Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn chuyên môn: Chuyên gia dinh dưỡng Phạm Thị Diệp
Cập nhật 08/08/2023

Chế độ ăn thô là gì? Công dụng và hướng dẫn ăn thô đúng cách

Chế độ ăn thô là gì? Công dụng và hướng dẫn ăn thô đúng cách
Chế độ ăn thô có thể là một định nghĩa lạ lẫm với nhiều bạn nhưng thực tế chế độ ăn này đã được nhiều người áp dụng, trong đó có các KOLs, Vlogger áp dụng.

Hôm nay hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ăn thô là gì; lợi ích của ăn thô là gì để xem bạn có nên thử áp dụng không nhé!

1. Chế độ ăn thô là gì?

Chế độ ăn uống thực phẩm thô (tiếng Anh: raw food diet) là chế độ ăn những thực phẩm chưa nấu chín, chưa qua chế biến. Những người ăn thô sẽ ăn thực phẩm không qua tinh chế, thanh trùng, xử lý bằng thuốc trừ sâu hoặc nấu trên 40 – 48 độ C.

Thay vào đó, người ăn thô có thể sử dụng một số phương pháp bao gồm: ép nước, xay sinh tố, sấy, phơi khô, ngâm chua, muối chua, lên men. Tương tự như chế độ ăn thuần chay, chế độ ăn thô thường chủ yếu là thực vật, bao gồm trái cây, rau, quả hạch và hạt. Một số người cũng có thể ăn trứng sống và sữa. Và ít phổ biến hơn là cá sống và thịt.

Mục đích của ăn thô là gì? Đó là ăn thực phẩm ở trạng thái tự nhiên, không có bất kỳ hình thức chế biến hoặc đun nóng nào có thể làm thay đổi cấu trúc của chúng. Người theo chế độ ăn thô tin rằng nấu chín thực phẩm có hại cho sức khỏe con người vì nó phá hủy các enzym tự nhiên trong thực phẩm, làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng và giảm “sức sống” mà họ tin là tồn tại trong các loại thực phẩm sống.

Những thực phẩm nên và không nên tiêu thụ trong chế độ ăn thô là gì?
Chế độ ăn thô là gì?

2. Các chế độ ăn thô khác nhau

Chế độ ăn thực phẩm thô có ba loại chính:

  • Chế độ ăn thô thuần chay (Raw vegan diet): Đây là kiểu phổ biến nhất. Nó giới hạn lựa chọn thực phẩm của bạn đối với thực phẩm sống và thuần chay (không có nguồn gốc động vật).
  • Chế độ ăn thô chay (Raw vegetarian diet): Giống như các chế độ ăn chay khác, kiểu này không bao gồm thịt, cá và gia cầm nhưng cho phép trứng và các sản phẩm từ sữa. Tất cả các loại thực phẩm đều sống và chưa qua chế biến.
  • Chế độ ăn tạp thô (Raw omnivorous diet): Trong chế độ ăn kiêng này, bạn có thể ăn tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật, kể cả thịt, nhưng chúng phải sống và chưa qua chế biến.

Bên cạnh ăn thô, bạn cũng có thể tham khảo thêm chế độ ăn eat clean.

3. Thực phẩm nên và không nên ăn trong chế độ ăn thô là gì?

3.1. Thực phẩm nên ăn trong chế độ ăn thô

Khi ăn thô, bạn có thể ăn tất cả thực phẩm sống ở trạng thái tự nhiên không qua nấu chín. Tuy nhiên, bạn có thể chế biến thực phẩm bằng các kỹ thuật đặc biệt như nảy mầm, lên men, hoặc phơi khô. Các loại thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn thô bao gồm:

  • Rong biển.
  • Đậu nảy mầm.
  • Trứng, sữa tươi.
  • Nước ép: trái cây, rau tươi.
  • Các loại hạt và các loại đậu.
  • Trái cây và rau quả tươi hoặc khô.
  • Đường tự nhiên: mật ong, mật hoa,…
  • Thực phẩm lên men: Kefir, sữa chua, kim chi, rau củ muối,…
  • Thịt cá sống (nhưng phải được nuôi trong môi trường rất tốt để tránh nhiễm sán).
  • Chất béo và dầu từ quả bơ, dầu dừa thô, dầu hạt lanh thô, dầu ô liu nguyên chất ép lạnh,…

3.2 Thực phẩm không nên ăn trong chế độ ăn thô là gì?

Những người theo chế độ ăn thô nên hạn chế hoặc tránh:

  • Trà.
  • Muối.
  • Cà phê.
  • Rượu bia.
  • Bột mì tinh luyện.
  • Đường tinh luyện.
  • Dầu, chất béo đã tinh luyện.
  • Thực phẩm nấu chín và chế biến.
  • Các sản phẩm mì ống, bún, miến.

>> Xem thêm: Phụ nữ ăn dứa có tác dụng gì cho sức khỏe và ‘chuyện ấy’?

4. Công dụng của chế độ ăn thô đối với sức khỏe

Chế độ ăn thuần chay thô thường có nhiều trái cây và rau quả; mang lại một số lợi ích tích cực cho sức khỏe. Nhưng nó không phải là một giải pháp ăn kiêng phù hợp với mọi đối tượng và không dành cho người yếu tim.

