Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/03/2022

Nhiễm độc thai nghén và những nguy cơ mẹ bầu cần biết

Nhiễm độc thai nghén và những nguy cơ mẹ bầu cần biết
Nhiễm độc thai nghén là gì và những nguy hiểm của căn bệnh này đối với sức khỏe của mẹ và bé. Tìm hiểu ngay dưới đây.

Nhiễm độc thai nghén thường có biểu hiện rõ nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ, giai đoạn đầu rất mờ nhạt tương tự ốm nghén thông thường. Tuy nhiên mẹ bầu hãy để ý rõ nét hơn và đặt lịch khám định kỳ để đề phòng căn bệnh này nhé.

Hiện tượng nhiễm độc thai nghén

1. Nhiễm độc thai nghén là gì?

Thuật ngữ “nhiễm độc thai nghén” có ý nghĩa ám chỉ quá trình thai nghén gây độc lên cơ thể của người phụ nữ mang thai. Thuật ngữ này hiện nay không còn được sử dụng phổ biến như trước nữa, được thay thế bằng thuật ngữ “tăng huyết áp thai kỳ-tiền sản giật-sản giật”.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân sinh bệnh học nhiễm độc thai nghén hiện nay còn đang thảo luận, những biểu hiện lâm sàng nhiễm độc thai nghén giống như có: bệnh ở thận, ở hệ tim mạch, ở gan, ở mắt. Thực chất đây là biểu hiện các rối loạn bệnh ở tạng đích do thai nghén gây ra.

Nhiễm độc thai nghén đặc trưng với sự phá hủy tế bào nội mô mạch máu toàn thân với các hiện tượng như co thắt mạch máu, rò rỉ huyết tương, thiếu máu và huyết khối.

Tổn thương mạch máu hay gặp ở các tạng như: não, thận, tim, phổi mắt

Tổn thương hệ đông máu: Có khả năng gây đông máu rải rác trong lòng mạch gây giảm sinh sợi huyết, tan huyết gây chảy máu ở các tạng, rau bong non, huyết khối ở trong bánh rau. Chảy máu ở: phổi, thận, tim, não, dưới bao gan, chảy máu ra ngoài sau khi đẻ do rối loạn đông máu. số lượng tiểu cầu giảm.

Tổn thương phù: Gặp ở gian bào phù toàn thể, ở phổi gây phù phổi câp, phù não gây cơn tiền sản giật, sản giật.

nhiễm độc thai nghén 1

3. Đối tượng nguy cơ bệnh nhiễm độc thai nghén

Thông thường, các đối tượng sau dễ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén:

  • Những người gầy nhiều tuổi hoặc nhiều tuổi
  • Mẹ bầu trong tam cá nguyệt cuối cùng bị huyết áp cao
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Thai phụ trẻ và mang thai con so: đây là đối tượng dễ mắc nhiễm độc thai nghén hơn so với người phụ nữ đã mang thai nhiều lần trước đó. Tỷ lệ bị nhiễm độc thai nghén ở phụ nữ sinh con so khoảng từ 3-10% trong khi ở phụ nữ sinh con rạ chỉ khoảng từ 1,4-4%.
  • Thời tiết lạnh, đang chuyển mùa.
  • Thường xuyên mệt mỏi, làm việc quá sức trong lúc mang thai.
  • Thể trạng béo phì, BMI>30
  • Sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Các bệnh lý nội khoa như viêm loét dạ dày, suy thận mãn tính, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch.
  • Các bệnh lý tự miễn như bệnh lupus toàn thân, hội chứng kháng phospholipid.
  • Tiền sử mắc nhiễm độc thai nghén ở lần mang thai trước.
  • Những thai phụ có tiền sử bệnh tim mạch, viêm cầu thận, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén cũng có các dấu hiệu tương tự như sinh lý mang thai thông thường như ốm nghén, phù chân. Tuy nhiên mẹ bầu cần phân biệt rõ sự khác biệt để điều trị kịp thời.

1. Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu thai kỳ

Ốm nghén nặng thai phụ thường nôn nghén quá độ, ăn uống kém

  • Nôn oẹ vào buổi sáng, ăn uống kém, thèm ăn đột ngột;
  • Tăng cân nhanh cũng là một dấu hiệu bất thường ở 3 tháng đầu thai kỳ. Do vậy, khi mẹ bầu cũng nên lưu ý nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân nhanh, khoảng 500 gram/ tuần cũng cần gặp bác sĩ điều trị.
  • Gồm 2 thể nôn nhẹ hoặc nôn nặng.

