Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/12/2020

Tại sao bé chậm đi? Cách giúp con yêu chập chững những bước đầu đời

Tại sao bé chậm đi? Cách giúp con yêu chập chững những bước đầu đời
Nếu thấy lo lắng khi con yêu đã hơn 18 tháng tuổi mà vẫn chưa chập chững đi được, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bé chậm đi để khắc phục nhé.
bé chậm đi
Tại sao bé chậm đi? Những cách giúp bé nhanh biết đi ba mẹ nên biết

Bạn hãy cùng tìm hiểu bé bao nhiêu tuổi biết đi, nguyên nhân bé chậm đi và những cách khắc phục để con yêu có thể chập chững những bước đi đầu tiên nhé.

Bé bao nhiêu tuổi có thể đi được?

Theo nghiên cứu, độ tuổi của một đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến lúc có khả năng tự đứng dậy và đi lại là khoảng 12-14 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể lực của mỗi bé mà quá trình này có thể xê dịch từ 10-18 tháng.

Tại sao bé chậm đi?

Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết trẻ chậm đi có phải vì thiếu canxi không? Trên thực tế, đây không phải là nguyên nhân chính khiến bé chậm đi. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng này.

1. Bé chậm đi do sinh non

Em bé được sinh ra trong tuần thứ 20-34 tuần tuổi có khả năng gặp phải một số rủi ro vì các bé được sinh ra quá sớm nên không phát triển toàn diện được. Cơ thể bé trở nên yếu ớt và khó khăn trong việc đi đứng như các bé khác.

2. Ba mẹ chăm sóc con quá kỹ khiến bé chậm đi

hai mẹ con

Ba mẹ nào cũng thương con với tình yêu vô điều kiện nên luôn muốn bé ăn nhiều để lo cho con tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ đang rất sai lầm nếu nuôi con theo cách này đấy.

  • Mẹ cho con ăn nhiều

Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ thừa cân sẽ biết đi chậm hơn so với những trẻ bình thường khác từ 1 tuần tới vài tháng. Nguyên nhân do cơ thể bé nặng nề, cơ chân yếu nên không đủ khỏe để có thể di chuyển và tập đi. Vậy nên, ba mẹ cho con ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng và sự phối hợp của các bộ phận trong cơ thể khiến bé khó khăn hơn trong việc đi lại.

  • Bế bé quá nhiều

Bé chậm đi do ba mẹ bế con quá nhiều và không cho bé có thời gian để tiếp xúc với mọi thứ xung quanh. Điều đó vô tình cướp đi cơ hội bé có khả năng tự đứng dậy và học đi.

  • Mẹ nuông chiều theo sở thích ăn của bé

Trẻ nhỏ thường thích ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, bánh snack, uống nước ngọt… và lười ăn những thực phẩm lành mạnh như rau củ, thịt, cá… Nếu mẹ nuông chiều theo sở thích ăn uống của con thì sẽ khiến bé bị thiếu chất dinh dưỡng.

Từ đó, chân tay bé dễ bị còi cọc, suy yếu, khó vận động toàn diện. Vì thế, mẹ cần bổ sung vitamin D và canxi trong khẩu phần ăn để giúp bé đi nhanh hơn nhé.

3. Bé chậm đi do mắc các vấn đề xương khớp

bé chậm đi do mắc các vấn đề về xương khớp

Bé chậm đi là do cấu trúc cơ thể bé đang gặp phải những bệnh lý bất thường, dẫn đến chứng teo cơ, suy nhược dị tật một đoạn xương chân (đặc biệt là đoạn xương khớp với hông) nên khả năng di chuyển của trẻ kém hơn bình thường. Do đó, bé không thể giữ thăng bằng và tập đi.

4. Bé bị tổn thương ở não sau khi sinh

Não là cơ quan trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Nếu não bé bị tổn thương thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của trẻ, làm bé chậm đi.

