Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoàng Công Hải
Cập nhật 28/03/2023

Thai ít đạp có sao không? Cách xử trí khi bé ít đạp tháng thứ 7

Thai ít đạp có sao không? Cách xử trí khi bé ít đạp tháng thứ 7
Thai ít đạp có sao không? Tần suất thai nhi đạp (hay còn gọi là thai máy) luôn được các mẹ bầu quan tâm, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Cùng MarryBaby khám phá về tình trạng thai nhi đạp ít mẹ nhé.

Thai nhi ít đạp có sao không? Những cử động của em bé trong bụng không chỉ đem lại niềm hạnh phúc cho mẹ bầu mà còn là dữ liệu theo dõi sự phát triển của thai nhi. Liệu thai nhi đạp ít có phải là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm? Mẹ bầu cùng tìm hiểu nhé.

Thai nhi bắt đầu đạp khi nào?

Thực tế, thai nhi tuần thứ 8 đã có đầu có cử động trong bụng mẹ, nhưng lúc này em bé còn quá nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được. Thay mấy ở tuần bao nhiêu? Đa phần các mẹ bầu nhận biết được cú đạp của bé cưng vào tuần 18-20. Đối với những mẹ sinh bé lần thứ hai trở đi, bạn sẽ cảm nhận điều này sớm hơn một chút.

Cách đếm cử động thai

Bà mẹ phải rất phải chú ý để nhận biết thai máy hay thai nhi đạp. Đó là những cử động như những tiếng gõ nhịp vào thành bụng lệch hay méo một bên. Các bà mẹ phải học cách để nhận biết, đếm và theo dõi cử động thai hàng ngày. Điều này sẽ giúp mẹ biết được thai nhi ít đạp hay đang đạp nhiều.

  • Mỗi ngày đếm số cử động thai vào các buổi sáng, trưa, chiều hay tối, nếu bận thì ít nhất một lần trong ngày.
  • Đếm số lần cử động thai nhi trong 30 phút, ba lần mỗi ngày.
  • Khi thai ngủ thường không có cử động thai. Thời gian ngủ trung bình của thai nhi thay đổi từ 20-40 phút.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai máy là gì mẹ đã biết cách nhận biết chính xác chưa?

Số lần thai nhi đạp bao nhiêu là bình thường?

Thai nhi đạp ít có sao không

Khi bé đạp, con cũng có những cử động như gõ nhịp vào thành bụng. Có nhiều trường hợp em bé đạp mạnh còn dẫn đến lệch hoặc méo bụng của mẹ sang một bên. Theo lý thuyết, tần suất thai nhi đạp 4 lần/giờ được xem là bình thường. Tuy nhiên, con số thai nhi ít đạp hay không còn phụ thuộc vào thói quen cũng như giờ giấc sinh hoạt của mỗi em bé.

Nếu đếm số lần đạp trong 1 giờ của bé ít hơn 4, bạn đừng vội lo lắng vì có thể bé đang ngủ. Em bé trong bụng có thể ngủ 17 tiếng/ngày. Vì vậy, nếu số lần thai nhi máy trong một ngày là 10-15 lần thì bạn có thể yên tâm về sức khỏe của em bé nhé.

Thế nào là thai nhi ít đạp?

Khi thai nhi khỏe mạnh sẽ có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ. Nếu thai nhi ít đạp hơn 4 đợt cử động; thì mẹ bầu phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 – 2 giờ tiếp theo. Nếu trong 2 giờ tiếp theo, thai nhi ít đạp hơn 10 cử động thì bạn cần đến bệnh viên để theo dõi tình trạng thai ngay nhé.

Vì sao thai nhi ít đạp ở tháng thứ 7?

Tuần thai 27-32 là khoảng thời gian em bé chuyển động mạnh mẽ nhất và mẹ bầu có thể tận hưởng những cú đạp đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ thấy thai nhi ít đạp hơn bình thường. Lúc này mẹ sẽ thắc mắc vì sao bé ít đạp ở tháng thứ 7 và dưới đây là nguyên nhân.

1. Bé ít đạp ở tháng thứ 7 đã lớn hơn

Lúc này, cơ thể em bé đã phát triển nhiều hơn, đạt kích thước khá to trong tử cung nên không gian không còn nhiều cho bé cử động. Sự chuyển động của bé có thể chỉ là xoay người, duỗi tay duỗi chân nhẹ nhàng nên mẹ không cảm nhận được nhiều.

2. Sức khỏe của mẹ

Bé ít đạp ở tháng thứ 7 lớn lên đồng nghĩa với việc mẹ cũng cảm thấy nặng nề hơn; cộng thêm tâm trạng lo lắng cho việc sinh nở khiến mẹ dễ cảm thấy mệt mỏi. Khi cơ thể mẹ không được khỏe, em bé trong bụng cũng sẽ ít đạp mạnh hơn.

Để có thể chăm sóc và nâng cao sức khỏe tốt hơn; mẹ bầu tham khảo các dòng sản phẩm sữa giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ. MarryBaby xin gợi ý với mẹ:

4. Mẹ không cảm nhận được do thừa cân béo phì

Một số mẹ bầu tăng cân quá nhiều hoặc có nền tảng béo phì trước, giảm nhạy cảm với cử động của bé. Làm cho mẹ cảm giác thai nhi ít đạp.

