Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/08/2021

Có bầu nhổ răng được không? Thời điểm nào là phù hợp?

Có bầu nhổ răng được không? Thời điểm nào là phù hợp?
Có bầu đi nhổ răng được không? Không nên! Nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì đây là giai đoạn thai nhi đang bắt đầu hình thành và phát triển những bộ phận quan trọng như não, tim, hệ thần kinh, tủy sống,...

Có bầu nhổ răng được không? Mang thai khiến cơ thể người phụ nữ nhạy cảm hơn bao giờ hết, kể cả sức khỏe răng miệng. Không ít mẹ bầu than thở về vấn đề này vì nhổ răng trong thai kỳ tương đối nguy hiểm, đặc biệt là răng khôn. Vậy có bầu nhổ răng khôn được không?

Những vấn đề thường gặp về sức khỏe răng miệng khi mang thai

Muốn biết có bầu nhổ răng được không, có bầu nhổ răng cấm được không hay có bầu đi nhổ răng được không thì tìm hiểu xem những vấn đề về sức khỏe răng miệng mẹ bầu thường gặp sau đây nhé.

Hormone thay đổi nhanh và liên tục trong thai kỳ khiến mẹ khó tránh khỏi những vấn đề về răng miệng, trong đó có việc nhổ răng. Theo khảo sát của các chuyên gia, có 3 vấn đề răng miệng thường gặp nhất:

  • Sâu răng: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhất là với những mẹ bầu bị ốm nghén, lượng axit trong khoang miệng cũng sẽ tăng lên. Điều này khiến men răng bị tổn thương và tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
  • Viêm nướu: Là vấn đề thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Tuy rất ít trường hợp phải nhổ răng nhưng mẹ bầu vẫn phải đến nha khoa để vệ sinh và làm sạch các ổ vi khuẩn, tránh nhiễm trùng.
  • Khối u thai kỳ (Pregnancy Tumours): Sự phát triển quá mức của các mô nằm giữa các răng từ tuần thứ 13 thai kỳ trở đi khiến những khối u hình thành. Nguyên nhân chủ yếu là do mảng bám của thức ăn dư thừa gây ra.

Một trường hợp khác không may mắn là mọc răng khôn ngay trong thai kỳ. Vậy có bầu nhổ răng khôn được không hay có bầu nhổ răng cấm được không?

có bầu nhổ răng được không
Rất nhiều trường hợp mọc răng khôn trong thai kỳ

Có bầu nhổ răng được không? Thời điểm vàng là 3 tháng giữa thai kỳ

Dựa vào sự phát triển của từng giai đoạn phát triển thai kỳ sẽ giúp mẹ giải đáp được “Có bầu nhổ răng được không?”.

1. Tam cá nguyệt thứ 1 (Ba tháng đầu của thai kỳ)

Có bầu đi nhổ răng được không? Không nên! Nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Vì đây là giai đoạn thai nhi đang bắt đầu hình thành và phát triển những bộ phận quan trọng như não, tim, hệ thần kinh, tủy sống,…

Cho nên, không nên nhổ răng vào thời gian này. Các biện pháp nha khoa buộc phải trì hoãn chờ sang tam cá nguyệt thứ 2. Nếu sâu răng hay nhức răng thì mẹ chỉ nên áp dụng biện pháp giảm đau dân gian như chườm đá.

2. Tam cá nguyệt thứ 2 (Ba tháng giữa của thai kỳ)

Lúc này có bầu nhổ răng được không? Ba tháng giữa thai kỳ là thời điểm vàng để mẹ bầu đi nhổ răng. Thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 2 đã phát triển đầy đủ và bắt đầu bước vào giai đoạn ổn định nên mẹ có thể nhổ răng trong thời gian này.

Thế thì có bầu nhổ răng khôn được không? Răng khôn hay răng cấm đều có ảnh hưởng đến dây thần kinh. Trong nhiều trường hợp, nhổ răng khôn phải thực hiện tiểu phẫu.

