Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Sương
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 16/03/2022

Độ trưởng thành của nhau thai là gì mẹ biết chưa?

Độ trưởng thành của nhau thai là gì mẹ biết chưa?
Độ trưởng thành của nhau thai là gì? Có bao nhiêu cấp độ trưởng thành của nhau thai? Làm thế nào để hạn chế tình trạng canxi hóa bánh nhau?

Mẹ đang thắc mắc về một số thuật ngữ như độ trưởng thành của nhau thai hay canxi hóa bánh nhau sớm? Thực chất, đây là từ dùng để chỉ sự phát triển của nhau thai, một bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Vậy độ trưởng thành của nhau thai là gì? Nhau thai có những cấp độ trưởng thành nào? Tình trạng canxi hóa bánh nhau có ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng mẹ không? MarryBaby sẽ cùng mẹ tìm hiểu nhé.

Nhau thai là gì?

Sau khi trứng được thụ tinh, một phần của tổ hợp thụ tinh sẽ phát triển thành em bé, phần còn lại chính là nhau thai. Đây là cầu nối liên kết giữa thai và mẹ.

Nhau thai là cơ quan thực hiện trao đổi chất dinh dưỡng, vận chuyển Oxy và đào thải CO2 giữa mẹ và thai nhi , ngoài ra nhau thai còn bài tiết hormone giúp duy trì thai kỳ. Sau khi em bé chào đời, nhau thai hết nhiệm vụ và chúng sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.

Độ trưởng thành của nhau thai
Nhau thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của con

Độ trưởng thành của nhau thai là gì?

Độ trưởng thành của nhau thai là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi của nhau thai trong quá trình phát triển của thai kỳ. Đây cũng chính là quá trình canxi hóa của nhau thai. Độ trưởng thành của nhau thai là hiện tượng lão hoá bình thường và hầu như không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu.

Độ trưởng thành của nhau thai bao gồm 4 cấp độ như sau:

  • Độ 0: Xuất hiện ở quý I- II thai kỳ ( trước 18 tuần ). Biểu hiện trên siêu âm : bản đệm nhẵn, phẳng; mô nhau đồng nhất và không có điểm vôi hóa.
  • Độ I: Xuất hiện xung quanh khoảng 18-29 tuần. Biểu hiện trên siêu âm : Bản đệm lượn sóng, nhấp nhô. Mô nhau phản âm rải rác các điểm sáng vôi hóa.
  • Độ II: Xuất hiện xung quanh khoảng 30-38 tuần. Biểu hiện trên siêu âm : Bản đáy có phản âm canxi hóa, xuất hiện dấu tăng âm hình dấu phẩy từ bản đệm bánh nhau đi vào mô nhau , tương ứng với sự vôi hóa của những vách ngăn múi rau.
  • Độ III: Xuất hiện những tuần cuối thai kỳ, xung quanh tuần 39. Biểu hiện trên siêu âm : mô nhau có xuất hiện những vòng tròn cianx hóa, xuất hiện các đường tăng âm đi từ bản đệm tới bản đáy.

Độ trưởng thành của nhau thai ở các mẹ bầu là khác nhau, thậm chí cùng một mẹ nhưng trong các lần mang thai khác nhau cũng sẽ có mức độ lão hoá nhau thai khác nhau.

Các cấp độ trưởng thành của nhau thai có thể được đẩy nhanh hoặc chậm lại tuỳ vào cơ địa, sức khoẻ của mẹ và tình trạng thai nhi.

Tình trạng canxi hóa bánh nhau sớm ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé

Các cấp độ trưởng thành của nhau thai phải tương ứng với từng giai đoạn phát triển của thai kỳ. Nếu nhau thai lão hoá sớm, hay còn gọi là tình trạng canxi hóa bánh nhau sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ.

1. Thai nhi từ tuần 28 đến tuần 36

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, việc xuất hiện tình trạng canxi hóa bánh nhau sớm trong khoảng 28- 34 tuần ở những thai kỳ nguy cơ cao như rau tiền đạo, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, thiếu máu nặng thì cần được theo dõi chặt chẽ.

