Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/08/2023

Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy? Những điều mẹ bầu nên biết!

Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy? Những điều mẹ bầu nên biết!
Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy của thai kỳ? Ai mà đoán chắc chắn được hẳn là nhà khoa học vĩ đại. Bởi cho đến hiện tại các chuyên gia hàng đầu cũng chỉ ước chừng khoảng thời gian mà những cơn buồn nôn ghé thăm mẹ bầu mà thôi!

85% phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai. Nhưng có thai bao lâu thì bị nghén thì không ai biết. Chỉ biết rằng mẹ bầu luôn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để “sống chung với lũ”. Theo dõi bài viết sau để biết ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy thai kỳ mẹ nhé!

Hiện tượng ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy?

Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy? Ốm nghén sẽ xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ và tệ nhất là vào khoảng tuần thứ 9. Ốm nghén (morning sickness) hay còn gọi là buồn nôn khi mang thai. Ít nhất 7 trong 10 phụ nữ mang thai bị ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt, thai phụ có sức khỏe yếu thì ốm nghén có thể kéo dài trong suốt thai kỳ cho khi em bé chào đời. Tuy nhiên, phần lớn các bà bầu sẽ cải thiện được tình trạng này một cách đáng kể vào khoảng tuần 14-20. Nếu bạn đang mang thai trong 3 tháng đầu, nhưng lại không thấy mình có bất cứ dấu hiệu nào của ốm nghén thì cũng không sao nhé.

Ngoài việc tìm hiểu phụ nữ ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy; bạn có thể xem thêm “ốm nghén có tốt không?” theo góc nhìn của khoa học trên website của MarryBaby nhé.

ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy 1
Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy?

Nguyên nhân dẫn đến buồn nôn khi mang thai

Buồn nôn khi mang thai có thể là do tác động của một loại hormone do nhau thai sản xuất có tên là gonadotropin màng đệm ở người (HCG). Phụ nữ mang thai bắt đầu sản xuất HCG ngay sau khi trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung.

Phụ nữ bị ốm nghén nặng (hyperemesis gravidarum) có nồng độ HCG cao hơn những phụ nữ mang thai khác. Hoặc những phụ nữ mang song thai hoặc đa thai cũng có nồng độ HCG cao hơn và dễ bị ốm nghén hơn.

Tương tự như vậy, hormone estrogen tăng lên trong thai kỳ cũng có liên quan đến sự gia tăng chứng buồn nôn trong thai kỳ. Tuy nhiên, nồng độ hormone thai kỳ cao không liên quan đến buồn nôn và nôn. Điều này cũng có thể là dấu hiệu của mô nhau thai còn sống.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu bị ốm nghén vào buổi chiều tối phải làm sao?

Bà bầu ốm nghén nặng có nguy hiểm không?

Có khoảng 3 trong số 100 phụ nữ có thể bị chứng nghén nặng (hyperemesis gravidarum) khi mang thai. Đây là tình trạng buồn nôn quá mức có thể khiến bạn giảm cân và mất nước. Tình trạng này có thể bắt đầu sớm trong thai kỳ và kéo dài trong suốt thai kỳ.

Nếu bạn bị chứng nôn nghén nặng, bạn cần phải đến bệnh viện điều trị để giữ an toàn cho bạn và em bé. Những nguy cơ có thể dẫn đến ốm nghén nặng gồm:

  • Đang thừa cân
  • Mang bầu đa thai
  • Mang thai lần đầu
  • Đang mang thai bé gái
  • Có tiền sử ốm nghén ở lần mang thai trước
  • Làm việc trong môi trường có nhiều áp lực căng thẳng.
  • Thường bị say tàu xe hoặc chứng đau nửa đầu khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
  • Mắc bệnh trophoblastic, một tình trạng dẫn đến sự phát triển tế bào bất thường trong tử cung (dạ con).

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đỡ buồn nôn mà vẫn đủ dinh dưỡng?

key-takeaways title=”Dấu hiệu bị ốm nghén nặng là gì?”]

  • Nôn mửa dẫn đến mất nước
  • Giảm hơn 4.5kg khi mang thai
  • Nôn nhiều hơn 3 đến 4 lần/ngày
  • Nôn mửa khiến chóng mặt hoặc có cảm giác lâng lâng

[/key-takeaways]

Thai mấy tuần thì hết nghén?

Ốm nghén bao lâu thì hết? Hầu hết chị em lần đầu làm mẹ, những phiền não về ốm nghén sẽ chấm dứt vào tuần cuối của tam cá nguyệt đầu tiên. Tức là cơn ốm nghén có thể sẽ kéo dài đến tuần thứ 12-14 và giảm dần cho đến hết.

Hiếm có mẹ phải “mang theo” ốm nghén tới khi “lâm bồn”. Điều này có thể do cơ thể của bạn quá tập trung vào việc sinh bé. Cho nên nó đã quên đi quá trình làm việc của dạ dày dẫn đến tất cả những gì bạn ăn vào đều nôn ra.

ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy
Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy?

Bước qua người chồng có hết ốm nghén?

Dân gian có chuyện kể rằng để không phải ốm nghén, chị em cứ để chồng nghén thay. Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:

  • Thời gian: Ban đêm, dĩ nhiên
  • Điều kiện: Chồng ngủ say
  • Cách làm: Bước qua chồng nhưng đừng bước lại mà phải đi lên từ cuối giường. Khi làm việc không để chồng biết.

Thực tế, các chuyên gia vẫn chưa thể giải thích rõ quan niệm “chồng nghén thay vợ” có chính xác không. Có thể, quan niệm này chỉ có thể là một mẹo tâm lý để giúp các bà bầu an tâm hơn thôi. Nếu bạn muốn thử nghiệm xem mẹo giảm ốm nghén này có thật sự chính xác không thì có thể làm nhé.

ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy
Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy?

Cách ngăn ngừa và giảm ốm ngén

Sau khi đã biết ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy; bạn cũng nên biết cách ngăn ngừa để cảm thấy thoải mái hơn khi vào giai đoạn này. Dưới đây là các mẹo để giảm ốm nghén bạn nên biết:

  • Uống nhiều chất lỏng: Nếu bạn uống nhiều nước hoặc các loại nước khác cũng giúp ngăn ngừa buồn nôn ốm nghén.
  • Tránh những mùi gây khó chịu cho dạ dày: Những mùi hương gây khó chịu cho dạ dày cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn.
  • Luôn đặt đồ ăn nhẹ ở xung quanh: Ăn một ít bánh quy giòn trước khi thức dậy vào buổi sáng có thể giúp ổn định dạ dày và giảm nghén.
  • Châm cứu: Nếu bạn muốn châm cứu để giảm ốm nghén, hãy tìm một bác sĩ châm cứu được đào tạo để làm việc với phụ nữ mang thai.
  • Ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày: Bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì 3 bữa lớn sẽ giúp tiêu hoá dễ hơn và giảm nghén hiệu quả.
  • Ăn thức ăn ít chất béo và dễ tiêu hóa: Bạn nên ăn những thức ăn như ngũ cốc, gạo và chuối để dễ tiêu hoá. Đặc biệt, bạn cần tránh ăn các thức ăn cay hoặc béo.
  • Dùng các món ăn với gừng: Gừng là một loại thảo mộc được sử dụng trong nấu ăn và làm thuốc. Bạn có thể uống rượu gừng, trà hoặc ăn kẹo có thể giúp giảm ốm nghén.
  • Đeo vòng tay bấm huyệt (kích thích dây thần kinh bằng điện): Chiếc vòng tay sẽ giúp tạo áp lực hoặc kích thích một số điểm trên cơ thể (điểm áp lực) để giúp ngăn ngừa buồn nôn.
  • Ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn: Điều này có thể giúp giữ cho dạ dày của bạn không bị trống rỗng và giúp ngăn ngừa buồn nôn. Hãy thử đồ ăn nhẹ có nhiều chất đạm, như sữa hoặc sữa chua.
  • Uống vitamin trước khi mang thai: Nếu bạn bổ sung vitamin trước khi mang thai có thể ngăn ngừa được chứng ốm nghén. Tuy nhiên, vitamin cũng có thể gây khó chịu cho dạ dày. Do đó, bạn nên uống vitamin cùng với bữa ăn nhẹ.

Cách điều trị ốm nghén nặng

Ngoài việc tìm hiểu thai phụ ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy; nếu bạn bị ốm nghén nặng thì có thể được bác sĩ điều trị bằng thuốc chữa ốm nghén như sau:

  • Uống vitamin B6 và doxylamine: Bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng các loại thuốc này riêng biệt hoặc cùng nhau. Hoặc nhà cung cấp của bạn có thể kê toa cho bạn một loại thuốc kết hợp chúng.
  • Uống thuốc chống nôn: Nếu Vitamin B6 và doxylamine không có tác dụng, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nôn cho bạn.

Như vậy bạn đã biết ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy, khi nào ốm nghén và bao lâu thì hết. Thông thường khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ bạn có thể xuất hiện các cơn buồn nôn do ốm nghén. Chúng có thể kết thúc khi đến tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, một số thai phụ có thể bị ốm nghén kéo dài đến hết thai kỳ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Vomiting and morning sickness
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vomiting-and-morning-sickness/
Truy cập ngày 11/06/2021

2. Morning sickness
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/symptoms-causes/syc-20375254
Truy cập ngày 11/06/2021

3. Pregnancy – morning sickness
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-morning-sickness
Truy cập ngày 11/06/2021

4. Severe Morning Sickness (Hyperemesis Gravidarum)
https://kidshealth.org/en/parents/hyperemesis-gravidarum.html
Truy cập ngày 11/06/2021

5. Morning Sickness: Nausea and Vomiting of Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/morning-sickness-nausea-and-vomiting-of-pregnancy
Truy cập ngày 11/06/2021

x