Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 10/03/2023

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm
Nếu thường xuyên theo dõi cử động của bé cưng thì khi thai nhi đạp nhiều bụng dưới có những bất thường mẹ sẽ nhận ra ngay. Ngược lại nếu hành động giao tiếp này của bé diễn ra thường xuyên thì đừng quá lo lắng, con vẫn ổn đó mẹ!

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới là vấn đề gì? Mang thai lần đầu cộng thêm tâm lý hồi hồi chờ đón những cử động đầu tiên của bé đôi khi khiến mẹ đứng ngồi không yên và so sánh với bà bầu nhà người ta.

Đến tháng thứ 6, em bé bắt đầu có phản ứng với âm thanh bên ngoài. Tiếng nói chuyện ồn ào, âm nhạc quá lớn… đều được thai nhi phản ứng bằng các cử động. Nhiều mẹ có cảm giác như bé đang nấc.

3 tháng cuối thai kỳ, chính là giai đoạn thai nhi đạp nhiều bụng dưới. Theo thống kê của các chuyên gia,. Nếu trẻ giảm cử động dưới mức hoặc ít hơn 4 lần/ 1 tiếng mẹ nên đi lại nhẹ, uống ít sữa rồi đếm lại nếu vẫn dưới 4 lần/ 1 tiếng hoắc 10 lần/4 tiếng có thể do bé hấp thụ không đủ chất dinh dưỡng hoặc oxy. Mẹ cần thông báo điều này cho bác sĩ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau rốn khi mang thai: Bình thường hay bất thường?

Một số trường hợp bé ít đạp có thể là do muốn nghỉ ngơi khoảng thời gian nào đó, mẹ không cần phải lo. Bé cưng cũng dễ mệt, ngủ sâu từ 40-50 phút/lần sau đó sẽ tiếp tục chuyển động nhào lộn, nất cụt, mút tay,… Và rồi tiếp tục ngủ tiếp. Thai nhi đạp nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thể trạng.

Bước vào tháng thứ 9 khi thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung mẹ nên theo dõi cử động thai nhi sát sao hơn. Bạn có thể căn cứ vào những điều này và thông báo cho bác sĩ kịp thời khi thấy những bất thường.

Hiện tượng thai nhi đạp nhiều bụng dưới

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới
Hiện tượng thai nhi đạp nhiều bụng dưới

Mẹ bầu ở tháng thứ 5 trở đi, lúc này bụng bầu đã nhô lên rõ rệt. Khi đó, cơn gò tử cung cũng xuất hiện và biểu hiện rõ rệt hơn dù chỉ thoáng qua với khoảng thời gian ngắn từ 10 đến 15 giây hoặc dài nhất kéo dài 1 phút mà mẹ có thể cảm nhận được.

Thông thường, các cử động của thai nhi như máy hay đạp mạnh về đêm bà bầu đều cảm nhận thấy rõ ràng hơn. Đối với thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, cơn gò sinh lý và dấu hiệu chuyển dạ giả cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau nhẹ. Một vài trường hợp mẹ bầu có thể thấy hơi đau khi thai máy mạnh. Do đó, biểu hiện gò cứng bụng hoặc thai nhi đạp ngay cửa mình trong 3 tháng cuối thai kỳ hoàn toàn bình thường.

Khi thai 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu khó có thể cảm nhận được cơn đau ở cửa mình vì thai nhi còn nhỏ. Nhưng sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, khi tử cung to ra và chèn vào một số cơ quan trên cơ thể như bàng quang hay trực tràng khiến cho thai phụ xuất hiện cảm giác tức vùng cửa mình hoặc còn gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt.

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới, vẫn ổn!

Nếu bé cưng tích cực đạp bụng dưới, mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu điều đó lặp lại trong những trường hợp sau:

  • Mẹ ăn no: Đa phần thai nhi sẽ đạp nhiều hơn nếu dạ dày của mẹ được nạp quá nhiều thức ăn. Điều này là do bé đã được bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn.
  • Môi trường bên ngoài quá ồn: Mẹ di chuyển ngoài đường, ngồi nói chuyện nơi công cộng, nghe nhạc quá lớn cũng khiến bé “khó chịu” hoặc muốn ra ngoài để hòa nhập với những âm thanh tươi vui đó.
  • Tư thế nằm của bà bầu: Khi mẹ nghiêng sang bên trái, thai nhi đạp nhiều bụng dưới hơn. Vì tư thế này làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Tư thế nằm tốt nhất với bà bầu là nghiêng về bên trái để ngăn ngừa tình trạng tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ làm giảm lượng máu về tim. Điều này giúp giảm hiện tượng phù tay, chân ở thai phụ.

Những dấu hiệu không nên xem thường

Phụ nữ có thể trạng gầy hoặc bình thường có thể cảm nhận thai máy sớm và thường xuyên hơn bà bầu thừa cân. Từ tuần thai thứ 30-38 tuần, cử động thai sẽ đạt đến đỉnh cao, trong một ngày đêm có thể hơn 130 lần.

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới có tốt không? Với suy nghĩ rằng bé càng chuyển động nhiều càng khỏe mạnh, nhiều mẹ cảm thấy cực kỳ lo lắng nếu không thấy bé di chuyển nhiều trong ngày. Do đó không nên quá lo lắng mà hãy theo hướng dẫn theo dõi tim thai ở trên.

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới sẽ là bình thường nếu điều này diễn ra thường xuyên bắt đầu từ khi mẹ cảm nhận được thai máy. Ngược lại thì bầu cần đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu báo động sức khỏe thai nhi đang nguy cấp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. WHAT DO THE KICKS SAY ABOUT WELL-BEING?
https://www.mombaby.org/wp-content/uploads/2016/03/Kick-Counts.pdf
Truy cập ngày 20/2/2022

2. Baby movement in the womb
https://www.nct.org.uk/pregnancy/tests-scans-and-antenatal-checks/baby-movement-womb
Truy cập ngày 20/2/2022

3. Severe abdominal pain exacerbated by fetal movement is an early sign of the onset of uterine rupture
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27751423/
Truy cập ngày 20/2/2022

4. Your Baby’s Movements During Pregnancy
https://www.mottchildren.org/health-library/aby3689
Truy cập ngày 20/2/2022

5. Baby movements during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-movements-during-pregnancy
Truy cập ngày 20/2/2022

x