Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/06/2022

Bà bầu tắm nắng: Cẩn thận để không hại cả mẹ lẫn con!

Bà bầu tắm nắng: Cẩn thận để không hại cả mẹ lẫn con!
Nhiều mẹ bầu chọn cách phơi nắng để khắc phục làn da nhợt nhạt do ốm nghén. Và trên hết, đây là cách quan trọng giúp thai nhi hấp thu thêm vitamin D. Song, liệu bà bầu tắm nắng thường xuyên có tốt không? Xu hướng hiện nay là nhiều chị em ưa chuộng làn […]

bà bầu tắm nắng có nguy hiểm không

Nhiều mẹ bầu chọn cách phơi nắng để khắc phục làn da nhợt nhạt do ốm nghén. Và trên hết, đây là cách quan trọng giúp thai nhi hấp thu thêm vitamin D. Song, liệu bà bầu tắm nắng thường xuyên có tốt không?

Xu hướng hiện nay là nhiều chị em ưa chuộng làn da nâu bóng khỏe mạnh. Vì vậy, không ít mẹ bầu chọn cách phơi nắng để sớm đạt được điều này khi mang thai. Mặt khác, việc phơi nắng cũng được xem là cách hấp thụ vitamin D “0” đồng, nhưng lại hiệu quả.

Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ cách hấp thụ ánh nắng đúng đắn và khoa học nhất. Chính vì vậy, Marry Baby mang đến những kinh nghiệm, lưu ý cần thiết cho bà bầu phơi nắng. Cùng tham khảo ngay nhé!

Giải đáp: Liệu bà bầu tắm nắng có nên hay không?

Đây là thắc mắc mà nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, bà bầu luôn phải được chăm sóc chu đáo, cẩn thận từ ăn uống đến sinh hoạt.

Khuyến cáo cho mẹ bầu là nên tắm nắng. Nhờ việc này mà cơ thể mẹ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D cho thai nhi. Dưỡng chất này đảm bảo bé tránh được nguy cơ bị nhiễm trùng hô hấp, thở khò khè.

Mặc dù vậy, nhưng nhiều chuyên gia vẫn khuyên bà bầu chỉ nên tắm nắng từ tháng thứ 4 trở đi. Đặc biệt là chỉ nên phơi nắng vừa phải, tránh tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng mặt trời, nhất là khi bạn là người có làn da nhạy cảm. Lý do vì bức xạ cực tím có thể làm tăng nguy cơ ung thư da, lão hóa sớm và hình thành nếp nhăn.

Một điều cần lưu ý nữa rằng khi mang thai, làn da của bạn lại trở nên nhạy cảm hơn trước. Do vậy, nó dễ bị tổn thương hơn.

Những rủi ro có thể gặp phải khi bà bầu tắm nắng

Trong suốt quá trình bà bầu phơi nắng, việc tiếp xúc tia bức xạ UV gây hại là điều khó tránh khỏi. Do vậy, nếu tắm nắng quá lâu, bạn có thể gặp những rủi ro sau đây:

1. Ung thư da

Trên thực tế, việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da lên rất nhiều lần. Đặc biệt, khi mùa hè sắp đến, đây là thời điểm mà tia cực tím hoạt động rất mạnh và có hại, nhất là vào khung 10 – 16 giờ hàng ngày.

Ung thư da phổ biến nhất là dạng ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC). Dạng ung thư này thường diễn ra ở những khu vực dễ tiếp xúc với ánh nắng như cổ, mặt, cánh tay.

2. Gây tình trạng lão hóa sớm

Khoa học ngày nay đề cập đến “Photoaging”. Đây là một thuật ngữ chỉ sự lão hóa da do ánh nắng mặt trời. Mức độ còn tùy thuộc vào màu da cũng như thời gian tiếp xúc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với tia cực tím lặp đi lặp lại sẽ tiêu hủy các sợi collagen và elastin. Điều này khiến da trở nên lỏng lẽo, chảy xệ, dễ sạm và nám hơn.

3. Làm trầm trọng thêm vấn đề nám da

Nám da là một dạng rối loạn sắc tố phổ biến mà nhiều chị em rất hay gặp phải. Mặt khác, một khi bà bầu tắm nắng, sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lại khiến tình trạng này thêm trầm trọng hơn. Điều này là do tia UVA có trong ánh nắng gây ra nên dù bạn phơi nắng trong bất kể trạng thái thời tiết nào cũng sẽ khiến cho da mau lão hóa và xỉn màu. Do vậy, nếu bạn đang bị nám, hãy thận cẩn trọng khi tắm nắng hay đi dưới trời nắng nhé!

4. Bà bầu tắm nắng khiến da dễ nhạy cảm hơn

sạm da

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ là nguyên nhân khiến cho làn da trở nên nhạy cảm. Tuy nhiên, một yếu tố khác cũng khiến cho da nhạy cảm hơn thế nữa là bức xạ mặt trời.

