18 – 7.340 mIU/ml
6 tuần 1.080 – 56.500 mIU/ml
7 – 8 tuần 7.650 – 229.000 mIU/ml
9 – 12 tuần 25.700 – 288.000 mIU/ml
13 – 16 tuần 13.300 – 254.000 mIU/ml
17 – 24 tuần 4.060 – 165.400 mIU/ml
Từ tuần 25 – lúc sinh 3.640 – 117.000 mIU/ml
Từ 4 – 6 tuần sau sinh < 5 mIU/ml

Tuy nhiên, nồng độ beta hCG cũng có thể thay đổi tùy vào mỗi người. Không phải mọi phụ nữ đều có mức hCG đạt đỉnh trong cùng khoảng thời gian đề cập trên. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định thai kỳ và theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách chính xác và an toàn.

>> Xem thêm: Xét nghiệm beta HCG bao nhiêu tiền và những lưu ý bạn nên quan tâm

Quy trình tiến hành làm xét nghiệm máu để biết có thai

Để biết thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không, chị em hãy cùng tìm hiểu rõ quy trình thử thai bằng xét nghiệm máu như thế nào:

Trước khi tiến hành làm xét nghiệm máu, người mẹ không cần thiết phải nhịn ăn như các loại xét nghiệm máu thông thường khác. Thời điểm lấy máu tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng. Lưu ý trước khi lấy mẫu máu ít nhất 12 giờ, thai phụ không được uống nước chè hay các loại đồ uống có cồn.

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm máu có thể được tiến hành tuần tự theo các bước dưới đây:

  • Đầu tiên, thai phụ sẽ được yêu cầu ngồi hoặc nằm ngửa trên giường. Sau khi sát khuẩn vị trí lấy máu bằng cồn iod 70 độ, y tá sẽ tiến hành xác định vị trí lấy máu.
  • Sau đó, y tá sẽ sử dụng kim tiêm đâm vào tĩnh mạch và lấy một lượng máu vừa đủ.
  • Rút kim tiêm ra, đồng thời sát khuẩn lại vị trí lấy máu với cồn iod 70 độ.
  • Mẫu bệnh phẩm được đựng trong ống nghiệm chuyên dụng và được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý: Các bước trên đây chỉ là tham khảo. Bạn cần tuân thủ theo những hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ khi đi xét nghiệm máu.

Lợi ích khi đi xét nghiệm máu trong thai kỳ

Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không? Bên cạnh việc biết kết quả thử thai, xét nghiệm máu khi nghi ngờ có thai còn là phương pháp đơn giản, dễ dàng thực hiện, chi phí không quá tốn kém mà còn đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai như:

  • Đo nồng độ hCG chính xác sẽ giúp bác sĩ đo chính xác được độ tuổi của thai nhi và dự kiến ngày sinh chính xác hơn.
  • Dựa vào nồng độ hCG các bác sĩ sẽ sàng lọc và phát hiện sớm những nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.
  • Giúp phát hiện sớm virus Rubella (loại virus Rubella rất nguy hiểm vì có thể gây ra dị tật cho thai nhi).
  • Xét nghiệm ADN trong máu mẹ giúp chẩn đoán hội chứng Down cho trẻ.
  • Xác định nhóm máu của người mẹ.
  • Phát hiện bệnh thiếu máu – thiếu sắt trong thai kỳ.
  • Phát hiện bệnh HIV, giang mai, tiểu đường thai kỳ, viêm gan B…
  • Giúp bạn phát hiện có thai từ sớm, ngay cả khi cơ thể chưa có những dấu hiệu khác lạ.
thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không
Phương pháp xét nghiệm máu rất hữu ích cho mẹ bầu tìm hiểu thể trạng thai nhi

>> Xem thêm: Thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ kèm đau bụng dưới là hiện tượng gì?

Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không? Đến thời điểm này có thể kết luận xét nghiệm máu là cách thử thai có tính chính xác cao. Thời điểm tiến hành xét nghiệm máu tốt nhất là sau khi quan hệ tình dục từ 7 – 14 ngày. Nồng độ Beta-hCG trong máu sẽ tăng gấp 2 lần và đạt tối đa vào tuần thứ 15 – 16 của thai kỳ, sau đó giảm dần và sẽ biến mất sau khi sinh một vài tuần.

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

(1) HCG blood test – quantitative

https://www.mountsinai.org/health-library/tests/hcg-blood-test-quantitative

(2). Human Chorionic Gonadotropin
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/22489-human-chorionic-gonadotropin

Pregnancy testing
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-testing

Pregnancy Test
https://medlineplus.gov/lab-tests/pregnancy-test/

Pregnancy Test (hCG)
https://labtestsonline.org/tests/pregnancy-test-hcg

Pregnancy Tests
https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-tests

Pregnancy Tests
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9703-pregnancy-tests
Truy cập ngày 10/6/2021

x