Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 18/05/2022

Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần biết để tránh nguy hiểm tính mạng

Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần biết để tránh nguy hiểm tính mạng
Sảy thai là những trường hợp thai bị tống xuất tự nhiên ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần thai. Nếu phải rơi vào trường hợp này, bạn cần biết sảy thai ra máu trong bao lâu để tránh hoang mang, lo lắng nhé!

Sảy thai ra máu trong bao lâu? Đây là vấn đề mà chị em không mong muốn nhưng phải trang bị kiến thức để xử lý thỏa đáng và phòng ngừa hiệu quả hơn.

Hiện tượng sảy thai tự nhiên thường do nguyên nhân gì?

Trước khi tìm hiểu vấn đề sảy thai ra máu trong bao lâu, bạn cần biết nguyên nhân gây sảy thai.

1. Chức năng hoàng thể không hoàn chỉnh

Thể vàng của buồng trứng là nơi sản xuất progesterone. Một khi thể vàng phát dục không hoàn chỉnh hoặc bị thoái hóa sớm, lượng progesterone tiết ra sẽ bị thiếu hụt hoặc cũng có thể do phản ứng của màng tử cung với progesterone quá thấp đều ảnh hưởng sự ổn định của phôi thai.

2. Nhiễm sắc thể dị thường

Nếu nhiễm sắc thể của phôi thai biến đổi dị thường sẽ không thể phát triển như bình thường, dẫn đến sảy thai tự nhiên thường gặp. Các chuyên gia khuyến cáo vợ chồng nên kiểm tra, xét nghiệm đầy đủ trước khi có kế hoạch sinh con, chẩn đoán bạn có vấn đề ở nhiễm sắc thể hay không rồi mới quyết định mang thai.

3. Nhân tố môi trường

Những người tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại (nhiễm chì, benzen, formaldehyde…) hoặc môi trường vật lý bất lợi (tia phóng xạ, nhiệt độ cao, tiếng ồn…) sẽ càng có nguy cơ bị sảy thai.

4. Cơ thể mẹ bầu

Trong thai kỳ, nếu mẹ mắc các bệnh cấp tính hoặc sốt cao, nhiễm độc tố, vi khuẩn, thiếu máu nặng, bệnh tim, cao huyết áp, bệnh phụ khoa hay chức năng nhau thai không hoàn thiện đều có thể là nguyên nhân gây sảy thai.

5. Chức năng miễn dịch

Trường hợp miễn dịch của mẹ và thai nhi xảy ra hiện tượng không thích ứng, cơ thể mẹ sẽ bài xích phôi thai mà dẫn đến sảy thai.

Vậy sảy thai ra máu trong bao lâu, chúng ta hãy tìm hiểu trong phần dưới đây nhé.

Sảy thai ra máu trong bao lâu?

Sảy thai ra máu trong bao lâu?

Có trường hợp chị em bị sảy thai mà bản thân hoàn toàn không biết vì chưa phát hiện mình đã cấn thai. Lúc này, đau bụng và chảy máu dễ bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp này, sảy thai bao lâu thì hết ra máu? Đa số sảy thai ở giai đoạn sớm diễn ra rất nhanh, có thể chỉ trong vài ngày nhưng cũng có người chảy máu trong một tuần.

Sảy thai ra máu trong bao lâu? Thời gian chảy máu và lượng máu nhiều hay ít còn tùy thuộc tuổi thai cũng như sức khỏe người mẹ. Thông thường chảy máu sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày, lâu nhất cũng không quá 15 ngày. Mẹ có thể ra máu nhiều kèm các cục máu đông, sau đó giảm dần đến khi ngưng hẳn.

Nếu thời gian ra máu lâu hơn thời gian trên, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám để có hướng xử lý kịp thời. Tình trạng ra máu liên tục không đông, có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ, đặc biệt nếu ra máu thấm đẫm 2 băng vệ sinh dầy trong 1 tiếng, kéo dài trong 2 giờ liên tiếp thì bạn cần đến khám ngay nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những trái cây cực tốt cho bà bầu 3 tháng cuối.

Làm sao biết mình bị sảy thai?

Có nhiều nguyên nhân sảy thai và đòi hỏi phải có sự chẩn đoán y khoa để biết tình trạng chính xác. Mặc dù vậy, khi mang thai, mẹ có thể chú ý hơn nếu đột ngột có các triệu chứng như chảy máu có kèm khối máu đông, đau bụng, đau thắt lưng, âm đạo chảy dịch bất thường…

Những điều nên làm để tránh sảy thai

Thay vì băn khoăn sảy thai ra máu trong bao lâu, chị em càng nên làm tốt chế độ sinh hoạt trong thai kỳ, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

1. Vận động vừa sức

sảy thai bao lâu thì hết ra máu

Chế độ rèn luyện thể chất đóng vai trò không nhỏ để tăng cường sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của mình cũng như thai nhi để lựa chọn môn thể dục thể thao phù hợp.

Đặc biệt những tháng đầu mang thai, sự phát triển của thai nhi chưa hoàn chỉnh và chưa ổn định, cơ thể mẹ cũng nhiều vấn đề do ốm nghén nên cần tránh vận động mạnh, hạn chế nguy cơ sảy thai.

2. Chú ý vệ sinh cá nhân

Do cơ thể thay đổi khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên, nên trao đổi chất cũng nhanh hơn, dịch tiết ở âm đạo nhiều thêm khiến mẹ bầu càng dễ bị viêm nhiễm. Bình thường, mẹ nên chú ý tắm rửa, thay quần áo hợp lý để không bị bệnh phụ khoa tấn công.

3. Trang phục thích hợp

Giai đoạn đầu thai kỳ, bà bầu cần mặc quần áo đảm bảo các yếu tố như rộng rãi, mềm mại, thấm hút tốt và không đi giày cao gót. Việc ăn mặc bó sát, chèn ép vùng bụng và thường xuyên mang giày cao gót không những khiến cơ thể mẹ bức bối, đau nhức chân mà còn tăng nguy cơ sảy thai.

4. Kiểm tra thai theo chỉ định của bác sĩ

Dù lý do gì thì bạn vẫn nên đảm bảo mọi chỉ định kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm trong suốt thai kỳ. Điều này sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện bất thường mà kịp thời xử lý, giảm nguy hiểm cho thai nhi.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ giải đáp được vấn đề sảy thai ra máu trong bao lâu. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này hãy để lại bình luận. MarryBaby sẽ giải đáp ngay cho các mẹ bầu nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What happens – Miscarriage

https://www.nhs.uk/conditions/miscarriage/what-happens/

Truy cập ngày 23/04/2022

2. What really happens during a miscarriage

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/what-really-happens-during-a-miscarriage

Truy cập ngày 23/04/2022

3. Miscarriage

betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/miscarriage

Truy cập ngày 23/04/2022

4. Understanding Miscarriage — Prevention

https://www.webmd.com/baby/understanding-miscarriage-prevention

Truy cập ngày 23/04/2022

x