Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ngô Mỹ Ngọc
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 14/03/2022

Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?

Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?
Đau bụng kinh và đau bụng có thai khiến nhiều người nhầm lẫn vì nguyên nhân và triệu chứng không khác nhau mấy. Thực chất, hai loại đau bụng này khác nhau nhiều đấy.

Đau bụng có thai và đau bụng kinh khác nhau như thế nào? Đau bụng tiền kinh nguyệt thường diễn ra từ 1 đến 2 tuần trước khi chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu. Do đó, nhiều chị em nhầm lẫn các cơn đau bụng này là đau bụng do mang thai.

Người bị đau bụng kinh thường kèm theo các triệu chứng như đau lan vùng lưng, đùi, khó chịu vùng bụng, dạ dày, gây buồn nôn, phân lỏng,… Đôi khi còn bị chuột rút trước kỳ kinh nguyệt từ 1 đến 2 ngày.

Triệu chứng đau bụng khi mang thai khác hoàn toàn đau bụng kinh. Bụng đau lâm râm, đau lệch về một phía, đau nhiều khi đứng lâu hoặc đau khi hắt hơi,… Tình trạng này thường diễn ra trong những tuần đầu thai kỳ, mục đích là báo hiệu thai đang làm tổ do đó triệu chứng xảy ra khi bạn đã bị trễ kinh.. Kèm theo đó là cảm giác bụng dưới tưng tức mà không rõ nguyên nhân.

Đau bụng kinh chỉ diễn ra trong vài ngày trước chu kỳ kinh

2. Về nguyên nhân

Nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng kinh là do tử cung co bóp để làm bong tróc,thải ra nội mạc tử cung ,trong khi hành kinh. Hormone prostaglandin gây ra các cơn co thắt tử cung và đau bụng kinh là kết quả của quá trình này.

Ngoài ra, nguyên nhân đau bụng kinh còn bắt nguồn từ một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,, viêm nhiễm phụ khoa,…

Đau bụng khi có thai có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân không đáng lo như táo bón, giãn dây chằng, đầy bụng, khó tiêu,… Thế nhưng, nếu trong thời kỳ mang thai đau bụng dữ dội,quặn từng cơn thì đó là dấu hiệu cảnh báo cho những trường hợp xấu như sảy thai, dọa sinh non, rau bong non,…

Thay đổi cảm xúc là điều thường gặp khi mang thai hoặc có kinh nguyệt. Nhưng khi mang thai, cảm xúc thay đổi thất thường có thể kéo dài từ lúc mang bầu đến khi sinh con.

Bạn tin không, đau bụng kinh và đau bụng có thai đều có cảm giác buồn nôn. Khi đến tháng, cảm giác buồn nôn có dấu hiệu không rõ rệt, có người bị có người không. Và thường biến mất khi chu kỳ kinh kết thúc.

Ngược lại, buồn nôn khi mang thai thường kéo dài và có thể chỉ kết thúc khi đến tháng thứ 12,, tức tháng thứ 3 thai kỳ.đôi khi kéo dài cả thai kỳ Cho nên, bạn chỉ cần để ý ngày hành kinh tháng trước và tháng này là có thể biết đâu là đau bụng kinh đâu là đau bụng có thai.

4. Chuột rút sẽ tự khỏi khi đau bụng kinh

Phụ nữ mới mang thai thường không bị chuột rút, triệu chứng này chỉ bắt đầu xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ. Vì khi đó, thai nhi phát triển và đè nặng vào vùng chậu gây nên hiện tượng chuột rút. Với bạn nữ bị chuột rút trước hoặc trong kỳ kinh sẽ tự hết sau 1 đến 2 ngày.

Cách giảm đau bụng kinh và đau bụng thai kỳ tại nhà

Khi phân biệt được đau bụng kinh và đau bụng có thai, bạn có thể chọn cách giảm đau phù hợp. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của người có thai và người không có thai cũng khác nhau. Nếu bạn đang mang thai, nên tìm hiểu về chế độ ăn uống hàng ngày cho mẹ bầu nhé!

1. Đối với người bị đau bụng kinh

Khi bị đau bụng kinh, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Thay vào đó, nên tập thể dục nhẹ nhàng hoặc chườm nước ấm lên bụng để giảm đau. Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin E, vitamin nhóm B, axit béo Omega-3 và magie để làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Bổ sung thực phẩm chứa vitamin là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả

2. Đối với người đau bụng do có thai

Đối với người đau bụng do có thai trong những tháng đầu, bạn nên duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và trái cây để cắt cơn đau. Hơn nữa, đây là thời gian nhạy cảm khi mang bầu nên mẹ cần ăn uống kỹ lưỡng, kiêng kỵ những loại thực phẩm có thể gây sảy thai sớm như rau ngót, đu đủ xanh, rau răm,… Bạn có ăn thêm chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali và nước cho cơ thể.

Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau hoàn toàn. Bạn chỉ cần quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn dù chỉ là dấu hiệu hoặc những triệu chứng nhỏ nhất. Hơn nữa, mang thai 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm, cho nên bạn cần kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt để tránh trường hợp xấu xảy ra.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Stomach pain in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stomach-pain/

Truy cập ngày 26/12/2021

Stomach (abdominal) pain or cramps in pregnancy

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/stomach-abdominal-pain-or-cramps-pregnancy

Truy cập ngày 26/12/2021

Abdominal Pain During Pregnancy: Is It Gas Pain or Something Else?

https://myhealth.alberta.ca/Health/aftercareinformation/pages/conditions.aspx?hwid=abq3222

Truy cập ngày 26/12/2021

Stomach Pain in Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/abdominal-pain-during-pregnancy/

Truy cập ngày 26/12/2021

Abdominal Pain During Pregnancy

https://www.verywellfamily.com/severe-abdominal-pain-in-pregnancy-2371263

Truy cập ngày 26/12/2021

x