Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 13/04/2023

7 dấu hiệu của hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, nhận biết sớm để tránh nguy hiểm

7 dấu hiệu của hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, nhận biết sớm để tránh nguy hiểm
Trong những tháng đầu, thai nhi còn nhỏ, yếu ớt và dễ bị ảnh hưởng do yếu tố vận động hay sức khỏe của mẹ bầu. Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu vì thế mà xảy ra phổ biến nhất trong giai đoạn này

Mẹ bầu nhận biết hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu như thế nào? Nguyên nhân và cách xử lý ra sao? Mời mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu là gì?

Thai lưu là hiện tượng thai đang nằm trong tử cung nhưng không tiếp tục phát triển nữa. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, hiện tượng mang thai bất thường này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ như băng huyết, rối loạn đông máu; thậm chí là tử vong.

Theo các kết quả nghiên cứu, thai có thể bị lưu vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ; nhưng tỷ lệ cao nhất là trong 3 tháng đầu. Càng về những tháng sau, thai nhi càng bám chắc vào tử cung và cơ thể người mẹ thích nghi hơn với sự có mặt của em bé thì khả năng thai lưu sẽ giảm dần. Vậy nguyên nhân của hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu là gì? Mẹ cùng theo dõi tiếp nhé.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu

Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu là hiện tượng không mong muốn của bất kỳ mẹ bầu nào. Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này bao gồm:

  • Bong nhau thai ra khỏi thành tử cung do nhau thai hình thành không đúng cách; phát triển không hoàn thiện hoặc hoạt động không tốt.
  • Biến chứng từ dây rốn như dây rốn quấn quanh cổ chân; hoặc tay thai nhi làm ảnh hưởng quá trình vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng nuôi dưỡng nhau thai và bào thai.
  • Bào thai mang bộ nhiễm sắc thể bất thường gây dị tật nặng; do nhận gen di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc cả hai, hoặc đột biến trong quá trình hình thành giao tử.
  • Nhiễm trùng lây từ mẹ sang bào thai khi người mẹ mắc một số bệnh như ban đỏ nhiễm trùng; giang mai; HIV; listeriosis; rubella; toxoplasmosis; herpes…
  • Cơ thể người mẹ gặp vấn đề về sức khỏe trước và trong quá trình mang thai như tiểu đường; động kinh; huyết áp cao; suy thận; suy gan; bệnh tim; chứng tiền sản; rối loạn đông máu cũng làm gia tăng nguy cơ thai lưu.
  • Một số loại thuốc mẹ bầu sử dụng khi mới mang thai cũng không an toàn cho thai nhi.
  • Các áp lực, stress, việc uống rượu bia, hoặc mẹ bầu mang song thai, đa thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu.

nguyên nhân thai lưu 3 tháng đầu
Nguyên nhân hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu là gì?

7 dấu hiệu nhận biết hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu

Như đã nói ở trên, mẹ bầu cần lưu ý để nhận biết các dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu. Hiện tượng này có thể biểu hiện đồng thời hoặc chỉ có một trong các dấu hiệu như sau:

1. Thai nhi không có chuyển động hoặc chuyển động yếu ớt

Dấu hiệu này rất khó nhận biết ở mẹ mang thai 3 tháng đầu. Mẹ bầu thường cảm nhận được những cử động của bé từ khoảng tuần thứ 15-16, nhưng cũng có thể sớm hơn với số ít mẹ bầu khác.

2. Dấu hiệu lưu thai 3 tháng đầu: Vỡ ối sớm

Vào cuối thai kỳ, hiện tượng vỡ ối báo hiệu thời điểm mẹ bầu sắp lâm bồn, lúc này em bé đã đủ ngày đủ tháng và sẵn sàng chào đời. Thế nhưng, trong 3 tháng đầu, nếu thai phụ bị chảy nước ối được gọi là vỡ ối sớm thì đây là một trong những dấu hiệu của hiện tượng thai lưu.

3. Hết triệu chứng nghén thai kỳ đột ngột

Mẹ bầu bị ốm nghén là hiện tượng khá thường xuyên trong 3 tháng đầu nhưng bỗng nhiên các triệu chứng ốm nghén biến mất. Điều này có thể do sự thay đổi các hormone trong cơ thể mẹ bầu do hiện tượng thai lưu gây ra.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách hay giảm ngay hiện tượng nhức mỏi tay chân ở bà bầu.

