Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/12/2020

3 bước chuẩn bị trước khi sinh mổ mẹ bầu cần biết

3 bước chuẩn bị trước khi sinh mổ mẹ bầu cần biết
Sinh mổ có thể được ví như một cuộc đại phẫu thuật, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn là bước khởi đầu cho tương lai lâu dài của bé. Để chuẩn bị cho một ca sinh thành công, bạn không chỉ cần chuẩn bị tâm lý, tài chính mà còn cần tìm đến một địa chỉ tin cậy

Việc chuẩn bị trước khi sinh mổ kỹ lưỡng sẽ giúp mẹ bầu không bị bỏ sót những thứ quan trọng. Vì vậy, hãy cùng Marrybaby xem trước khi đi đẻ bà bầu cần chuẩn bị những gì nhé.

Chuẩn bị trước khi sinh mổ Chuẩn bị trước khi sinh mổ

Các mẹ sinh mổ thường trải qua những điều sau:

♦ Các mẹ không nên ăn gì trong 8 tiếng trước khi lên bàn mổ: Mẹ bầu nên hạn chế ăn bất cứ thứ gì trước khi lên bàn mổ. Sở dĩ như vậy, bởi vì trước khi mổ mẹ thường phải gây mê hoặc gây tê, việc ăn uống sẽ khiến có nguy cơ gây tai biến trào ngược thức ăn vào từ dạ dày vào phổi gây đột tử cho mẹ do viêm phổi hay xẹp phổi.

♦ Cạo lông vùng “tam giác mật”: Điều này thường được bệnh viện tiến hành trước khi cho mẹ vào phòng mổ.

♦ Cảm giác lạnh run: Sau khi phẫu thuật lấy em bé ra, mẹ sẽ được chuyển về phòng hậu phẫu và có cảm giác lạnh run lên. Một phần là do mẹ bị mất sức sau phẫu thuật, một phần là do phòng hậu phẫu thường khá lạnh.

♦ Nên dùng thuốc giảm đau: Thời gian sau khi phẫu thuật, các mẹ sẽ rất đau đớn vì vết mổ. Vì vậy, mấy ngày đầu, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau cho các mẹ. Ngoài việc phải chịu đau nhức do những mũi khâu vết mổ lại với nhau, sản phụ còn phải trải qua những cơn đau đớn của chuột rút sau khi sinh.

♦ Có thể bị rối loạn đường ruột: Thời gian sau khi sinh, sản phụ thường bị rối loạn đường ruột khiến bạn đi vệ sinh khó khăn. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất nhiều sức lực. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả, nước ép là biện pháp khắc phục táo bón hiệu quả rất tốt.

♦ Cảm giác đau đớn ở vết mổ: Khác với các mẹ sinh thường, các mẹ sinh mổ phải chuẩn bị tâm lý để chịu đau sau giải phẫu. Ngược lại với các mẹ sinh thường phải chịu cơn đau đẻ nhưng sau khi em bé ra đời sẽ không còn cảm giác đau đớn, các mẹ sinh mổ phải đau vết thương ít nhất một tuần. Trong thời gian đó, mẹ sẽ dần hồi phục sức khỏe và mới bắt đầu có sữa nhiều cho con bú. Trong thời gian này, bạn sẽ không tránh được những mệt mỏi đau đớn của vết thương nên cần sự giúp đỡ của người thân trong gia đình.

-Sữa sẽ về chậm: Thông thường, việc dùng thuốc gây mê và kháng sinh, thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình sản xuất sữa của mẹ. Thông thường, các mẹ sinh mổ sẽ phải chờ vài ngày mới thấy sữa về, tuy nhiên, nếu cho con bú thường xuyên và áp dụng đúng các biện pháp để kích thích tiết sữa thì mẹ vẫn thoải mái cho con bú hệt như các mẹ sinh thường.

Chuẩn bị đồ đi sinh mổChuẩn bị trước khi sinh mổ

Đẻ mổ cần chuẩn bị những gì? Các mẹ sinh thường hay sinh mổ thông thường đều phải chuẩn bị đồ cho mẹ và con như nhau. Tuy nhiên, với những người sinh mổ phải ở lại bệnh viện lâu hơn, từ 5-7 ngày, vì vậy đồ đạc chuẩn bị cần nhiều hơn và cẩn thận hơn. Khi đã nhận quyết định sinh mổ do hẹp khung chậu, thai già tháng hay do bé nằm ngôi ngược hoặc các lý do khác, mẹ bầu cần nhớ mang theo trong hành lý đi sinh của mình những thứ sau:

  • Bộ quần áo dài dành cho ngày ra viện vì trong thời gian ở viện, các mẹ thường mặc quần áo ở bệnh viện.
  • Tất (vớ) 3-5 đôi
  • Bông gòn dùng để nhét tai.
  • Đôi dép đi trong nhà.
  • Quần lót tiện lợi
  • Băng vệ sinh loại dành riêng cho sản phụ để dùng cho những ngày đầu sản dịch ra nhiều.
  • Đồ vệ sinh cá nhân cho mẹ và người nhà.
  • Đồ dùng sơ sinh cho bé

Chuẩn bị viện phí

Chuẩn bị trước khi sinh mổChuẩn bị gì khi sinh mổ? Chi phí viện phí của mỗi ca sinh là khác nhau, với những ca sinh mổ giá thường cao hơn sinh thường từ 2-3 triệu đồng, điều này tùy thuộc vào việc chọn phòng, dịch vụ và bệnh viện mà bạn chọn. Thông thường mỗi ca sinh mổ dao động từ 5-10 triệu đồng. Nếu chọn phòng thường có giá khoảng 100-200 nghìn đồng/giường. Nếu bạn chọn phòng dịch vụ 2-3 người khoảng 300-500 nghìn đồng/giường. Nếu muốn thoải mái hơn nữa, các mẹ có thể chọn phòng dịch vụ với giá 700-1 triệu đồng/giường hoặc hơn.

Sau đây là bảng chi phí tham khảo:

– Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện: 3-4 triệu đồng

– Bệnh viện Từ Dũ: 5-7 triệu đồng

– Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn: 30-40 triệu đồng

– Bệnh viện Việt Pháp: 30-50 triệu đồng

– Bệnh viện Phụ sản Mê kông: 15-20 triệu đồng

– Bệnh viện Việt Nhật: 4-6 triệu đồng

– Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: 4-5 triệu

– Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 4-5 triệu

Khi mẹ chuẩn bị trước khi sinh mổ kỹ lưỡng thì sau khi sinh sẽ chủ động được nhiều thứ hơn. Những điều Marrybaby chia sẻ trong bài viết này bầu hãy ghi nhớ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x