Tia nắng mặt trời sẽ làm da tăng nhiệt độ. Từ đó, da mau chóng bị kích ứng, nổi mẩn đỏ khó chịu. Hơn nữa, tia UVA và UVB cũng gây ra quá trình oxy hóa, khiến tế bào da bị viêm. Sức nóng phần nào sẽ làm cho da bị khô, ráp, sần sùi.

5. Có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Một trong những nguy cơ lớn khi bà bầu tắm nắng là tia UV sẽ phá hủy axit folic. Dưỡng chất này cực kỳ quan trọng trong thai kỳ góp phần phát triển hệ thống thần kinh ở trẻ. Thai nhi dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ tia UV, nhất là ở thời điểm tam cá nguyệt đầu tiên và thứ hai. Đây là những giai đoạn mà não bộ của trẻ phát triển mạnh mẽ.

6. Ảnh hưởng trên quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để nuôi thai

Tắm nắng cũng có thể tác động đến sự lưu thông máu trong cơ thể. Nguyên do là nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến các mao mạch máu, cộng thêm tư thế nằm ngửa trong một thời gian dài từ đó khiến máu huyết chậm lưu thông hơn. Điều này khá nguy hiểm vì máu di chuyển mang theo oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi thai.

7. Nguy cơ trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

Mới đây, nghiên cứu tại Australia đã phát hiện trẻ sinh ra từ những bà mẹ thường xuyên tiếp xúc với tia UV sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đa xơ cứng.

Đây là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống, đồng thời chức năng thần kinh sẽ bị giảm sút. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng của bệnh này bao gồm nhiều giai đoạn tê liệt khác nhau.

8. Bà bầu tắm nắng nhiều khiến cơ thể mất nước

Việc tắm nắng quá lâu khiến cơ thể ra mồ hôi, từ đó làm tăng nguy cơ mất nước. Sẽ nguy hiểm hơn cho bạn nếu không chú ý bổ sung nước kịp thời.

Với những mẹ bầu mê làn da ngăm, đây là những điều cần tránh tuyệt đối

Việc sở hữu làn da nâu rám nắng là ước muốn của nhiều chị em và các mẹ bầu cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, ngoài việc tắm nắng để có làn da nâu thì những phương pháp nhuộm da dưới đây cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro:

  • Giường tắm nắng (Tanning Beds): Để có làn da nâu bóng, bạn buộc phải nằm trong thiết bị có không gian kín. Điều này cũng khiến thân nhiệt tăng đến mức có thể ảnh hưởng đến tử cung và gây dị tật cột sống ở trẻ khi sinh. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự như việc xông hơi.
  • Thuốc nhuộm màu da (Tanning pills): Loại thuốc uống này có nhiều thành phần sắc tố như carotenoids hoặc canthaxanthins. Một số thẩm mỹ viện cũng cung cấp giải pháp tiêm thuốc gọi là melanotan. Dù là gì thì cả hai loại trên đều không an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Tắm nắng ở bãi biển: Nhiều người cho rằng, việc tắm nắng ở bãi biển sẽ mau chóng có được làn da như mong muốn hơn. Tuy nhiên, bức xạ tại đây khá mạnh và có thể gây tình trạng phát ban da nếu bạn không cẩn thận. Dù rằng mẹ bầu có thể phòng ngừa bằng cách uống đủ nước, thoa kem chống nắng, đội mũ… nhưng cũng không nên mạo hiểm sức khỏe bạn nhé!

Bà bầu tắm nắng thế nào mới đúng cách?

Thời gian tắm nắng tốt nhất rơi vào khoảng 6h30 – 7h30 sáng, vào bất kể mùa nào trong năm. Thời điểm cuối năm khi tiết trời trở lạnh, mẹ bầu có thể tắm vào các buổi chiều 16h – 17h nếu nắng không quá gắt.

Khi tắm nắng, bà bầu nên chú ý đội mũ rộng vành và đeo kính râm để ánh nắng không chiếu trực tiếp vào mặt dễ sinh nám. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên mặc đồ sẫm màu để tránh thu hút ánh nắng nhiều hơn.

Trước khi tắm nắng, mẹ bầu đừng quên thoa kem chống nắng. Thành phần trong kem sẽ bảo vệ da khỏi những tia cực tím có hại, ngăn ngừa nếp nhăn. Mức SPF trong kem chống nắng được khuyến cáo rơi vào khoảng từ 30 – 50.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là nhớ bổ sung nước thường xuyên khi tắm nắng bạn nhé!

Bà bầu tắm nắng chỉ nên dừng lại ở việc cung cấp thêm vitamin D cho trẻ chứ không phải là cách để bạn “tô màu” cho làn da. Hãy nhớ rằng, sức khỏe của chính bản thân bạn và thai nhi mới là điều quan trọng hơn bất cứ điều gì.

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x