4. Hiện tượng thai lưu trong 3 tháng đầu: Ra máu ở âm đạo

Khi thai lưu, việc bong tách thai khỏi tử cung gây ra xuất huyết âm đạo ở người mẹ. Bởi vậy, mẹ bầu nếu bị ra máu hồng nhạt, nâu hoặc nâu đậm cần khám bác sĩ ngay để kiểm tra và phát hiện sớm xem mình có bị thai lưu hay không.

Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bầu bị thai lưu nhưng không ra máu nên chị em hãy xem xét thêm các biểu hiện khác để thăm khám kịp thời.

5. Đau bụng, đau lưng dữ dội hoặc lâm râm

dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu
Dấu hiệu hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu là gì?

Trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy nặng nề, mệt mỏi. Nhưng trước 12 tuần, nếu xuất hiện những cơn đau lưng dữ dội hoặc lâm râm, có thể kèm theo đau lưng thì có thể hiện tượng thai lưu đã xảy ra. Đau bụng có kết hợp ra máu âm đạo, lưng đau tức là dấu hiệu gợi ý cho hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu.

6. Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu: Không còn cảm giác căng tức ở bầu ngực

Sự thay đổi nội tiết và những thay đổi ở tuyến vú khiến hầu hết mẹ bầu đều có cảm giác căng tức và hơi đau ngực. Song nếu cảm giác này đột ngột biến mất lại cộng thêm một số biểu hiện như ra máu, giảm nghén thì mẹ bầu có nhiều khả năng bị lưu thai.

Khi gặp những biểu hiện lâm sàng như trên, mẹ bầu nhất định phải đi khám ngay. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình trạng thai nhi bằng phương pháp siêu âm và nghe tim thai. Những chẩn đoán ban đầu sẽ được căn cứ trên tình trạng tim thai có nghe được không hoặc tử cung có phát triển tỷ lệ thuận cùng với sự phát triển thai nhi.

Cách xử lý khi bị hiện tượng thai lưu trong 3 tháng đầu

Khi mới có một vài triệu chứng nhỏ như đau bụng nhẹ, ra máu một chút, nếu người mẹ được can thiệp kịp thời thì có thể có hy vọng tránh thai lưu. Nhưng nếu thai đã bị lưu tức là thai không còn phát triển nữa thì không có phương pháp nào có thể phục hồi sự sống cho thai nhi được nữa.

Vì vậy chị em cần phát hiện sớm các triệu chứng và tới bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời. Mặt khác, để thai lưu trong bụng thời gian dài mà không can thiệp sẽ rất nguy hiểm cho người mẹ, thậm chí mất khả năng sinh sản hoặc nhiễm trùng tử cung dẫn đến tử vong.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 35 tuần nặng bao nhiêu?

Thai nhi trong 3 tháng đầu do độ bám vào tử cung chưa chắc nên trong một số trường hợp; thai có thể tự đào thải và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe mẹ bầu. Còn lại, với đa số trường hợp, bác sĩ sẽ dùng các thủ thuật can thiệp như kích thích chuyển dạ; nạo thai; cho sẩy thai bằng thuốc; hút thai. Sau khi đã được xử lý bằng các thủ thuật, bạn vẫn cần tái khám, kiểm tra xem còn sót nhau hay không.

Đến đây, bạn đã rõ về hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, hãy căn cứ vào những chỉ dẫn trên của MarryBaby để có cách xử lý kịp thời khi lâm vào tình trạng không may này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What is Stillbirth?
https://www.cdc.gov/ncbddd/stillbirth/facts.html
Truy cập ngày: 29.10.2021

2. Stillbirth
https://www.nhs.uk/conditions/stillbirth/
Truy cập ngày: 29.10.2021

3. Management of Stillbirth
https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/obstetric-care-consensus/articles/2020/03/management-of-stillbirth
Truy cập ngày: 29.10.2021

4. Major risk factors for stillbirth in different trimesters of pregnancy
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1028455914000606
Truy cập ngày: 29.10.2021

5. Stillbirth
https://medlineplus.gov/stillbirth.html
Truy cập ngày: 29.10.2021

x