Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/03/2022

Cổ tử cung thấp khi mang thai có khiến mẹ bầu sinh non không?

Cổ tử cung thấp khi mang thai có khiến mẹ bầu sinh non không?
Cổ tử cung thấp khi mang thai là gì? Bà bầu bị cổ tử cung ngắn có nguy cơ sinh non không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của mẹ nhé.

Cổ tử cung thấp (hay còn gọi là cổ tử cung ngắn) là một trong những dấu hiệu bất thường ở tử cung. Hiện tượng này chỉ được phát hiện khi mẹ bầu được thăm khám bằng phương pháp siêu âm đầu dò. Cổ tử cung thấp khi mang thai được đánh giá là có nguy cơ dẫn đến sinh non. Vậy thực hư thông tin này là như thế nào? Cổ tử cung thấp có những tác động gì đến sức khỏe sinh sản và quá trình mang thai của mẹ bầu?

1. Cổ tử cung thấp khi mang thai là gì?

Cổ tử cung là bộ phận nối âm đạo và buồng trứng. Khi trứng đã được thụ tinh và di chuyển an toàn vào tử cung, cổ tử cung sẽ đóng nút nhầy để bảo vệ bào thai được phát triển trong môi trường an toàn và vô trùng.

Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ nuôi dưỡng thai nhi. Khi mẹ bầu chuyển dạ, cổ tử cung sẽ tự động mở to và hạ thấp xuống để em bé có thể đi qua buồng tử cung để chào đời.

Đối với phụ nữ chưa sinh con, cổ tử cung sẽ có hình tròn, săn chắc. Với những chị em từng trải qua sinh nở, hình dạng của bộ phận này sẽ chuyển sang dẹt lại và mềm mại hơn.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), chiều dài trung bình của cổ tử cung dao động từ 30 – 50mm. Vậy cổ tử cung thấp khi mang thai là khi nào? Đó là khi chiều dài đo được của cổ tử cung nhỏ hơn 25mm trước tuần 24 của thai kỳ.

>>> Bạn có thể tham khảo Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? – Cách chăm sóc sau mổ nhanh hồi phục.

2. Cổ tử cung thấp khi mang thai nguyên nhân từ đâu?

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ cổ tử cung thấp khi mang thai:

  • Do cấu tạo của cơ quan sinh dục khiến cho kích thước cổ tử cung của mẹ đã bị ngắn từ bẩm sinh.
  • Do di chứng để lại từ các cuộc phẫu thuật liên quan đến cổ tử cung như phẫu thuật cắt đoạn; hoặc khoét chóp cổ tử cung.

Ngoài ra, cổ tử cung thấp khi mang thai có thể bị thay đổi do một số tác động dưới đây:

  • Tử cung được kéo dài quá mức.
  • Niêm mạc tử cung bị viêm.
  • Âm đạo bị nhiễm trùng.
  • Mẹ bầu gặp những triệu chứng xuất huyết trong thai kỳ.

cổ tử cung thấp khi mang thai

3. Dấu hiệu cổ tử cung thấp khi mang thai

Dấu hiệu cổ tử cung thấp khi mang thai là gì? Trên thực tế, mẹ bầu không thể nào tự nhận biết cổ tử cung thấp khi mang thai. Bởi vì tình trạng này không thể hiện triệu chứng ra bên ngoài. Cổ tử cung thấp khi mang thai chỉ được phát hiện khi mẹ tiến hành siêu âm đầu dò. Các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đầu dò để thăm khám bên trong âm đạo và đo chiều dài của cổ tử cung. Kết luận cổ tử cung thấp khi mang thai khi chiều dài đo được <25mm.

Mặc dù mẹ bầu không thể nhận biết dấu hiệu cổ tử cung thấp khi mang thai. Nhưng nếu mẹ thuộc một trong những trường hợp dưới đây cần thăm khám sớm để tầm soát nguy cơ nhé.

