Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 16/05/2022

Bà bầu có ăn được cá lăng không? 3 cách chế biến bổ dưỡng cho mẹ

Bà bầu có ăn được cá lăng không? 3 cách chế biến bổ dưỡng cho mẹ
Bà bầu có ăn được cá lăng không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho chị em mang thai để có sự lựa chọn đúng đắn và đầy đủ dinh dưỡng nhất nhé.

Nói về ẩm thực vùng miền của nước ta thì không thể không nhắc đến các món ăn chế biến từ cá lăng – loài cá ngon tuyệt và có giá trị dinh dưỡng cực cao. Vậy nhưng bà bầu có ăn được cá lăng không vẫn là thắc mắc của nhiều chị em trong những tháng thai kỳ khi phải luôn cẩn trọng các vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng của cá lăng

Cá lăng có tên khoa học là Bagridae, được xếp vào loại cá lớn trong họ dòng cá da trơn có xuất xứ từ châu Phi và châu Á. Môi trường sống yêu thích của chúng là ở vùng nước ngọt hoặc nước lợ. Nếu nhìn qua hình dáng, cá lăng rất dễ bị nhầm lẫn với cá trê. Tuy nhiên, đầu cá lăng không bẹt như cá trê, phần miệng không trề như cá trê, còn da cá lăng có màu nhạt hơn màu đen nhánh của cá trê.

Thịt cá lăng có chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao vì giàu omega 3, DHA, chất béo, vitamin A… Cụ thể hơn, trong 100g cá lăng sẽ cung cấp:

– Năng lượng: 112 kal

– Chất béo: 4g

– Protein: 19g

Với thành phần dinh dưỡng dồi dào như vậy, rõ ràng cá lăng rất bổ dưỡng. Vậy thì bà bầu có nên ăn cá lăng không?

Bà bầu có ăn được cá lăng không?

Bà bầu có ăn được cá lăng không? Cá lăng là món ăn ngon và tương đối phổ biến ở các vùng miền nước ta, đặc biệt là khu vực phía Bắc. Thịt cá khá mềm, dày và săn chắc, nước cá ngọt và dễ lấy xương nên cả người già và trẻ em đều có thể ăn được. Bà bầu ăn cá lăng chỉ có lợi chứ không hại, bởi vì đây là món ăn giàu dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu có nên ăn cá thu không? Loại cá nào bà bầu nên ăn?

Lợi ích khi bà bầu ăn cá lăng

Bà bầu có ăn được cá lăng không

1. Giúp da mịn màng

Bà bầu có ăn được cá lăng không? Một trong những vấn đề về da khi mang thai thường gặp đó là mụn xuất hiện do sự thay đổi của hormone trong cơ thể mẹ bầu. Dầu cá lăng được biết đến như một thực phẩm bổ sung cho làn da khỏe mạnh, tăng tính đàn hồi và đặc biệt ngăn ngừa mụn rất hiệu quả.

Ngoài ra, thịt cá lăng còn có khả năng trung hòa các gốc tự do, mang lại cho mẹ bầu một làn da mịn màng, tươi sáng, làm chậm quá trình lão hóa da.

2. Bà bầu có ăn được cá lăng không? Hỗ trợ xương chắc khỏe

Đau nhức xương khớp trong những tháng thai kỳ là tình trạng chung của mẹ bầu. Bà bầu ăn cá lăng không chỉ cải thiện được chứng viêm khớp và đây còn là nguồn cung cấp khoáng chất cho sự phát triển xương của thai nhi, giúp xương cứng cáp, chắc khỏe và tăng trưởng dài hơn.

