Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 18/05/2022

Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu, nguyên nhân do đâu?

Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu, nguyên nhân do đâu?
Thuốc đặt phụ khoa là gì? Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm không? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây!

Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu, nhất là khi mang thai, hẳn sẽ khiến các chị em vô cùng lo lắng. Vậy đây có phải là hiện tượng nguy hiểm? Nguyên nhân gây chảy máu khi đặt thuốc âm đạo là do đâu? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về thuốc đặt phụ khoa

Thuốc đặt phụ khoa là viên thuốc có thể rắn, hình bầu dục hoặc hình viên đạn, được đưa vào âm đạo bằng ngón tay hoặc dụng cụ chuyên dụng.

Trong thuốc có chứa hormone estrogen (giúp cân bằng nội tiết tố chất diệt tinh trùng – giúp tránh thai ) hoặc các loại kháng sinh (giúp ngăn ngừa và điều trị một số loại bệnh viêm âm đạo do nấm, tạp khuẩn, kí sinh trùng, khô âm đạo…).

Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu
Thuốc đặt âm đạo có nhiều loại khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh

Nhờ nhiệt độ ấm nóng của cơ thể, thuốc sẽ tan thành chất lỏng và nhanh chóng phát huy tác dụng. Phương pháp này được đánh giá là đạt hiệu quả điều trị nhanh hơn, an toàn hơn và ít tác dụng phụ hơn thuốc uống.

Sử dụng thuốc đặt âm đạo cũng khá đơn giản, tuy nhiên cũng có một số ít người cảm thấy khó chịu và bất tiện khi dùng. Để đặt thuốc một cách dễ dàng và thoải mái nhất, chị em có thể thử các tư thế khác nhau để xác định tư thế nào phù hợp nhất. Nằm sẽ giúp thuốc đi vào sâu hơn, như vậy tốt nhất là nên đặt trước khi đi ngủ.

Công dụng của các loại thuốc đặt phụ khoa

Trước khi tìm hiểu đặt thuốc phụ khoa bị ra máu, bạn cần biết về các công dụng của loại thuốc này:

1. Tránh thai

Thuốc đặt tránh thai có tác dụng làm bất động và giết chết tinh trùng, do đó chúng không thể di chuyển vào tử cung, đến vòi tử cung và gặp trứng tại đó.

Chị em cần đưa thuốc vào âm đạo ít nhất 10 phút trước khi quan hệ tình dục. Thời gian này đủ để thuốc tan chảy, tạo điều kiện cho chất diệt tinh trùng phân tán.

Dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, thuốc đặt âm đạo để tránh thai có xu hướng kém hiệu quả hơn các phương pháp ngừa thai thông thường.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thuốc đặt Polygynax có dùng được cho bà bầu không?

2. Trị viêm nhiễm phụ khoa

Thuốc chứa một hoặc nhiều loại kháng sinh có tác dụng tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng bên trong âm đạo.

Tùy thuộc vào độ mạnh, thuốc có thể mất từ ​​3 đến 7 ngày để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Đối với trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê toa đặt thuốc đến 14 ngày.

Để ngăn ngừa nguy cơ tái phát, bạn cần phải hoàn thành đủ liều mà bác sĩ đã kê, ngay cả khi các triệu chứng biến mất trước khi dùng hết thuốc.

Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu
Thuốc đặt âm đạo là phương pháp điều trị bệnh phụ khoa phổ biến

3. Trị khô âm đạo

Khô âm đạo có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng chứng bệnh này phổ biến hơn ở những người chuyển sang thời kỳ mãn kinh. Từ đó, các loại thuốc đặt âm đạo ra đời với chức năng duy trì độ ẩm âm đạo và mức độ pH khỏe mạnh.

Đặt thuốc phụ khoa có bị ra máu không?

Phương pháp chữa bệnh nào cũng có những rủi ro, phương pháp đặt thuốc phụ khoa cũng vậy. Nếu bạn thắc mắc đặt thuốc phụ khoa có bị ra máu không thì câu trả lời là có.

Sau khi đặt thuốc, chị em có thể bị chảy máu âm đạo do nhiều nguyên nhân. Cùng tìm hiểu xem đó là những nguyên nhân gì nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cảnh báo: Bà bầu bị viêm phụ khoa có thể làm tăng nguy cơ sinh non

Nguyên nhân khiến chị em đặt thuốc phụ khoa bị ra máu

Có nhiều nguyên nhân khiến chị em dùng viên đặt phụ khoa bị ra máu:

1. Âm đạo bị tổn thương

Niêm mạc âm đạo là vùng rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Trước khi tiến hành đặt thuốc vào âm đạo, chị em nên tìm hiểu và đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng. Khi đưa thuốc vào âm đạo phải thật tập trung và cẩn thận để tránh gây ra những va chạm, cọ xát khiến âm đạo chảy máu.