5. Suy thai, thai chậm phát triển

Ngoài những nguyên nhân sinh lí, thai nhi ít đạp hơn bình thường cũng là dấu hiệu của thai chậm phát triển trong tử cung hoặc suy thai. Những bé này sẽ có số lần đạp giảm rõ rệt, thậm chí ngừng đạp trong nhiều giờ liền. Khi đó mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay

thai nhi ít đạp

Thai nhi ít đạp có sao không?

Thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít là bình thường.

Thai nhi ít đạp có sao không? Thai nhi 37 tuần ít đạp, thai 39 tuần ít đạp có nguy hiểm gì không? Hay thai 6 tháng đạp ít có sao không? Thai 28 tuần đạp ít có sao không? Đây là những thắc mắc rất phổ biến của các mẹ bầu khi càng về gần cuối thai kỳ.

Thực tế, số lần đạp không phải là dấu hiệu duy nhất để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi. Em bé còn nhiều cử động khác như quơ tay, vặn mình mà nhiều khi mẹ không nhận ra. Có nhiều trường hợp khi mẹ đang thức thì em bé ngủ nên mẹ không đếm được số lần đạp; và ngược lại, bé sẽ đạp nhiều vào ban đêm khi mẹ đã ngủ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Lắng nghe những cử động đầu tiên của thai nhi

Như vậy, việc thai nhi ít đạp hơn bình thường ở những tuần cuối của thai kỳ chưa hẳn là dấu hiệu nguy hiểm. Ngoài đếm số lần đạp, mẹ cần theo dõi thêm các dấu hiệu sau đây để yên tâm về tình hình sức khỏe của bé:

  • Bé đạp ít nhất 10 lần trong khoảng 2-3 giờ.
  • Thời gian nghỉ giữa hai lần đạp của bé khoảng 40-50 phút.

Nếu bé cưng của mẹ đạp theo các đặc điểm nêu trên thì bạn hoàn toàn yên tâm. Ngược lại nếu phát hiện điều gì bất thường như mẹ không nhận ra bất kì chuyển động nào trong vòng 2 giờ đồng hồ mặc dù đã làm đủ mọi cách, thì mẹ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra nhé.

Để bảo vệ sức khỏe của thai nhi; mẹ lưu ý chăm sóc giấc ngủ của bản thân. Một trong những công cụ hỗ trợ rất hiệu quả đó là Gối ôm ngủ chữ U cao cấp; mẹ có thể tìm thêm thông tin sản phẩm ở đường dẫn bên dưới.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi ít đạp hơn bình thường?

Thai nhi đạp ít có sao không

Khi thấy thai nhi ít đạp, bạn có thể áp dụng các cách sau đây để kiểm tra nhé!

  • Uống nước: uống một ly nước lọc hoặc nước hoa quả để lạnh có thể kích thích bé yêu cử động nhiều hơn.
  • Ăn đồ ngọt: nhâm nhi một ít bánh ngọt để cung cấp thêm năng lượng, giúp thai nhi hoạt động hăng hái.
  • Tư thế nằm thích hợp: Có nhiều em bé sẽ đạp mạnh hơn khi mẹ nằm ở tư thế quen thuộc. Vì vậy khi thấy thai nhi ít đạp, mẹ hãy thử đổi tư thế nằm nhé.
  • Tập thể dục: đi bộ hoặc tập một vài động tác yoga nhẹ nhàng cũng kích thích chuyển động của bé.
  • Mẹ hát hoặc cho bé nghe nhạc: Thai nhi thường sẽ phản ứng với âm thanh hoặc ánh sáng. Khi mẹ mở nhạc hoặc hát cho bé nghe, bé sẽ đạp vào thành bụng để phản ứng lại.
  • Xoa hoặc ấn bụng: Việc xoa nhẹ nhàng và dùng ngón tay ấn vào bụng theo nhịp giống như mẹ đang vuốt ve, vỗ về cho bé yêu; giúp em bé nhanh chóng cử động để hòa nhịp cùng mẹ. Mẹ có thể vừa xoa vừa trò chuyện cùng bé.
  • Chiếu đèn pin: Chiếu đèn pin vào bụng không chỉ là cách kích thích em bé cử động mà còn giúp phát triển thị giác của bé ngay từ trong bụng.

Thai máy chỉ là một trong nhiều dấu hiệu giúp mẹ nhận định tình hình sức khỏe của em bé. Thai nhi ít đạp hơn bình thường chưa hẳn là biểu hiện cảnh báo sự nguy hiểm.

Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, trò chuyện, thư giãn cùng bé yêu để chuẩn bị sức khỏe và năng lượng cho một cuộc vượt cạn thành công nhé. Ngoài ra, mẹ cũng nên chăm sóc bản thân, đặc biệt là lan da của mình; để tránh bị rạn da và đánh mất sự tự tin của mình nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Counting Baby Kicks
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/while-pregnant/counting-baby-kicks
Ngày truy cập: 7/2/2022

2. When it kicks in the womb – what does this mean?
https://www.mombaby.org/wp-content/uploads/2016/03/Kick-Counts.pdf
Ngày truy cập: 7/2/2022

3. Baby movements in pregnancy
https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/baby-fetal-movements
Ngày truy cập: 7/2/2022

4. Baby movements during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-movements-during-pregnancy
Ngày truy cập: 7/2/2022

5. Baby movement in the womb
https://www.nct.org.uk/pregnancy/tests-scans-and-antenatal-checks/baby-movement-womb
Ngày truy cập: 7/2/2022

x