Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Huyền
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/08/2020

Thai nhi bị ảnh hưởng gì khi mẹ thiếu ngủ?

Thai nhi bị ảnh hưởng gì khi mẹ thiếu ngủ?
Giấc ngủ của mẹ bầu rất quan trọng. Những thói quen xấu như ngủ trễ, ngủ quá ít hoặc bị mất ngủ khi mang thai đều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ của cả mẹ bầu và thai nhi

Sức khỏe mẹ ra sao khi thiếu ngủ?

Thiếu ngủ, ngủ trễ hay mất ngủ khi mang thai khiến bà bầu không tỉnh táo, dễ rơi vào trạng thái ngủ gật khi làm việc, dễ bị kiệt sức hoặc vấp ngã khi đi lại và nếu thế, em bé sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều.

Mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng thế nào?
Mất ngủ là tình trạng rất phổ biến ở các mẹ bầu

Thức khuya khiến não bộ thai phụ mệt mỏi, não bộ không được phát triển hồi phục đầy đủ dễ thiếu hụt vi chất. Do đó, các mạch máu não bị căng thẳng kéo dài. Một số triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, khó chịu… có thể gây ra hội chứng tăng huyết áp thai kỳ.

Những thai phụ ngủ ít hơn 6 tiếng trong những tháng cuối của thai kỳ có khả năng khó sinh, phải sinh mổ và quá trình sinh nở cũng diễn ra lâu hơn so với những phụ nữ được ngủ nhiều hơn 7 tiếng mỗi ngày.

Bé chịu thiệt thòi khi mẹ bầu thiếu ngủ

– Con sinh ra bị chậm phát triển: Thông thường, thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng. Nếu tình trạng mẹ bầu ngủ muộn kéo dài cộng với sự thiếu dinh dưỡng thì điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể sẽ bị chậm phát triển, nhẹ cân…

– Con sinh ra hay quấy khóc: Khi thai phụ thức đêm thì nhịp đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi theo người mẹ và trở thành thói quen. Mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi nên cũng sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ trong bụng. Trẻ sinh ra luôn tức giận, hay khóc và thường tỏ ra khó chịu. Rất có thể tính cách con như vậy chính là do ảnh hưởng từ thói quen ngủ muộn của mẹ.

– Con sinh ra bị thiếu máu: Khoảng thời gian từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu thai phụ ngủ muộn thì vô tình sẽ làm lãng phí đi quá trình tạo máu tự nhiên và điều này không tốt với sức khỏe của thai nhi trong bụng.

Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Chính vì vậy, việc mẹ thức khuya, dậy sớm cũng ảnh hưởng đến bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ thường xuyên thức khuya, chơi đêm sẽ sinh ra những đứa trẻ có xu hướng ngủ đêm ít hơn và khó tính hơn. Mẹ bầu đi ngủ đúng giờ và có giấc ngủ đêm đủ giấc cũng giúp trẻ sau khi chào đời có thói quen ăn ngủ giống bố mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x