Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/03/2022

[Cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] Các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

[Cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] Các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai khiến cho mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Khi nắm rõ nguyên nhân, mẹ sẽ biết cách khắc phục và cải thiện tình hình tốt hơn.

Rối loạn tiêu hoá là 1 trong những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai . Dưới đây là những thông tin mẹ cần biết về các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Nếu gặp phải một trong số các biểu hiện trên mẹ không cần quá lo lắng, cố gắng giữ tinh thần thoải mái và theo sự hướng dẫn của bác sĩ và mẹ sẽ dần cảm thấy đỡ hơn nhé.

Buồn nôn, nôn ói là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Nguyên nhân

Hầu hết các mẹ bầu đều buồn nôn, hoặc nôn ói khi mang thai tùy vào từng giai đoạn. Từ mức độ nặng (chiếm 80%) đến nhẹ (chiếm 1-15%) và đây được gọi là hiện tượng ốm nghén. Nguyên nhân là do khi mang thai, tuyến sinh dục thay đổi, cơ thể mẹ sản sinh ra một lượng lớn hormone progesterone làm giãn cơ hệ tiêu hoá, đẩy thức ăn từ dạ dày lên vùng ngực.

Thêm nữa, sau khoảng 48-72 giờ đồng hồ lượng hormone này có thể tăng gấp 2 lần và cứ thế tăng trong suốt thai kỳ. Ở những mẹ có cơ địa nhạy cảm, triệu chứng buồn nôn thường xuất hiện sớm và khó kiểm soát.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng buồn nôn của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Dễ nhận thấy nhất khi ngửi đồ ăn có mùi nặng như tôm cá, đồ nhiều dầu mỡ. Buồn nôn trong từng giai đoạn cũng có sự khác nhau nhất định.

  • 3 tháng đầu: Số lượng mẹ bầu thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu chiếm đến 80%. Nhưng khoảng từ tuần 16-18 trở đi, triệu chứng buồn nôn sẽ giảm dần đi.
  • 3 tháng giữa: Đa số triệu chứng buồn nôn sẽ không còn nữa, thậm chí một số mẹ bầu còn “tạm biệt” luôn với cơn ốm nghén.
  • 3 tháng cuối: Buồn nôn ở những tháng cuối được cho là một trong những dấu hiệu mẹ sắp lâm bồn cùng với cơn ho khan, bụng cồn cào, mệt mỏi.

Phương pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa khi mang thai do buồn nôn, nôn mửa

Việc buồn nôn kéo dài có thể khiến một lượng lớn chất dinh dưỡng không được hấp thu, làm thai nhi chậm phát triển và gây ra nhiều biến chứng thai kỳ khác. Làm sao để làm giảm cơ buồn nôn khi mang thai cũng là câu hỏi chung của nhiều mẹ bầu. Nếu mẹ cũng là một trong số đó, mẹ có thể áp dụng gợi ý sau:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
  • Bổ sung nước và điện giải (bằng nước dừa, nước bổ sung ion)
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya.
  • Hạn chế tiếp xúc với mùi vị nồng, kích thích.

>>> Mẹ bầu xem thêm: Thực đơn cho bà bầu ốm nghén mang đến hiệu quả tức thì

Rối loạn tiêu hoá khi mang thai 3

Táo bón là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Nguyên nhân

Táo bón khi mang thai xảy do chủ yếu do chế độ dinh hương và hàm lượng hormone motilin trong mẹ giảm, hàm lượng progesterone cao. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi vì khi vệ sinh mẹ cần dùng lực, dễ khiến sảy thai. Bên cạnh đó, táo bón dài ngày gây hậu quả là các độc tố như amoniac, phenol, indol… có thể tích tụ trong đường ruột. Từ đó các bệnh lý mãn tính như ung thư có thể nguy cơ xuất hiện.

Trên thực tế, tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai này còn do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Tử cung lớn dần lên theo kích thước của thai nhi, làm chèn vào một số dây thần kinh kích thích việc đi vệ sinh của mẹ.
  • Do thói quen nhịn đi vệ sinh từ trước.
  • Mất nước do cơn ốm nghén thường xuyên.
  • Ít vận động, nhất là các mẹ bầu dân văn phòng.
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học, ăn nhiều đồ chiên dầu mỡ, ăn ít rau xanh, trái cây.

