Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/10/2021

Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?
Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì mẹ đã nắm được chưa? Đây là mốc thời gian quan trọng của thai kỳ, vậy nên mẹ đừng quên nhé. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thai 32 tuần cần làm xét nghiệm gì nhé!

Trong thai kỳ, theo các bác sĩ chuyên khoa, có 10 mốc khám thai mà mẹ tuyệt đối không được bỏ qua. Và mốc khám thai thứ 6 mẹ cần nhớ đó là lúc thai nhi 32 tuần. Trong lần khám thai định kỳ này, các bác sĩ chuyên khoa cũng làm một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng của mẹ và bé. Vậy cụ thể thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì

Sự phát triển của thai nhi tuần 32

Mẹ đã biết thai nhi 32 tuần phát triển như thế nào chưa, nắm được vấn đề này, mẹ sẽ hiểu được thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì đấy.

Đến thời điểm này của thai kỳ, em bé đã gần như phát triển một cách hoàn thiện như lúc bé được sinh ra (trừ phổi sẽ trưởng thành ở mốc 34 tuần).

Lúc này, các bộ phận của bé như tay, chân… sẽ tiếp tục phát triển để tương xứng với sự phát triển của chu vi vòng đầu.

Mang thai 32 tuần, em bé có thể đạt tới cân nặng 1,8kg với chiều dài 41cm (đo từ đỉnh đầu tới gót). Bé sẽ không còn cử động mạnh trong bụng mẹ như giai đoạn trước, bởi kích thước lớn khiến bụng trở nên chật chội hơn, nhưng mẹ vẫn hoàn toàn có thể cảm nhận được những cựa quậy của bé.

Đặc biệt, cơ quan thị giác của thai nhi mốc thời gian này đã phát triển khá toàn diện. Bé có thể điều tiết được việc nhắm, mở mắt, nhấp nháy nếu có ánh sáng mạnh soi vào bụng mẹ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị nghén có nên ăn ô mai không?

Khám thai tuần 32

Thai 32 tuần khám những gì? Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện 3 việc quan trọng:

Khám thai: Đợt khám này cũng như các đợt khám thai thông thường khác, bác sĩ sẽ đo cân nặng của mẹ, kiểm tra nhịp tim, huyết áp, các dấu hiệu bất thường như mẹ có bị phù hay không…

Siêu âm: Ở cột mốc khám thai lần thứ 6 này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ siêu âm thai 4D. Đây là lần siêu âm tầm soát dị tật thai nhi đợt cuối trong thai kỳ nếu mẹ chưa thực hiện ở tuần 28. Từ hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá được tình hình phát triển của thai nhi.

Làm xét nghiệm: Bên cạnh khám, siêu âm 4D, bác sĩ cũng chỉ định mẹ làm các xét nghiệm quan trọng của tuần thai này.

thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì

Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

Thai 32 tuần cần làm xét nghiệm gì? Mốc thai 32 tuần, mẹ được chỉ định làm các xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm nước tiểu và phân tích 10 thông số để đánh giá tình hình sức khỏe của mẹ và bé, từ đó bác sĩ mới có thể đưa ra được những tư vấn phù hợp cho mẹ bầu trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

Xét nghiệm Non-stress test (NST) – xét nghiệm tiền sản theo dõi nhịp tim thai được thực hiện 1 – 2 tháng trước ngày dự sinh. Với xét nghiệm này, bác sĩ không chỉ đo nhịp tim thai của bé mà còn có thể so sánh được nhịp tim lúc bé nghỉ ngơi và cử động, qua đó biết được thai nhi có đang khỏe mạnh và được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết hay không. NST được chỉ định cho tất cả những sản phụ mang thai 32 tuần trở lên, đặc biệt là những mẹ bầu có nguy cơ cao. Xét nghiệm này là cần thiết để theo dõi được tình trạng suy thai, thế nên mẹ không cần phải lo lắng gì nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: Có phải không nghén là thai yếu không?