  • Mẹ bầu từng sinh non hoặc sảy thai trước đó.
  • Mẹ bầu có người thân trong gia đình (bà, mẹ, chị em gái) có cổ tử cung thấp.
  • Mẹ bầu đã lớn tuổi.
  • Mẹ đã mang thai nhiều lần.
  • Mẹ không có chế độ dinh dưỡng tốt trong thời gian tiền thai kỳ.
  • Mẹ sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích.

4. Bà bầu bị tử cung thấp khi mang thai có thể sinh non

Sinh non là trường hợp em bé chào đời khi tuổi thai từ 22 – 37 tuần. Trẻ sinh non thường sẽ có sức khỏe, sức đề kháng kém hơn bình thường.

Cổ tử cung thấp không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt tình dục hay khả năng thụ thai của mẹ. Tuy nhiên, cổ tử cung thấp khi mang thai lại là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến sinh non.

Khi bà bầu bị tử cung thấp khi mang thai, thì tử cung có thể không đủ lực để giữ thai; nhất là trong những tháng cuối thai kỳ, khi em bé đã có kích thước khá to. Khi có những cơn gò xuất hiện, cổ tử cung sẽ co giãn để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Lúc này, nếu cổ tử cung có chiều dài ngắn hơn bình thường, thai nhi sẽ có nguy cơ tụt ra khỏi buồng tử cung và sinh non. Theo thống kê, mẹ bầu có đô dài tử cung dưới 25mm sẽ có nguy cơ sinh non gấp 6 lần so với mẹ có cổ tử cung dài hơn 40mm.

cổ tử cung thấp khi mang thai

5. Cổ tử cung thấp khi mang thai phải làm sao?

Khi được chẩn đoán cổ tử cung thấp khi mang thai, mẹ bầu sẽ được tư vấn theo hai hướng điều trị sau

1. Dùng thuốc

Thuốc được chỉ định để điều trị cổ tử cung thấp khi mang thai là progesterone. Đây là loại thuốc có tác dụng hạn chế các cơn gò tử cung; từ đó làm chậm quá trình chuyển dạ. Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm, uống hoặc đặt vào âm đạo, hậu môn. Khi sử dụng phương pháp này, mẹ bầu cần tăng cường nghỉ ngơi và tuân theo đúng lộ trình dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2. Khâu vòng cổ tử cung

Đây là thủ thuật giúp thu hẹp cổ tử cung cho bà bầu bị cổ tử cung thấp. Phương pháp này được thực hiện tốt nhất vào tuần 13 -15 của thai kỳ. Khi thai nhi đã đủ tháng (trên 37 tuần), bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ khâu nơi cổ tử cung để mẹ có thể sinh nở bình thường. Mẹ nên chọn những địa chỉ uy tín để thực hiện khâu vòng cổ tử cung. Sau quá trình tiểu phẫu, mẹ nên tuân thủ các lịch tái khám định kỳ và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện.

Ngoài ra, để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra hiệu quả, mẹ cần lưu ý các vấn đề trong sinh hoạt như:

  • Không lao động nặng nhọc, làm việc quá sức.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế đi lại, vận động mạnh. Mẹ nên dành tối đa thời gian nghỉ ngơi.
  • Kiêng quan hệ tình dục.

Cổ tử cung thấp khi mang thai có thể đem đến bất lợi cho quá trình sinh nở của mẹ bầu. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học, mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng này và có một cuộc vượt cạn an toàn. Mẹ nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ và trao đổi với bác sĩ về những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ để kịp thời xử lý nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. During pregnancy, what’s the significance of cervical length?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/cervical-length/faq-20058357
Truy cập ngày 01/06/2021

2. The structure and function of the cervix during pregnancy
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2214854X1530008X
Truy cập ngày 01/06/2021

3. Cervix Position in Early Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/cervix-position-in-early-pregnancy/
Truy cập ngày 01/06/2021

4. Management of Pregnancies With Cervical Shortening: A Very Short Cervix Is a Very Big Problem
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2709324/
Truy cập ngày 01/06/2021

5. Treatments to Prevent Premature Birth
https://kidshealth.org/en/parents/treatments-prevent-premature-birth.html
Truy cập ngày 01/06/2021

x