3. Phát triển thị lực và não của thai nhi

Bà bầu có được ăn cá lăng không? Nguồn vitamin A, omega-3 và DHA dồi dào trong thịt cá lăng được xem là rất cần thiết cho sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi. Một số nghiên cứu còn chỉ ra việc mẹ bầu bổ sung nhiều cá vào chế độ ăn khi mang thai còn giúp phát triển trí thông minh của trẻ nữa đấy.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn cá lóc được không? Mẹ bầu nên xem để lên thực đơn ăn uống

4. Bà bầu có ăn được cá lăng không? Lợi tiểu

Cá lăng tính bình, vị ngọt có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể và thông hơi, lợi tiểu. Bà bầu ăn cá lăng sẽ giảm được chứng bí tiểu thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

5. Ngủ ngon hơn

Bà bầu có nên ăn cá lăng không? Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ cá còn giúp cải thiện đáng kể giấc ngủ, cá lăng cũng không phải ngoại lệ. Bà bầu hay gặp chứng mất ngủ, ngủ không sâu, ngủ không đủ giấc… nên thêm cá lăng vào chế độ ăn mỗi ngày để ngủ ngon hơn.

Gợi ý 3 công thức chế biến cá lăng cho mẹ bầu

Cho dù chế biến cá lăng thành món kho, món canh hay món nướng thì chắc chắn món nào cũng khiến mẹ bầu “nghiện” ngay vì hương vị khó cưỡng. Bà bầu ăn cá lăng hãy bỏ túi ngay 3 công thức chế biến cá lăng thơm ngon dưới đây.

1. Cách nấu lẩu cá lăng măng chua

Lẩu cá lăng măng chua

Thay vì lo lắng bà bầu có ăn được cá lăng không thì chị em nên lên thực đơn ngay kẻo lỡ món ăn hấp dẫn này. Món lẩu cá lăng măng chua ăn kèm rau, bún là lựa chọn hoàn hảo cho một ngày mát trời đấy.

Nguyên liệu:

– Cá lăng: 500g

– Măng chua: 300g

– Cà chua: 2 quả

– Dứa (thơm): 1 quả

– Bún: 500g

– Rau mùi

– Ớt, gừng, sả, hành, tỏi, đường, nước mắm, hạt nêm.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn cá rô phi có tốt không? 4 lợi ích cho mẹ và bé

Cách chế biến:

– Cá lăng rửa sạch, cắt thành khúc dày khoảng 1,5cm. Măng, thơm và cà chua cũng đem rửa sạch, cắt nhỏ. Riêng măng bạn luộc bỏ mấy nước cho bớt độc hại.

– Cho cá lăng vào nồi nước đun sôi với gừng để sơ chế, giảm bớt mùi tanh của cá.

– Bạn bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào. Tiếp theo cho hành tỏi đã đập nhỏ vào, đảo đều. Sau đó cho cá lăng đã sơ chế vào trong nồi, xóc đều đến khi thịt cá săn lại thì cho ra đĩa.

– Dùng luôn chiếc nồi đó cho măng, dứa, cà chua vào đảo đều. Tiếp theo cho khoảng 1,5 lít rưỡi nước vào đun sôi, thả lại cá lăng vào nồi lẩu rồi đun thêm 10 phút. Bạn thêm gia vị cho vừa ăn. Rau ngò và ớt cho vào sau cùng rồi tắt bếp.

– Bạn có thể đun lại nồi trên lửa nhỏ khi ăn lẩu, chuẩn bị thêm 1 bát (chén) nước mắm chấm ớt sẽ làm món ăn càng trở nên đậm đà hơn.

Lưu ý: Do măng không tốt cho bà bầu nên bạn cần hạn chế ăn món này nhé. Có thể thay thế măng bằng dưa cải chua.

2. Cách làm chả cá lăng

Chả cá lăng
Bà bầu có ăn được cá lăng không? Ăn được nhé mẹ

Bà bầu ăn cá lăng không nên bỏ qua công thức chế biến chả cá lăng (chả cá Lã Vọng) thơm ngon, chuẩn vị Hà Nội sau đây.