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị táo bón, mẹ bầu thường đi ngoài với thời gian lâu hơn cùng tần suất giãn ra là 3 lần/ tuần, phân cứng và cảm giác buồn nhưng không đi được. Bên cạnh đó, một số mẹ bầu còn gặp phải một số triệu chứng phụ như: đầy hơi, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng,…

Với những mẹ có tiền sử táo bón trước đó thì khi mang thai biểu hiện càng rõ nét hơn. Táo bón không phải là bệnh lý nên mẹ không cần quá lo lắng, nhưng cũng không vì thế mà chủ quan, mất cảnh giác.

Phương pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa khi mang thai do táo bón

Để làm giảm đi các tình trạng táo bón khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng các cách dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn nhiều chất xơ như cam, quýt,…. và các thực phẩm có khả năng kích kích vi khuẩn đường ruột.
  • Ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây để cải thiện hệ tiêu hoá.
  • Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Nói không với đồ uống có ga, cà phê vì sẽ gây mất nước.
  • Luôn có chế độ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.

Tuy nhiên nếu các biện pháp trên không có tác dụng, mẹ bầu có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và kê đơn sử dụng thuốc nhuận tràng.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Làm thế nào để giảm táo bón khi mang thai tuần đầu?

Rối loạn tiêu hoá khi mang thai 4
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là một trải nghiệm không mấy “yên ả” với phụ nữ mang thai.

Ợ nóng là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Nguyên nhân

Ợ nóng là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ mang thai. Điều này xảy ra do có sự gia tăng tiết dịch vị từ dạ dày, từ đó mẹ bầu sẽ cảm thấy nóng rát và đau ở vùng ngực. Có nhiều lý do để lý giải cho hiện tượng này, chủ yếu là:

  • Sự tác động của thai nhi lên ổ bụng, gây chèn ép dạ dày.
  • Nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ
  • Do co thắt tâm vị giãn.

Không những vậy, tình trạng ợ nóng còn đến do mẹ có tiền sử mắc viêm dạ dày hoặc đang trong những tháng cuối của thai kỳ.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai do ợ nóng

Mẹ có thể ợ nóng trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, khoảng thời gian phổ biến nhất là tuần thai thứ 27. Ợ nóng cũng ít khi xuất hiện đơn lẻ mà thường đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Chán ăn
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ợ hơi nóng hoặc có mùi chua
  • Đau ngực râm râm
rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Ợ nóng là một trong những triệu chứng rất phổ biến khi mẹ bầu gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai.

Cách điều trị

Là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa khi mang thai, ợ nóng khiến mẹ bầu thấy khó chịu và chán ăn hơn. Để loại bỏ các cơn ợ nóng, các mẹ có thể tham khảo một số mẹo sau:

  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán
  • Chia nhỏ 3 bữa chính thành 6 – 8 bữa/ ngày
  • Khi ăn mẹ nên ăn kỹ và nhai chậm
  • Có thể sử dụng thuốc kháng axit trong trường hợp được bác sĩ cho phép.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) – Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Hội chứng ruột kích thích (ISB) ảnh hưởng tới 10 -15% dân số thế giới, với các triệu chứng dễ nhận thấy như đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,… Đối với mẹ bầu, đây cũng là một trong những loại rối loạn tiêu hóa khi mang thai dễ mắc phải nhất.

IBS là nguyên nhân gây đau bụng do rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa khi mang thai chủ yếu do hormone progesterone tăng, khiến chức năng của nhu động ruột giảm dần. Một số nguyên nhân khác được kể đến như:

  • Chế độ ăn chưa phù hợp.
  • Ít vận động.
  • Áp lực vật lý từ thai nhi lên đường ruột.

Dấu hiệu nhận biết

Hội chứng ruột kích thích vốn là tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai gây ám ảnh cho nhiều mẹ bầu. Nó vừa cản trở vận động vừa ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Theo đó, có 4 triệu chứng dễ nhận biết nhất mà mẹ có thể phát hiện dễ dàng là:

  • Ở 3 tháng đầu, mẹ bầu có số lượng đi vệ sinh nhiều hơn và thường hay cảm thấy khó chịu mỗi khi đi bộ và cúi xuống.
  • Táo bón kéo dài.
  • Cảm thấy uể oải, khó chịu trong người.
  • Đau bụng cả ngày lẫn đêm.

Thông thường, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích diễn ra trong thời gian ngắn với mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng có thể làm nặng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khoẻ chung của mẹ.

