Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 31/05/2022

HCG tăng cao nhưng không có thai, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

HCG tăng cao nhưng không có thai, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?
Xét nghiệm định lượng nồng độ HCG là một xét nghiệm quan trọng, có nhiều ứng dụng trong thai kì.

Liệu HCG có khi nào tăng cao nhưng bản thân lại không có thai không? Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Mời các mẹ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1/ HCG là gì?

HCG viết tắt của Human Chorionic Gonadotropin, một loại hormone thai kỳ, được các tế bào trong bánh nhau tiết ra. Hormone này đóng vai trò kích thích quá trình phát triển của thai nhi, hỗ trợ sản sinh hormone sinh dục giúp hình thành giới tính của thai nhi.

Định lượng HCG giúp mẹ bầu xác định mình có thai hay không và giúp các bác sĩ theo dõi sức khỏe thai nhi suốt thai kỳ. Ngoài tác dụng trên, HCG tăng cao nhưng ở phụ nữ không có thai gợi ý một tình trạng bất thường bên trong cơ thể.

Xét nghiệm HCG là loại xét nghiệm dùng để kiểm tra nồng độ HCG có trong máu hoặc nước tiểu.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Mẹ bầu bị viêm gan B, nguy hiểm hơn bạn tưởng tượng

2/ HCG tăng cao là như thế nào?

Nồng độ HCG ở phụ nữ không mang thai và nam giới thường nhỏ hơn 5 mIU/ml. HCG cao là khi kết quả xét nghiệm nồng độ HCG trong máu cao hơn khoảng thông thường. Để xác định trường hợp HCG cao bác sĩ sẽ chỉ định nhiều đợt xét nghiệm HCG cách nhau 2-3 ngày thay vì dựa vào một kết quả duy nhất. HCG tăng cao giúp xác nhận người phụ nữ đã có thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp HCG tăng cao nhưng không có thai sẽ gợi ý nhiều tới tình trạng bất thường ở người phụ nữ.

Xét nghiệm HCG

3/ Làm sao phân biệt được HCG tăng cao là do có thai hay do bất thường?

Ở một thai kỳ bình thường, nồng độ HCG sẽ tăng gấp đôi mỗi 1-2 ngày, và không bao giờ tăng dưới 53% so với giá trị trước đó 2 ngày.

Ví dụ: nồng độ HCG của mẹ lúc đầu là 1000 mIU/mL, sau 2 ngày mức độ tăng tối thiểu của HCG phải là 1000 x 53 : 100 = 530 mIU/mL, vậy giá trị tối thiểu của HCG sau 2 ngày trong trường hợp thai kỳ bình thường phải đạt được là 1530 mIU/mL. Nếu không đạt được giá trị này, nhiều khả năng các chị em đang có tình trạng bất thường.

Một cách khác để xác định bất thường là khi nồng độ HCG vào khoảng 1500-2000 mIU/mL, sẽ nhìn thấy hình ảnh túi thai bình thường trong lòng tử cung qua siêu âm. Có thể đợi tới khoảng 3000-4000 mIU/mL trong trường hợp song thai. Nếu quá ngưỡng cắt này mà không nhìn thấy hình ảnh túi thai bình thường qua siêu âm, nhiều khả năng HCG tăng cao nhưng không phải do có thai, mà do tình trạng bất thường khác trong cơ thể.

4/ HCG tăng cao nhưng không có thai? Cẩn thận những nguyên nhân sau

Thai ngoài tử cung

Một nguyên nhân khiến HCG tăng cao nhưng siêu âm buồng tử cung lại không có túi thai là do thai ngoài tử cung. Đây là trường hợp bào thai không nằm trong buồng tử cung, mà nằm tại các vị trí khác nhau bên ngoài tử cung như vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng nhưng hay gặp nhất là thai nằm ở vòi trứng.

Thai nhi phát triển ở những vị trí bất thường bên ngoài tử cung như vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng… đến một mức độ nhất định sẽ tự vỡ ra. Gây nên các triệu chứng như đau bụng, xuất huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản và tính mạng người phụ nữ. Vì vậy với thai ngoài tử cung, bắt buộc phải xử lí khối thai bất thường này, không thể tiếp tục giữ lại vì nguy hiểm.

HCG tăng cao nhưng không có thai

Bệnh lý nguyên bào nuôi (bao gồm cả thai trứng)

Hiểu đơn giản, nguyên bào nuôi là các tế bào góp phần hình thành nên nhau thai. Bệnh lý nguyên bào nuôi (gestational trophoblastic diseases) là một nhóm các u và tổn thương dạng u có tiềm năng trở thành ác tính. Các tế bào này sẽ tiết ra hormone HCG, khiến HCG tăng cao trong khi người phụ nữ thì thực sự không có thai.

Bệnh lý nguyên bào nuôi bao gồm các bệnh như: Thai trứng, thai trứng xâm lấn, bệnh nguyên bào nuôi tồn tại, ung thư nguyên bào nuôi. Trường hợp thường gặp các mẹ hay nghe nói tới là thai trứng.

Thai trứng xảy ra khi một hợp tử hình thành và phát triển thành khối bất thường trong tử cung. Tuy không phải là một bào thai nhưng sự phát triển của thai trứng có những dấu hiệu gần giống với khi mang thai, bao gồm cả việc nồng độ HCG tăng cao

Nếu gặp phải tình trạng thai kỳ này, bạn cần được điều trị ngay lập tức để đảm bảo không gặp phải các di chứng về sức khỏe. Các mô tế bào này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe sinh sản ở phái nữ.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu uống ngũ cốc có tốt không và có an toàn cho thai nhi không?

U tế bào mầm, một nguyên nhân khiến HCG tăng cao nhưng không có thai

Để dễ hình dung, tế bào mầm là các tế bào sinh dục sẽ sản sinh ra trứng và tinh trùng (tế bào mầm trải qua quá trình giảm phân để biệt hóa thành giao tử). Vì lí do nào đó, chúng trở nên bất thường và hình thành các khối u. Các khối u này có thể lành tính hoặc ác tính (ung thư).

Các khối u tế bào mầm sẽ tăng tiết HCG khiến hormone này trong máu tăng cao. Định lượng HCG, kết hợp với các chất khác trong máu như AFP (alpha-fetoprotein) và LDH (lactate dehydrogenase) góp phần vào chẩn đoán các khối u tế bào mầm.

Hi vọng bài viết đã giải đáp các nguyên nhân khiến HCG tăng cao nhưng không có thai của chị em. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. A non-pregnant woman with elevated beta-HCG: A case of para-neoplastic syndrome in ovarian cancer

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4910296/

Ngày truy cập: 30/05/2022

2. Elevated hCG Can Be a Benign Finding in Perimenopausal and Postmenopausal Women

https://consultqd.clevelandclinic.org/elevated-hcg-can-be-a-benign-finding-in-perimenopausal-and-postmenopausal-women/

Ngày truy cập: 30/05/2022

3. American Association for Clinical Chemistry. Lab Tests Online: hCG Tumor Marker. 2014: 

https://labtestsonline.org/understanding/analytes/hcg-tumor/.

Ngày truy cập: 30/05/2022

4. What is HCG?

https://americanpregnancy.org/getting-pregnant/hcg-levels/

Ngày truy cập: 30/05/2022

5. American Cancer Society. Gestational Trophoblastic Disease

https://www.cancer.org/content/dam/CRC/PDF/Public/8644.00.pdf

Ngày truy cập: 30/05/2022

x