>>>Mẹ hãy xem thêm : Thực đơn cho bà bầu ốm nghén mang đến hiệu quả tức thì

2. Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ

Tăng huyết áp

Khi bị nhiễm độc thai nghén, huyết áp của mẹ bầu thường tăng cao. Nếu huyết áp trên 140/90 mmHg thì mẹ nên được điều trị và theo dõi để hạn chế biến chứng xấu có thể xảy ra. Tăng huyết áp động mạch là dấu hiệu quan trọng, vì là dấu hiệu đến sớm nhất, tỷ lệ gặp nhiều nhất (87,5%), có giá trị tiên lượng cho cả mẹ và con.

Protein niệu

Là hội chứng đái ra protein ở một thai phụ không có tiền sử bệnh thận và không có dấu hiệu viêm trong hệ thống tiết niệu. Trường hợp mẹ bầu xét nghiệm nước tiểu cho kết quả protein niệu cao hơn 0,3g/l thì đây có thể là biểu hiện của nhiễm độc thai nghén.

Phù chân

Những tháng cuối thai kỳ, chân mẹ phù rất to. Mẹ hãy thử nhấn mạnh vào mắt cá chân và thấy lõm ở vị trí đó thì đây là dấu hiệu của hiện tượng phù chân. Với những trường hợp nặng, mẹ bầu có thể bị phù ở cả mặt và hai tay. phù ở chân không giảm sau nghỉ ngơi.

Hiện tượng phù không chỉ xuất hiện ở dưới da mà còn ở trong các cơ quan bên trong, nước thoát ra trong các khoảng kẽ, gây nên các triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, đau bụng,…

Nếu mẹ nằm nghỉ ngơi và gác chân cao mà tình trạng này vẫn không hết thì hãy đi khám ngay.

Biến chứng nguy hiểm của hiện tượng nhiễm độc thai nghén

1. Tác hại của nhiễm độc thai nghén đối với mẹ bầu

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật và sản giật.

Tiền sản giật

Các dấu hiện tiền sản giật

  • Nhức đầu dữ dội.

  • Thay đổi về thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

  • Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn ở bên phải.

  • Buồn nôn hoặc nôn.

Bên cạnh các triệu chứng kể trên, mẹ bầu có thể gặp nhiều triệu chứng khác như choáng váng, đau đầu, mờ mắt, đau bụng.

Sản giật:

Tiền sản giật nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các cơn sản giật. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm độc thai nghén, sản giật dẫn đến nguy cơ tử vong cao cho cả mẹ và con.

Những cơn co giật toàn thân mạnh dẫn đến co cứng toàn bộ, có sự co giật ở mặt, tay chân, sùi bọt mép, ngừng thở và chuyển sang hôn mê. Vì tình trạng co giật mạnh, mẹ bầu có thể cắn phải lưỡi gây chảy máu hoặc chấn thương do rớt khỏi giường. Mẹ bầu có nguy cơ tử vong khi bị suy tim, phù phổi và nhồi máu não.

nhiễm độc thai nghén 2

2. Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Gây suy dinh dưỡng

Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến sự cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Từ đó, thai nhi dễ bị nhẹ cân, thậm chí nếu không đủ dinh dưỡng có thể khiến thai nhi chết lưu, sảy thai.

Giải pháp: Cố gắng đảm bảo sự phát triển bình thường của thai trong tử cung, hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra cho thai: kém phát triển trong tử cung,suy dinh dưỡng, chết lưu … và giảm tỷ lệ bệnh và tử vong chu sản.

Điều trị nhiễm độc thai nghén

1. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sản phụ có dấu hiệu nghén nghiêm trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc có biểu hiện tăng huyết áp, phù, đái ra protein niệu, tăng huyết áp ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Nên đến phòng khám chuyên khoa uy tín hoặc bệnh viện để làm xét nghiệm và chẩn đoán điều trị. Cần lưu ý bệnh nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và trẻ.

2. Đối với triệu chứng ốm nghén nặng của 3 tháng đầu

Khi thai nhi chưa đủ tháng, điều trị ở đây là điều trị triệu chứng ốm nghén. Thường là các thuốc chống nôn, thuốc giảm tiết dịch, các chế phẩm từ gừng và vitamin B6 để hạn chế buồn nôn, khó chịu từ sớm.

Khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm độc thai nghén, mất nước, rối loạn điện giải, mẹ bầu cần vào viện điều trị tích cực và giữ tinh thần thoải mái, tránh kích động.

Trong trường hợp nôn nhẹ, mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ ngơi trong phòng yên tình, sạch sẽ và không có mùi thức ăn. Nếu mẹ bầu bị nôn nặng, cần giữ tâm lý thoải mái và tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, thực đơn phù hợp.

3. Đối với triệu chứng bệnh lý của 3 tháng cuối

Việc điều trị ở 3 tháng cuối thai kỳ được tiến hành xử lý theo từng vấn đề sức khỏe:

  • Huyết áp: Khống chế mức huyết áp thai phụ ở mức ổn định, không để tăng cao quá hoặc hạ thấp quá.
  • Protein niệu: Thai phụ nên dùng thuốc kháng sinh nhóm beta lactam để chống tình trạng viêm cầu thận.
  • Tình trạng phù nề: Thai phụ sẽ được điều trị theo từng nguyên nhân. Nếu ứ natri ở máu, cần hạn chế việc nạp natri clorua vào cơ thể; nếu giảm protein máu thì cần nâng cao áp lực keo trong lòng mạch bằng cách truyền đạm.

Bên cạnh đó, thai phụ cần được bổ sung thêm các vi lượng như acid folic, magie B6,… đảm bảo đủ chất cho thai nhi phát triển bình thường.

Nếu nhiễm độc thai nghén trong lúc đang chuyển dạ, cần đánh giá tình trạng nhiễm để thực hiện các biện pháp nội khoa và sản khoa thích hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Phòng ngừa bệnh như thế nào?

Hiện nay, chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén và cũng không có thuốc đặc trị tình trạng này nên cách tốt nhất là phòng ngừa để ngăn chặn bệnh có thể xảy ra.

  • Nếu mắc phải các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận…, chị em nên điều trị trước khi có ý định mang bầu để ngăn ngừa các biến chứng không may xảy ra
  • Nên khám tiền sản trước khi có ý định mang thai.
  • Khi có thai cần ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ các nhóm chất vitamin, chất vi lượng, uống bổ sung canxi axit folic, viên sắt…
  • Trong giai đoạn đầu mang thai, mẹ cần đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường của thai nghén.

nhiễm độc thai nghén 1

Các biện pháp chẩn đoán

1. Chẩn đoán xác định

Dựa vào ba triệu chứng chính: Huyết áp, Prolein niệu, và phù không hay có kèm theo dấu hiệu phụ và dấu hiệu cận lâm sàng.

2. Chẩn đoán phân biệt

  • Bệnh tăng huyết áp mạn tính và thai nghén: Cao huyết áp có từ trước khi có thai, hoặc tăng ngay từ khi có thai, nhưng protein niệu (-). Nên dễ lầm thể nhiễm độc thai nghén một triệu chứng. Nếu protein niệu (+) đã là tiền sản giật thêm vào, có tiên lượng xấu cho mẹ và con.
  • Bệnh viêm thận và thai nghén: Bệnh nhân có protein niệu trước khi có thai và tồn tại dai dẳng đến khi đẻ. Bệnh thận để nặng lên khi có thai, có tiên lượng xấu cho cả mẹ và con.
  • Dấu hiệu phù do nguyên nhân khác: Phù do tim, thận, thiểu dưỡng,… hoặc do chèn ép.
  • Dấu hiệu protein: Do tim hoặc do thận.

Nhìn chung nhiễm độc trong thai kỳ là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm, thai phụ cần được bổ sung thêm các vi lượng như acid folic, magie B6,… đảm bảo đủ chất cho thai nhi phát triển bình thường. Nếu nhiễm độc thai nghén trong lúc đang chuyển dạ, cần đánh giá tình trạng nhiễm để thực hiện các biện pháp nội khoa và sản khoa thích hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Pregnancy Toxemia
https://www.sciencedirect.com/topics/pharmacology-toxicology-and-pharmaceutical-science/pregnancy-toxemia
Truy cập ngày 30/03/2022

Chronic kidney disease in pregnancy
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2213870/
Truy cập ngày 30/03/2022

Preeclampsia–Eclampsia
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3931898/
Truy cập ngày 30/03/2022

Preeclampsia

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745 Truy cập ngày 30/03/2022

Preeclampsia And Eclampsia

https://www.health.harvard.edu/a_to_z/preeclampsia-and-eclampsia-a-to-z Truy cập ngày 30/03/2022

x