Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/03/2022

Bà bầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích cho mẹ bầu

Bà bầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích cho mẹ bầu
Rau xanh là nguồn thực phẩm cần thiết cho phụ nữ mang thai với nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu ăn rau đay được không?

Bạn thích ăn rau đay nhưng không biết bà bầu ăn rau đay được không? Đọc ngay để nắm nhé!

Giá trị dinh dưỡng của rau đay

bà bầu ăn rau đay được không

1. Cung cấp dưỡng chất cho bà bầu và thai nhi

Bà bầu ăn rau đay được không? Đầu tiên, chị em cần tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của loại rau này để có cách dùng an toàn và hiệu quả nhất. Theo thống kê, hàm lượng chất sắt trong rau đay rất dồi dào, có thể xem là đứng trong top đầu của các loại rau ăn lá. Bên cạnh đó, thành phần vitamin C, canxi và beta-carotene cũng rất cao.

Ngoài ra, loài thực vật khá quen thuộc này còn chứa nhiều loại dưỡng chất khác, điển hình như vitamin B, phốt pho, kali… Nếu sử dụng hợp lý, rau đay đích thực góp phần cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu lẫn thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.

2. Cải thiện tình trạng thiếu máu ở bà bầu

Như vừa nêu ở trên, thành phần chất sắt trong rau đay rất phong phú, vì vậy mà nó có tác dụng tốt trong việc cải thiện và phòng ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.

Trước khi cân nhắc việc uống viên bổ sung sắt thì mẹ bầu nên áp dụng biện pháp tự nhiên từ khẩu phần ăn. Trong đó, rau củ sạch, đa dạng trong bữa ăn là yếu tố không thể thiếu để tăng cường sắt cùng các dưỡng chất khác. Thế nên, bạn đừng quên kết hợp rau đay cho các món ăn nhé.

3. Thanh nhiệt trong mùa nắng nóng

Rau đay có tính hàn, vị ngọt, có công dụng giải nhiệt, bồi bổ, cải thiện chứng chán ăn và mệt mỏi khi mang thai ở phụ nữ. Mẹ bầu nên ăn rau đay với một lượng thích hợp sẽ giúp “hạ hỏa” bên trong cơ thể, đồng thời còn hỗ trợ tiêu hóa.

4. Bà bầu ăn rau đay được không? Giảm táo bón trong thai kỳ

Một trong những vấn đề gây khó chịu cho bà bầu chính là chứng táo bón. Trong rau đay có chứa một loại vật chất gọi là polysaccharide, kết hợp với chất xơ thực vật, có tác dụng thúc đẩy nhu động dạ dày, đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu, khiến cho quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi.

5. Kích thích dòng sữa về cho em bé

Bà bầu ăn rau đay được không? Theo các chuyên gia sức khỏe, rau đay tương đối “lành tính” nên hầu như ai cũng ăn được, trừ một số trường hợp đặc biệt. Riêng phụ nữ mang thai cũng có thể dùng rau đay trong bữa, vừa tăng cường dinh dưỡng lại còn có tác dụng lợi sữa sau khi sinh.

6. Kháng viêm, tăng sức đề kháng

Cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ có nhiều thay đổi, cơ thể nặng nề, dễ mệt mỏi và cũng dễ mắc bệnh hơn. Do đó, nâng cao sức đề kháng là một trong những việc hàng đầu để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Rau đay có chứa nhiều vitamin C, là lựa chọn lý tưởng để mẹ bầu phòng ngừa các chứng viêm nhiễm và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi mẹ có sức khỏe tốt thì thai nhi trong bụng cũng sinh trưởng và phát triển ổn định, hạn chế được nguy cơ dị tật.

Bà bầu ăn rau đay được không?

bà bầu có ăn rau đay được không

Hàm lượng dinh dưỡng của rau đay khá cao, đồng thời loài thực vật này cũng đem lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Vì thế, trong trường hợp bình thường thì bà bầu hoàn toàn có thể ăn rau đay.