Do đó, muốn nhổ răng khôn hay răng cấm, mẹ bầu nên tham khảo kỹ ý kiến của nha sĩ. Nếu được, nên hạn chế nhổ răng khôn nếu không quá khẩn cấp.

có bầu nhổ răng được không
Nên nhổ răng trong tháng thứ 7 của thai kỳ

3. Tam cá nguyệt thứ 3 (Ba tháng cuối thai kỳ)

Có bầu nhổ răng được không? Không nên nhổ răng ở ba tháng cuối thai kỳ. Ở tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi phát triển tương đối lớn nên việc ngồi trên ghế nha khoa trong thời gian dài sẽ là trở ngại lớn cho bà bầu. Hơn nữa, những căng thẳng do đau nhức hoặc tác dụng phụ của thuốc có thể khiến bà bầu có nguy cơ sinh non.

Có bầu 7 tháng nhổ răng được không? Được nhé bạn. Nếu tình trạng đau nhức dữ dội và kéo dài thì bạn chỉ nên nhổ răng vào tháng thứ 7. Còn nếu không được thì phải đợi đến khi em bé chào đời.

Làm thế nào để hạn chế việc nhổ răng khi mang bầu?

MarryBaby đã giải thích cặn kẽ thắc mắc “Có bầu nhổ răng được không?” cho bạn rồi đấy. Tuy nhiên, cần chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai tốt hơn để hạn chế việc nhổ răng trong thời gian này:

  • Nên thường xuyên đi khám sức khỏe răng miệng trong thời gian mang thai, ít nhất 3 tháng 1 lần.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường. Hơn nữa, ăn thực phẩm chứa nhiều đường trong thai kỳ có thể gây ra tiểu đường thai kỳ cho mẹ.
  • Không sử dụng các loại nước súc miệng có chứa nồng độ cồn.
  • Chỉ nên sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluoride có tem kiểm định của ADA.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.

có bầu nhổ răng được không
Đánh răng ngày 2 lần giúp mẹ bảo vệ răng miệng hiệu quả

Một số câu hỏi thường gặp về nhổ răng khi mang thai

Ngoài thắc mắc có bầu nhổ răng khôn được không, có bầu 7 tháng nhổ răng được không đã được MarryBaby giải đáp, một số câu hỏi sau cũng được nhiều mẹ bầu quan tâm.

1. Có bầu trên 6 tháng có nhổ răng được không?

Nếu bạn mang bầu từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 vẫn có thể xem xét nhổ răng. Nhưng ngoài giai đoạn này ra, dù sớm hay muộn bạn cũng không nên thực hiện thêm bất cứ biện pháp nha khoa nào.

2. Có bầu dùng thuốc gây mê hay giảm đau khi nhổ răng có sao không?

Như bạn đã biết, mẹ bầu không nên sử dụng thuốc gây mê và thuốc kháng sinh. Nhưng theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (JADA) thì chưa có bằng chứng nào chứng minh việc sử dụng thuốc gây mê khi nhổ răng cho bà bầu là có hại.

Ngoài ra, các loại thuốc nha sĩ kê đơn sau khi nhổ răng cũng tuyệt đối an toàn. Điều quan trọng là chỉ nên nhổ răng và dùng thuốc vào tháng thứ 7.

3. Chụp X-quang khi nhổ răng lúc mang bầu có sao không?

Khi nhổ răng, mẹ bầu sẽ được xác định vị trí răng sâu, bác sĩ sẽ chuẩn bị một chiếc tạp dề bảo vệ vùng bụng, tránh hoàn toàn các tia X-quang tác dụng lên vùng bụng. Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm khi chụp X-quang.

Mang thai là giai đoạn cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều. Việc mẹ cần làm là vệ sinh răng miệng thật kỹ tránh trường hợp bị sâu răng, viêm nướu trong thai kỳ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh và bạn cũng không cần phải quan tâm có bầu nhổ răng được không.

AN HY

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Tooth Extractions During Pregnancy - Is It Safe? https://parenting.firstcry.com/articles/tooth-extraction-during-pregnancy-should-you-go-for-it/ 2. Is A Tooth Extraction During Pregnancy Safe? https://www.colgate.com/en-us/oral-health/oral-care-during-pregnancy/is-a-tooth-extraction-during-pregnancy-safe 3. How to Relieve Wisdom Tooth Pain from Teeth Growing or Extractions https://www.dentaly.org/en/wisdom-teeth/wisdom-tooth-pain/ 4. Is It Safe To Go To the Dentist During Pregnancy? https://www.mouthhealthy.org/en/pregnancy/concerns 5. Considerations of tooth extraction during pregnancy https://jdmfs.org/index.php/jdmfs/article/viewFile/130/132 Truy cập ngày 25/8/2021
x