Đây là một số tác nhân có thể khiến chị em đặt thuốc phụ khoa bị ra máu:

  • Dụng cụ đặt thuốc bị cọ xát vào âm đạo
  • Móng tay dài, sắc nhọn khi đặt thuốc cũng dễ gây ra trầy xước
  • Chưa làm mềm thuốc trước khi đặt (Một số loại thuốc cần để lên khăn ẩm hoặc nhúng qua nước ấm 10 giây để làm mềm thuốc trước khi đặt. Nếu bỏ qua bước này, viên thuốc cứng và góc cạnh sẽ khiến âm đạo bị trầy xước và chảy máu)

2. Quan hệ tình dục khi đang đặt thuốc

Đặt thuốc viêm phụ khoa bị ra máu nguyên nhân còn có thể là do chị em không kiêng khem quan hệ tình dục khi đang đặt thuốc.

Việc quan hệ trong thời gian này sẽ làm gia tăng mức độ viêm nhiễm và tổn thương, từ đó khiến âm đạo bị chảy máu. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục khi đang đặt thuốc còn làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị và làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.

3. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến chị em đặt thuốc viêm phụ khoa bị ra máu đó là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Thuốc đặt âm đạo sẽ làm rối loạn nội tiết tố, gây phản ứng phụ là tình trạng rong kinh và chảy máu âm đạo, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm xảy ra.

>>> Bạn có thể tham khảo: Viêm phụ khoa khi mang thai: Xử nhanh kẻo hại!

4. Những nguyên nhân khác

Nhiều chị em dùng viên đặt phụ khoa bị ra máu nên vô cùng lo lắng, tuy nhiên, việc ra máu khi đặt thuốc đôi khi chỉ là do nhầm lẫn với các trường hợp sau đây:

  • Dùng thuốc trước chu kỳ kinh nguyệt có thể thấy máu chảy ra cùng bã thuốc, đây chỉ là máu kinh nguyệt
  • Âm đạo bị viêm nhiễm nặng nên chảy máu
  • Cổ tử cung bị những tổn thương do mắc các bệnh như viêm lộ tuyến, u xơ tử cung dưới niêm mạc, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung…

Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Bà bầu thường bị viêm âm đạo do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Nếu không điều trị sớm, bệnh viêm nhiễm âm đạo có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho em bé. Vậy đặt thuốc phụ khoa bị ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Đặt thuốc phụ khoa bị ra máu
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc đặt trị viêm âm đạo mà không ảnh hưởng đến thai nhi

Thực chất, thuốc viêm âm đạo chỉ tác dụng đến vùng âm đạo chứ không ảnh hưởng tới các khu vực khác. Vì vậy, việc ra máu khi đặt thuốc chỉ là do vùng kín bị trầy xước trong quá trình thực hiện, mẹ bầu không cần lo lắng vì thuốc sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.

Trường hợp mẹ vẫn lo lắng không biết ra máu khi mang thai do nguyên nhân nào thì có thể đến bệnh viện kiểm tra để cảm thấy yên tâm hơn.

Vừa rồi là những thông tin về thuốc đặt phụ khoa cũng như giải đáp những thắc mắc chung về hiện tượng đặt thuốc phụ khoa bị ra máu. Khi gặp hiện tượng này, chị em nên ngừng đặt thuốc và đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chảy máu. Nếu nguyên nhân là do thuốc đặt, bác sĩ sẽ có những điều chỉnh phù hợp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Boric Acid
https://www.medicoverhospitals.in/medicine/boric-acid
Truy cập ngày 10/5/2022

2. Progesterone vaginal suppositories
https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/18933-progesterone-vaginal-suppositories
Truy cập ngày 10/5/2022

3. Clindamycin vaginal suppositories
https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/18392-clindamycin-vaginal-suppositories
Truy cập ngày 10/5/2022

4. Bleeding in Early Pregnancy
https://www.urmc.rochester.edu/medialibraries/urmcmedia/fertility-center/education/documents/bleedingandpregnancy-griffined.pdf
Truy cập ngày 10/5/2022

5. Menstrual regulation with prostaglandin
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6151928/
Truy cập ngày 10/5/2022

x