5. Bé chậm đi do bệnh lý

Một số bệnh gây cản trở việc tập đi của bé như bệnh tim bẩm sinh, thông động tĩnh mạch bẩm sinh, teo đường mật bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan… Các bệnh lý này tuy không tác động trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng có thể gián tiếp ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ, dẫn đến bé không có khả năng vận động.

Cách dạy trẻ gặp vấn đề xương khớp nhanh biết đi

cách dạy trẻ gặp vấn đề về xương khớp nhanh biết đi

Bé gặp phải vấn đề xương khớp sẽ khó khăn hơn trong việc di chuyển nhưng ba mẹ không nên quá lo lắng. Điều đầu tiên bạn cần làm ngay khi phát hiện con có vấn đề xương khớp là hãy nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện để bác sĩ đánh giá nguyên nhân và bệnh trạng của trẻ.

Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn tập vật lý trị liệu để giúp bé bị các vấn đề xương khớp có thể nhanh biết đi. Phương pháp này bao gồm các bước dưới đây:

  • Trước tiên hãy nắn tay, chân và chỗ bị đau nhức để giúp bé giảm đau và thoải mái. Bạn hãy dành thời gian ở bên bé và massage nhẹ nhàng chỗ con bị đau, đồng thời xoay khớp bé để giảm sự co cứng và sưng khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn đồng thời cũng cần theo dõi quá trình vận động của trẻ thường xuyên nhé.
  • Đối với bé chậm đi do đau cơ và xương, bạn nên tập đi cho bé từng ít một, thực hiện động tác kích thích đôi chân của con bằng cách co duỗi liên tục, tương tự như động tác “đạp xích lô”. Điều này sẽ làm tăng khối cơ và sức co của đôi chân. Ba mẹ nên thực hiện động tác nắn từ 3-5 lần/ngày, nắn từ đùi xuống bàn chân và từ nách đến bàn tay rồi để bé tự co duỗi.
  • Ba mẹ cần sử dụng món đồ chơi mà bé yêu thích, đó cũng có thể là những vật dụng đơn giản, ví dụ như cốc và thìa. Đồ chơi sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng khởi để tự đứng lên và lấy đồ vật.
  • Để bé có thể nhanh biết đi, mẹ có thể nâng nhẹ hai nách của bé để con cảm thấy an toàn và đưa chân tập đi. Cứ thế, bé được tập luyện từng ngày sẽ thấy hứng thú và thích được làm các động tác khó hơn ở những lần sau.
  • Với bé có vấn đề xương khớp, cơ thể thường còi cọc. Vì thế, bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho bé để xương khớp con hồi phục nhanh hơn.

Cách dạy trẻ gặp vấn đề về não bộ nhanh biết đi

cách dạy trẻ gặp vấn đề về não bộ nhanh biết đi

Bên cạnh vấn đề về xương khớp khiến bé chậm đi thì vấn đề về não bộ cũng là điều khiến mẹ quan tâm, trăn trở. Sau đây là một số kỹ thuật giúp trẻ gặp vấn đề về não bộ tập đứng và đi:

  • Phục hồi chức năng cho bé bằng cách dồn trọng lượng lên từng chân: Đặt trẻ đứng bám vào tường, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân còn lại, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần, lặp lại với chân bên kia bằng cách đổi bên.
  • Cho bé tập đi với thanh song song: Đặt trẻ đứng bám vào hai thanh song song, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần.
  • Cho bé đứng bám vào khung tập đi: Đặt trẻ đứng bám hai tay vào tay cầm của khung tập đi, hai chân để rộng hơn vai. Hướng dẫn trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi, trợ giúp hai bên hông của trẻ khi cần.

Nếu bé chậm đi, mẹ đừng vội lo lắng mà hãy kiên nhẫn và áp dụng các phương pháp tập đi cho bé. Con yêu sẽ bước đi cách tự nhiên với sự nỗ lực và tình yêu của bạn dành cho con đấy.

Nguyễn Kiều Vân

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x