– Kiểm tra tình trạng nước ối, mẹ thừa hay thiếu ối, đục hay trong để bác sĩ đưa ra biện pháp can thiệp hoặc tư vấn mẹ bầu về cách điều chỉnh ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ còn được kiểm tra việc lưu thông máu từ dây rốn đến bé có đảm bảo không, từ đó biết được sự phát triển của thai nhi như thế nào.

Mốc khám thai 32 tuần mẹ còn biết được em bé đã quay đầu hay chưa, ngôi thai như thế nào, thuận hay nghịch để quyết định việc quan trọng: đẻ thường hay đẻ mổ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định mẹ xét nghiệm máu, trong trường hợp mẹ bầu tăng cân quá nhiều. Xét nghiệm máu cho biết mẹ có bị tình trạng máu nhiễm mỡ hay không.

Như vậy, mẹ biết mang thai tuần 32 cần làm những xét nghiệm gì và tại sao cần phải thực hiện. Tất cả những xét nghiệm này đều vô cùng quan trọng, mẹ chớ nên bỏ qua nhé. Bên cạnh đó, mẹ hãy tới các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa có đầy đủ các thiết bị y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm một cách chính xác nhất.

thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai 32 tuần

Tới giai đoạn này, mẹ đã sắp về đích rồi. Thế nhưng, không phải vì thế mà mẹ được phép lơ là, chủ quan. Mẹ cần chú ý tới những vấn đề sau:

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Thời kỳ này, mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời đủ sức khỏe cho một cuộc vượt cạn vất vả. Vậy nên, mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày với đầy đủ các dưỡng chất như chất đạm, sắt, chất béo, chất xơ, canxi và vitamin C. Mẹ cũng đừng quên uống nhiều nước (2,5-3 lít nước/mỗi ngày) để ngăn ngừa tình trạng thiếu ối.

Một số dấu hiệu sinh non: Thai 32 tuần em bé đã phát triển khá toàn diện. Thế nhưng, nếu chào đời giai đoạn này được gọi là sinh non, có thể dẫn tới một số nguy cơ về sức khỏe hoặc hô hấp. Thế nên mẹ bầu cần chú ý tới dấu hiệu của cơ thể khi dọa sinh non:

Đau bụng, có cảm giác vùng bụng trước căng thành từng cơn. Đặc biệt, nếu cơn co thắt kéo dài từ 30 – 45 giây thì mẹ cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức.

– Có dịch tiết âm đạo bất thường như ra máu, dịch lỏng (có thể là nước ối).

– Em bé trong bụng đạp nhiều hơn bình thường hoặc quá ít (dưới 10 cử động trong vòng 2 giờ).

thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì

Chú ý tới chế độ sinh hoạt: Mang thai giai đoạn này bụng mẹ đã khá lớn, cơ thể nặng nề. Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều và tránh làm việc hoặc mang vác nặng, bởi điều này có thể dẫn tới nguy cơ sinh non. Lúc này cũng là thời điểm thích hợp để mẹ lên danh sách những món đồ cần mua cho bé và cùng chồng đi mua sắm.

Mang thai 32 tuần trở đi là mốc thời gian khá nhạy cảm, có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non. Vậy nên mẹ cần được theo dõi sát sao và làm các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ sẽ chỉ định thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì, thế nên mẹ không cần phải lo lắng gì nhé. Thay vào đó, hãy tuân theo các hướng dẫn để tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với 2 mẹ con.

Hà My

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Ultrasound scans in pregnancy https://www.nhs.uk/pregnancy/your-pregnancy-care/ultrasound-scans/ Truy cập ngày 11/06/2021 2. Fetal ultrasound https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/about/pac-20394149 Truy cập ngày 11/06/2021 3. Pregnancy tests - ultrasound https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-tests-ultrasound Truy cập ngày 11/06/2021 4. Ultrasound pregnancy https://medlineplus.gov/ency/article/003778.htm Truy cập ngày 11/06/2021 5. Prenatal Test: Ultrasound https://kidshealth.org/en/parents/prenatal-ultrasound.html Truy cập ngày 11/06/2021
x