Thông thường, hiện tượng canxi hóa nhau thai diễn ra trước tuần thứ 32 của thai kỳ thì được gọi là canxi hóa bánh nhau sớm. Tình trạng này liên quan tới tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ cũng như sơ sinh như:

2. Thai nhi từ tuần 36 trở đi

Khi thai nhi ở tuần thứ 36, nếu độ trưởng thành của nhau thai đã đạt đến cấp độ 3, mẹ bầu có nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ. Ngoài ra, nhau thai lão hoá sớm sẽ khiến thai nhi không được nuôi dưỡng tốt trong những tháng cuối thai kỳ.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, thậm chí thai có thể chết lưu cho thiếu oxy.

Độ trưởng thành của nhau thai
Mẹ cần khám thai đều đặn để theo dõi tình trạng thai nhi

Nguyên nhân canxi hóa bánh nhau

Độ trưởng thành của nhau thai diễn ra nhanh và không tương thích với sự phát triển của thai nhi sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho mẹ bầu và em bé.

Nguyên nhân của tình trạng canxi hóa bánh nhau sớm hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo một số thống kê cho thấy, các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng sự xuất hiện của tình trạng canxi hóa bánh nhau sớm như :

  • Phụ nữ mang thai ở độ tuổi quá trẻ
  • Mang thai con so
  • Mẹ hút thuốc, sử dụng nhiều chất kích thích khi đang mang thai.

Ngoài ra, theo bài nghiên cứu vào năm 2018, mẹ bầu bị stress trong thời gian mang thai cũng là một lý do tiềm ẩn thúc đẩy nhanh quá trình canxi hóa bánh nhau.

Dấu hiệu canxi hóa bánh nhau

Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu sau đây, mẹ bầu cần thông báo ngay với bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng canxi hóa bánh nhau sớm.

  • Mẹ có cảm giác khát nước, khô miệng thường xuyên.
  • Mẹ thấy đau đầu, các cơ bị co cứng.
  • Mẹ thường xuyên táo bón và buồn đi vệ sinh liên tục trong ngày.
Độ trưởng thành của nhau thai
Thường xuyên đi tiểu là dấu hiệu canxi hóa nhau thai

Làm sao để hạn chế tình trạng canxi hóa bánh nhau thai sớm?

Để phần nào có thể hạn chế nguy cơ bị canxi hóa bánh nhau sớm, mẹ nên:

  • Chăm sóc, bồi bổ cơ thể thật tốt giai đoạn trước và trong thai kỳ.
  • Tránh xa các chất kích thích, thuốc lá, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học.
  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ.

Ngoài ra, canxi hóa bánh nhau thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu ở kỳ tam cá nguyệt thứ 3 theo dõi thật chặt chẽ những thay đổi của cơ thể.

  • Mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời đến bệnh viện, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.
  • Theo dõi cân nặng, sự phát triển của thai nhi cũng như lượng nước ối thường xuyên trong ba tháng cuối thai kỳ.
  • Nếu mẹ có tiền sử nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để có sự chăm sóc và theo dõi đặc biệt hơn.

Độ trưởng thành của nhau thai là một trong những yếu tố quan trọng mà mẹ bầu cần theo dõi trong thai kỳ. Mẹ nhớ đừng bỏ lỡ các lịch khám thai định kỳ để biết được sự phát triển của bé yêu cũng như kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Ageing or calcification of the placenta

https://www.babycenter.in/a25015099/ageing-or-calcification-of-the-placenta

 Ngày tham khảo: 24/02/2022

Placental Vascular Calcification and Cardiovascular Health: It Is Time to Determine How Much of Maternal and Offspring Health Is Written in Stone

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6090024/

Ngày tham khảo: 24/02/2022

Planning for Pregnancy

https://www.cdc.gov/preconception/planning.html

Ngày tham khảo: 24/02/2022

Marijuana Use During Pregnancy and Lactation

https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/committee-opinion/articles/2017/10/marijuana-use-during-pregnancy-and-lactation

Ngày tham khảo: 24/02/2022

ULTRASONOGRAPHIC CORRELATION OF PLACENTAL THICKNESS WITH FETAL GESTATIONAL AGE AND GRADING OF PLACENTAL MATURITY

https://jebmh.com/latest_articles/94150

Ngày tham khảo: 24/02/2022

 

x