Tuy nhiên, do rau đay có tính hàn nên mẹ bầu cũng không nên lạm dụng mà ăn nhiều. Đặc biệt nếu cơ thể đang yếu ớt hoặc có hiện tượng động thai, bị tiêu chảy thì tốt nhất không nên sử dụng rau đay. Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh phụ khoa đang điều trị cũng nên cân nhắc khi ăn.

Những món ngon từ rau đay cho bà bầu

1. Canh cua rau đay

bà bầu ăn canh rau đay được không
Bà bầu ăn canh rau đay được không? Hoàn toàn được nhé mẹ

Mẹ bầu chuẩn bị nguyên liệu gồm:

– 200g thịt cua xay

– 1 bó rau đay, hành lá, các gia vị.

Thực hiện:

– Rau đay bỏ lá già và sâu, rửa sạch, để ráo.

– Cho thịt cua xay hòa với nước lọc, khuấy đầu rồi lọc lại.

– Hành lá rửa sạch, băm nhỏ.

– Cho phần nước cốt thịt cua vào nồi, thêm nước vừa đủ đun sôi đến khi cua kết dính lại thành từng mảng.

– Cuối cùng cho rau đay vào, nấu thêm chút nữa cho chín rồi nêm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.

– Múc canh cua rau đay ra tô, rắc hành lá lên trên cho đẹp mắt và dùng nóng.

>>> Mách bạn: 3 cách nấu cua đồng cho bà bầu tẩm bổ

2. Rau đay xào thịt

bà bầu ăn canh rau đay được không

Mẹ bầu chuẩn bị nguyên liệu gồm:

– 1 bó rau đay

– 300g thịt xay

– Hành lá, tỏi và các gia vị khác.

Thực hiện:

– Rau đay nhặt bỏ lá sâu, già, rửa sạch và để ráo.

– Tỏi và hành lá băm nhỏ.

– Bắc nồi lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho hành và tỏi vào phi thơm.

– Tiếp theo cho thịt xay vào đảo đều tay, thêm ít nước.

– Khi thịt xay đã sôi lên thì cho rau đay vào, nêm gia vị vừa ăn và tiếp tục đảo đều tay cho cả rau và thịt trộn đều.

– Khi nguyên liệu đã chín thì tắt bếp, rắc tiêu xay lên, cho ra đĩa và thưởng thức lúc nóng.

Những lưu ý khi bà bầu ăn rau đay

Bà bầu ăn rau đay được không? Mặc dù mẹ bầu có thể ăn nhưng do rau đay có tính hàn nên trong trường hợp bạn đang bị tiêu chảy thì tốt nhất không nên ăn. Ngoài ra, nếu muốn thúc đẩy dòng sữa cho bé bú thì nên chọn loại rau đay trắng sẽ hiệu quả hơn rau đay đỏ.

Bên cạnh đó, dù rau đay có nhiều giá trị dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai nhưng không nên ăn nhiều. Bạn cần kết hợp đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau để cơ thể hấp thu đầy đủ các dưỡng chất, không gây mất cân bằng và phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Corchorus olitorius – L.
https://pfaf.org/User/Plant.aspx?LatinName=Corchorus+olitorius
Ngày truy cập 20/5/2021

2. Corchorus olitorius
https://www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-genetics-and-molecular-biology/corchorus-olitorius
Ngày truy cập 20/5/2021

3. Corchorus olitorius (jute)
https://www.cabi.org/isc/datasheet/16022
Ngày truy cập 20/5/2021

4. Corchorus olitorius – L.
https://www.gbif.org/species/3152084
Ngày truy cập 20/5/2021

5. Canh cua rau đay
https://cookpad.com/vn/cong-thuc/14211562-canh-cua-rau-day
Ngày truy cập 20/5/2021

 

x