>>> Mẹ xem thêm: Đau bụng khi mang thai, cảnh giác với mối nguy cận kề!

Cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích sẽ không còn là “nỗi sợ” nếu mẹ biết cách điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống phù hợp. Ví dụ:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, càng nhiều nước càng tốt.
  • Luôn đảm bảo được chất xơ có trong bữa ăn, khuyến nghị là khoảng 20 -30g chất xơ cho một ngày.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt.
  • Sử dụng đường ăn kiêng, bởi vì đường trắng gây gia tăng axit trong dạ dày.
  • Bổ sung men tiêu hoá, có thể sử dụng sữa chua để cải thiện tiêu hóa.

Một lưu ý cho các mẹ là trước khi sử dụng bất cứ thuốc, thực phẩm gì để chữa hội chứng ruột kích thích và rối loạn tiêu hóa khi mang thai đều cần sự thăm khám từ bác sĩ nhé.

Khi bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai, mẹ bầu cần nghiêm túc áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để nhanh vượt qua, hồi phục.

Tiêu chảy – triệu chứng của rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Nguyên nhân gây tiêu chảy, dẫn đến rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Tiêu chảy khi mang thai thể hiện rõ nhất với biểu hiện hay đi ngoài (trên 3 lần/ngày), phân lỏng và cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi vì mất nước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu do:

  • Chế độ ăn thay đổi đột ngột, hệ tiêu hoá của mẹ chưa đáp ứng được.
  • Mẹ bầu sử dụng nhiều thực phẩm chức năng, vitamin, khoáng chất,… làm hệ tiêu hoá bị quá tải.
  • Do nội tiết tố thay đổi.
  • Do các bệnh lý mẹ bầu mắc trước đó như hội chứng ruột kích thích, Celiac,…

Việc mẹ bầu bị tiêu chảy không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ mà còn khiến thai nhi bị thiếu chất, chậm phát triển, nguy hiểm nhất là sảy thai.

Dấu hiệu nhận biết

Dựa theo tình trạng và nguyên nhân của mỗi mẹ mà bệnh tiêu chảy có thể kéo dài từ 1-10 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh tiêu chảy kéo dài và kèm theo một số triệu chứng sau mẹ cần hết sức cẩn thận.

  • Nôn mửa
  • Sốt cao do vi khuẩn tả
  • Đau bụng dữ dội

Đau bụng do rối loạn tiêu hóa khi mang thai có thể gây ra các cơ co thắt tử cung, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai nên mẹ cần hết sức cẩn thận khi bị tiêu chảy. Nếu cảm thấy sức khoẻ không ổn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Phương pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa khi mang thai do tiêu chảy

Để tránh mất nước do bị tiêu chảy, các mẹ cần chú ý

  • Bổ sung trái cây, nước muối đường, Oresol để đảm bảo lượng nước thiếu hụt cho cơ thể.
  • Chế độ ăn nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu như khoai lang, táo, cà rốt,…
  • Tránh các thức ăn quá nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên

Khi có các dâu hiệu trên, mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé. Giữ bình tĩnh thực hiện chế độ ăn uống và điều trị theo bác sĩ để có thai kỳ khoẻ mạnh.

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là một trong những trải nghiệm không mấy dễ chịu với các mẹ trong 9 tháng thai kỳ. Dù vậy, khi nắm rõ các dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp thời, mẹ có thể sớm vượt qua tình trạng này, giữ sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Nên nhớ, không tự ý điều trị tại nhà mà nên gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn, điều trị càng sớm càng tốt, mẹ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

​​Progesterone and Pregnancy: A Vital Connection

Progesterone and Pregnancy: A Vital Connection


Truy cập ngày 21/02/2022

Pregnancy: How Your Digestion Changes
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=90&contentid=P09521
Truy cập ngày 21/02/2022

Gastrointestinal Issues During Pregnancy
https://www.lifespan.org/centers-services/multidisciplinary-obstetric-medicine-service-moms/gi-issues-pre
gnancy
Truy cập ngày 21/02/2022

Gastrointestinal diseases during pregnancy: what does the gastroenterologist need to know?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6033757/
Truy cập ngày 21/02/2022

Pregnancy and Irritable Bowel Syndrome

Pregnancy and Irritable Bowel Syndrome


Truy cập ngày 21/02/2022

x