Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/04/2018

Sản dịch sau sinh có mùi hôi, không ổn cho "cô bé" rồi!

Sản dịch sau sinh có mùi hôi, không ổn cho "cô bé" rồi!
Sản dịch sau sinh có mùi hôi là dấu hiệu cho thấy “cô bé” đang có vấn đề sức khỏe. Mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

Sản dịch sau khi sinh là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi nghiêm ngặt. Tất cả những biểu hiện bất thường của việc bài tiết sản dịch, chẳng hạn sản dịch sau sinh có mùi hôi, sản dịch có màu vàng, sản dịch màu xanh… đều có thể là cảnh báo sức khỏe “cô bé”.

Khoảng 2 tuần sau khi sinh, sản dịch sẽ nhạt màu dần, từ từ chuyển sang màu kem hoặc hơi vàng. Lượng sản dịch nhiều hay ít, hết nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Nhiều nhất 45 ngày sau sinh, sản dịch sẽ “lặn mất tăm”.

Giống như kinh nguyệt, sản dịch sau sinh thường có mùi tanh nồng của máu. Sản dịch nhiều sẽ có mùi nồng hơn. Sản dịch loãng, mùi tanh sẽ giảm dần.

Trường hợp sản dịch có mùi hôi, đồng thời “cô bé” có cảm giác nóng rát có thể là dấu hiệu cho thấy vùng kín đang bị nhiễm khuẩn. Sản dịch màu xanh, có mùi hôi, ngứa là dấu hiệu “cô bé” đang nhiễm nấm kèm theo bội nhiễm.

sản dịch sau sinh có mùi hôi 1
Tùy theo nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê toa phù hợp

Những trường hợp sản dịch có mùi hôi do viêm âm đạo, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặt âm đạo với liều lượng thích hợp, tùy theo nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Trường hợp mẹ sau sinh bị bế sản dịch kèm viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kích thích co bóp tử cung để đẩy sản dịch ra ngoài, đồng thời điều trị viêm nhiễm.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ, mẹ nên giữ vùng kín sạch sẽ. Tránh lạm dụng các loại chất tẩy rửa, cũng như tránh thụt rửa sâu, tốt nhất nên vệ sinh “cô bé” bằng nước ấm.

Thường xuyên thay quần lót khô thoáng, sạch sẽ. Đồng thời, tang cường bổ sung vitamin C, các loại khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

Vệ sinh âm đạo sau sinh đúng cách, mẹ đã biết?

Không chỉ giúp “cô bé” nhanh hồi phục, vệ sinh vùng kín sau sinh đúng cách còn là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo và sản dịch sau sinh có mùi hôi. Các mẹ đừng quên những lưu ý quan trọng sau đây nhé!

Để đề phòng các nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản, các vấn đề sức khỏe vùng kín, mẹ sau sinh nên lưu ý số lượng cũng như tính chất sản dịch. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào, nhất là trường hợp sản dịch sau sinh có mùi hôi cũng cần đến bệnh viện thăm khám sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x