Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/10/2022

Siêu âm nhiều có tốt không? 3 mốc thời gian siêu âm tốt nhất mẹ cần biết

Siêu âm nhiều có tốt không? 3 mốc thời gian siêu âm tốt nhất mẹ cần biết
Siêu âm nhiều có tốt không? Tâm lý này ảnh hưởng không ít đến người mẹ khi đang mang thai. Vậy mẹ bầu có nên siêu âm thường xuyên không?

Siêu âm nhiều có tốt không? Siêu âm, một kỹ thuật y học hiện đại có thể giúp mẹ kiểm tra sức khỏe thai nhi cũng như nhìn thấy sự phát triển của con qua từng giai đoạn. Thế nhưng, nhiều mẹ lo lắng đến mức thường xuyên siêu âm dẫn đến trăn trở siêu âm nhiều có tốt không.

 siêu âm nhiều có tốt không
Siêu âm giúp theo dõi sức khỏe thai nhi chính xác theo độ tuổi

Siêu âm thai nhi có tầm quan trọng như thế nào?

Siêu âm thai nhi được thực hiện định kỳ trong suốt quá trình mang thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi, cụ thể:

  • Biết được vị trí, tốc độ phát triển của thai nhi thế nào, có đúng với độ tuổi của thai nhi không.
  • Kiểm tra thai nhi có các dị tật bẩm sinh ở mắt, mũi, miệng, tay, chân, đầu, tim, gan… không.
  • Dự đoán giới tính thai nhi.
  • Dự kiến ngày sinh.
  • Kiểm tra những vấn đề khác trong bụng như mang thai ngoài tử cung, nước ối thế nào, em bé có nằm bình thường hay bị ngược sau 38 tuần.
  • Hỗ trợ theo dõi thai nhi khi làm các xét nghiệm đặc biệt như nội soi thai, chọc dò ối, hỗ trợ mổ lấy thai…

Cho nên, việc mẹ siêu âm thai nhi trong thai kỳ rất quan trọng. Nếu có gì bất thường xảy ra, mẹ kịp thời bổ sung dưỡng chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.

Siêu âm nhiều có tốt không?

Lợi ích của siêu âm đã rõ và siêu âm là việc vô cùng cần thiết cho thai kỳ. Thế nhưng việc sử dụng sóng âm có tần số cao xuyên qua bụng thường xuyên có lợi hay có hại cho sức khỏe thai nhi? Siêu âm nhiều có tốt không?

Siêu âm là để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện bất thường nếu có. Việc lạm dụng siêu âm cũng gây ảnh hưởng không tốt đối với mẹ và bé.

Thực tế, tiếp xúc với sóng siêu âm ở mức độ vừa phải, hợp lý về thời gian thì sẽ an toàn cả mẹ và bé. Nhưng nếu lạm dụng và siêu âm với cường độ dày đặc, tác động đến phôi thai thì chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đây là thời gian thai nhi còn non yếu, khả năng sảy thai cao và dễ bị tổn thương nhất. Cho nên, không nên lạm dụng siêu âm quá nhiều lần trong 9 tháng 10 ngày mang thai.

Đây là thời điểm siêu âm quan trọng vì bác sĩ có thể phân tích đánh giá thai nhi dựa trên các vấn đề tuổi thai, số lượng thai đơn hoặc đôi, dự kiến ngày sinh…

Đặc biệt, ở mốc 12 đến 14 tuần tuổi, bác sĩ sẽ đo được độ mờ da gáy ở thai và có thể phát hiện sớm hội chứng Down ở trẻ em.

2. Mốc thai nhi 22 – 24 tuần tuổi

Vào thời điểm này, mẹ cần siêu âm để kiểm tra những dấu hiệu bất thường về bánh nhau, nước ối, thai có các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, thiếu ngón tay/chân, dị dạng ở các cơ quan nội tạng hay không.

  • Lựa chọn cơ sở khám thai uy tín, máy móc hiện đại, thuận tiện cho việc đi lại của mẹ khi mang bầu.
  • Trước lúc siêu âm, không cần kiêng ăn nhưng nên uống nhiều nước để bàng quang căng hơn giúp thu về hình ảnh rõ hơn.
  • Bên cạnh siêu âm, mẹ cần làm thêm các xét nghiệm khác để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ.
  • Đối với những mẹ bầu có bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp, tim mạch thì cần thăm khám và siêu âm nhiều lần hơn, phòng biến chứng xảy ra.
  • Lưu ý đến chế độ ăn uống đủ chất, chăm sóc bản thân kỹ càng. Ngoài ra, cần giữ cho tinh thần luôn lạc quan, suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng hay stress kéo dài.
  • Chăm chỉ vận động nhẹ nhàng để mẹ và thai nhi luôn khỏe.

Giờ thì bạn đã biết bầu siêu âm nhiều có tốt không rồi. Nếu biết mình mang thai, hãy đi siêu âm ngay để theo dõi sức khỏe thai nhi. Và đừng quên chăm sóc cả mẹ và bé để có một thai kỳ khỏe về chất, mạnh về tinh thần nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x