Nguyên liệu:

– Thịt cá lăng phi lê: 400g

– Rau thì là

– Hành lá có củ

– Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, dầu ăn

– 4 thìa mẻ, 1 thìa mắm tôm, 2 thìa đường, 1/4 thìa bột nghệ, 40g riềng giã nhỏ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn cá ngừ được không và ăn bao nhiêu thì tốt?

Cách chế biến:

– Mẻ đem xay mịn và lọc lấy nước.

– Rửa hỗn hợp rượu và nước cốt gừng lên để khử mùi tanh của cá. Nếu có mỡ cá hãy để riêng cho phần rán cá.

– Ướp cá với gia vị đã chuẩn bị, trộn đều rồi cho cá ướp vào tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng cho cá thấm đều, săn chắc.

– Chẻ hành củ thành từng lát mỏng, cắt khúc thì là.

– Cá lăng ướp xong đem nướng trên than hồng, trở đều 2 mặt, thấy cháy xém có màu vàng đẹp mắt là được. Bạn có thể quét ít dầu trong quá trình nướng để miếng cá không bị khô.

– Bắc chảo lên bếp, cho mỡ cá vào rán, sau đó cho cá vào đảo đều, cuối cùng cho rau và hành vào là xong.

– Thưởng thức chả cá Lã Vọng chấm mắm tôm pha chanh đường đánh sủi bọt, ăn kèm với bún và rau sống sẽ rất ngon miệng, hợp vị.

3. Cách nấu cháo cá lăng

bà bầu có ăn được cá lăng không
Bà bầu có ăn được cá lăng không? Cách nấu cháo cá lăng cho mẹ bầu

Bà bầu có nên ăn cá lăng không? Món cháo cá lăng là gợi ý tuyệt vời cho mẹ bầu khi muốn thay đổi khẩu vị ăn uống đấy.

Nguyên liệu:

– Cá lăng: 500g

– Nấm kim châm: 100g

– Gạo tẻ: 50g

– Gừng: 1 củ

– Gia vị

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn cá đuối được không? Mẹ đừng bỏ qua kẻo hại thai nhi nhé!

Cách chế biến:

– Rửa cá với gừng và rượu để khử tanh, sau đó cho cá vào nồi, thêm nhánh gừng đập giập, luộc chín rồi vớt ra gỡ lấy thịt.

– Lọc nước luộc cá qua rây để loại bỏ xương còn sót lại.

– Xào thịt cá với hành phi thơm, thêm gia vị cho đậm đà.

– Bắc nồi nước, cho gạo vào nấu thành cháo. Khi cháo gần chín, cho thịt cá lăng và nấm kim châm vô chung. Nêm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp, múc cháo ra tô thưởng thức.

Cá lăng là món ăn cực giàu dưỡng chất. Khi đã biết rõ bà bầu có ăn được cá lăng không thì bạn có thể lên kế hoạch chế biến cá lăng theo công thức gợi ý trên đây hoặc sáng tạo thêm nhiều món ăn thơm ngon khác từ loại cá này. Chúc bạn thành công!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Genus Hemibagrus
https://www.inaturalist.org/taxa/88786-Hemibagrus
Ngày truy cập: 15/5/2022

2. The complete mitochondrial genome of the spotted longbarbel catfish, Hemibagrus guttatus (Siluriformes, Bagridae)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24660927/
Ngày truy cập: 15/5/2022

3. Hemibagrus guttatus
https://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?search_value=Hemibagrus+guttatus&search_topic=Scientific_Name&search_kingdom=Animal&search_span=exactly_for&search_credRating=All&categories=All&source=html#null
Ngày truy cập: 15/5/2022

4. Hemibagrus guttatus
https://www.discoverlife.org/20/q?search=Hemibagrus+guttatus&b=FB14479
Ngày truy cập: 15/5/2022

5. Hemibagrus guttatus
https://eol.org/pages/356135
Ngày truy cập: 15/5/2022

x