Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 05/10/2022

Bà bầu có nên truyền nước không? Những lưu ý quan trọng không nên bỏ qua

Bà bầu có nên truyền nước không? Những lưu ý quan trọng không nên bỏ qua
Có không ít bà bầu chọn cách truyền nước, truyền dịch khi cảm thấy mệt mỏi hay cảm sốt để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Thế nhưng bà bầu có nên truyền nước không? Liệu việc này có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Truyền dịch, truyền nước biển là phương pháp tiêm nhỏ giọt vào tĩnh mạch những chất có lợi để hỗ trợ điều trị bệnh và phục hồi cơ thể. Những người bị bệnh, suy nhược cơ thể, mất sức… thường cảm thấy khỏe hơn sau khi truyền dịch. Vậy đối với bà bầu thì sao? Khi bị ốm nghén, mệt mỏi hay cảm sốt, bà bầu có nên truyền nước không? Hãy cùng MarryBaby giải đáp thắc mắc này.

Bầu có truyền nước được không?

Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với các tình trạng mệt mỏi, sốt, cảm cúm khó chịu. Lúc này, các mẹ thường muốn áp dụng phương pháp truyền nước để mau chóng lấy lại sức. Vậy bà bầu có truyền nước được không?

1. Khi ốm nghén bà bầu có nên truyền nước biển không?

Ốm nghén là triệu chứng “kinh điển” của bà bầu, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, khiến khướu giác và dạ dày trở nên nhạy cảm hơn. Vậy khi ốm nghén mẹ bầu có truyền nước được không?

Theo các bác sĩ, nếu nghén quá nặng mẹ nên truyền nước và đạm. Do cơ thể mất sức; đi ngoài nhiều; mẹ bầu mất nước; hoặc không ăn uống được trong thời gian dài.

Ngược lại, nếu nghén nhẹ và trung bình, mẹ bầu nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, và sử dụng các sản phẩm đường uống.

>>> Bạn có thể tham khảo: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo.

2. Khi bầu bị sốt

bà bầu có nên truyền nước không
Bầu có truyền nước được không?

Đối với trường hợp bị sốt, bầu có truyền nước được không? Trước khi nghĩ đến việc truyền nước, các mẹ nên áp dụng những cách hạ sốt đơn giản tại nhà. Mẹ nhớ luôn phải kiểm tra và theo dõi nhiệt độ liên tục. Kết hợp với việc nghỉ ngơi, làm mát cơ thể và ăn uống khoa học; tránh ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ để giảm sốt hiệu quả.

Nếu tình trạng sốt vẫn không thuyên giảm, bà bầu nên đến bác sĩ để được xét nghiệm và đưa ra cách điều trị phù hợp. Các mẹ tuyệt đối không nên tự uống thuốc hay tự truyền nước, truyền dịch mà không có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

3. Bị cảm cúm bầu có truyền nước được không?

bà bầu có nên truyền nước không
Khi bị cảm cúm bà bầu có được truyền nước không?

Bên cạnh tình trạng mệt mỏi do sốt, thì cảm cúm cũng khiến mẹ bầu phải “vật vã” khó chịu. Nhiều mẹ không ăn uống được gì khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bị cảm bầu có truyền nước được không? Theo các bác sĩ, bà bầu bị cảm cúm có thể truyền nước để hỗ trợ điều trị bệnh nhưng nếu áp dụng thường xuyên sẽ gây những tác dụng phụ. Đặc biệt với những mẹ bầu có bệnh lý về tim mạch thì không nên chọn cách truyền dịch.

Để đẩy lùi các triệu chứng cảm cúm, bà bầu nên có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể áp dụng các cách giải cảm như xông mũi; uống chanh và mật ong; dùng tỏi trị cảm

Những lưu ý khi truyền mẹ bầu truyền nước

Bà bầu có truyền nước được không?

Ngoài vấn đề bà bầu có truyền nước được không; mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây khi truyền nước:

  • Tuyệt đối không tự ý truyền nước tại nhà hay nhờ người khác truyền nước.
  • Tránh lạm dụng truyền nước thường xuyên có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Nên truyền nước, truyền dịch đúng loại, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Việc truyền nước, truyền dịch cần đảm bảo độ an toàn như vô trùng, tốc độ tiêm nhỏ giọt phù hợp.
  • Cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, nhân viên y tế khi bà bầu truyền nước để có thể xử lý kịp thời các hiện tượng như sốc thuốc, tai biến…
  • Không nên sử dụng truyền nước biển thay thế cho việc ăn uống.

Những thông tin trong bài viết hy vọng đã có thể giúp các mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu có truyền nước được không. Dù các mẹ có mệt mỏi vì ốm nghén, sốt, cảm cúm… thì hãy luôn ghi nhớ rằng việc truyền nước chỉ là giải pháp hỗ trợ. Mẹ bầu đừng quá lạm dụng sẽ không tốt cho mẹ và con.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy Complications
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-complications.html
Truy cập ngày 19/12/2021

2. Health Problems in Pregnancy
https://medlineplus.gov/healthproblemsinpregnancy.html
Truy cập ngày 19/12/2021

3. Common health problems in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/common-health-problems/
Truy cập ngày 19/12/2021

4. Staying Healthy During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/preg-health.html
Truy cập ngày 19/12/2021

5. Medical Care During Pregnancy
https://kidshealth.org/en/parents/medical-care-pregnancy.html
Truy cập ngày 19/12/2021

x