Chế độ ăn thô có tốt không? Lợi ích của ăn thô là gì mà khiến nhiều bạn trẻ dạo gần đây áp dụng như vậy?

  • Ăn thô cung cấp cho cơ thể nhiểu: Vitamin, các khoáng chất, các hợp chất thực vật có thể chống lại ung thư và các bệnh khác.
  • Ăn thô giúp cải thiện sức khỏe tim mạch do tập trung vào trái cây và rau quả, ít gia vị.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do chế độ ăn ít đường và giàu chất xơ.
  • Ăn thô còn hỗ trợ giảm cân do giảm được calo từ việc chế biến thực phẩm.

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn sầu riêng kỵ gì? Không biết sẽ tự hại bản thân như chơi!

5. Hạn chế của chế độ ăn thô là gì? Điều bạn cần lưu ý

Với những lợi ích đáng ngờ như trên thì mặt hạn chế của chế độ ăn thô là gì?

Ăn thô cũng gây ra các vấn đề cho sức khỏe khi được áp dụng trong dài hạn.

  • Tăng nguy cơ ngộ độc: Ăn thô là gì? Đó là ăn thực phẩm chưa được chế biến. Hệ quả là một số loại thực phẩm không được chế biến; chưa tiệt trùng có thể gây ngộ độc cho người ăn. Vì vậy hãy lựa chọn thực phẩm ăn thô một cách thông minh.
  • Làm suy yếu cơ và xương: Ăn thô có xu hướng ít canxi và vitamin D – hai chất dinh dưỡng cần thiết cho xương chắc khỏe.

6. Gợi ý thực đơn ăn thô đủ dưỡng chất cho bạn tham khảo

Nếu vừa mới bắt đầu chế độ ăn thô và còn đang bối rối trong việc xây dựng thực đơn ăn thô là gì. Bạn có thể tham khảo một số món ăn dưới đây:

Lưu ý, bạn chỉ nên chọn một bữa trong ngày để ăn thô; không nên ăn thô hoàn toàn tất cả bữa ăn trong cả ngày để đảm bảo sức khỏe.

6.1 Thực đơn 1

thực đơn ăn thô

Bữa sáng:

  • Sinh tố rau chân vịt, cải cầu vồng, , chuối
  • Hạt macca, hạnh nhân

Ăn nhẹ:

Bữa trưa và tối:

  • Salad từ cải kale, ớt chuông, đậu phụ, trái cây và các loại hạt.

6.2 Thực đơn 2

Bữa sáng:

  • Granola phiên bản “thô”: quả óc chó, hồ đào, chà là, hạt lanh, hạt chia và yến mạch nguyên chất chưa qua chế biến.
  • Bạn có thể kết hợp cùng các loại trái cây như việt quất, xoài và kiwi. Thêm nước trái cây, sữa hạt hoặc dầu ép lạnh để dễ tiêu hóa và gia tăng sự hấp dẫn.

Ăn nhẹ:

  • Sinh tố xanh với các thành phần phổ biến bao gồm: chuối, cải xoăn, rau chân vịt, quả việt quất, cùng các loại trái cây và rau quả khác.
  • Các loại quả mọng hoặc trái cây sấy.
  • Nước ép trái cây.

Bữa trưa và tối:

  • Salad với rau củ tươi, trái cây và các loại hạt,
  • Cuốn rau củ từ bánh tráng, các loại rau xanh, đậu phụ. Phần sốt chấm từ mật ong, chanh tỏi, muối hồng.

6.3 Thực đơn 3

Bữa sáng:

  • Bánh pudding hạt Chia phủ quả mọng

Ăn nhẹ:

  • Bánh quy sô cô la không nướng
  • Nước ép trái cây

Bữa trưa và tối:

  • Bí ngòi sống phủ sốt pesto húng quế
  • Pizza thuần chay sống

7. Lưu ý khi áp dụng chế độ ăn thô là gì?

Sau khi đã hiểu được chế độ ăn thô là gì, bạn nên chú ý những điều sau để có thể áp dụng ăn thô phù hợp cho sức khỏe.

  • Hãy chọn thực phẩm làm từ gia súc, gia cầm có nguồn gốc và đảm bảo an toàn để không bị ngộ độc.
  • Ăn thô có thể khiến bạn thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy hãy bổ sung đủ chất bất cứ khi nào cơ thể bạn ra tín hiệu không ổn.
  • Việc ăn thô dài hạn có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Vì vậy hãy dừng lại nếu bạn thấy không khỏe, mệt và choáng váng.

Sau khi tìm hiểu ăn thô là gì, chắc hẳn sẽ có nhiều bạn lắc đầu ngán ngẩm với chế độ ăn này. Nhưng nếu nhìn về mặt lợi mà ăn thô mang lại, MarryBaby nghĩ bạn cũng thể cho ăn thô một cơ hội. Biết đâu bạn sẽ bị nghiện đấy!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Safe Minimum Internal Temperatures
https://www.foodsafety.gov/food-safety-charts/safe-minimum-internal-temperatures
Ngày truy cập: 28/07/2022

2. Raw Food Diet: Is It Healthier?
https://health.clevelandclinic.org/raw-food-diet-is-it-healthier/
Ngày truy cập: 28/07/2022

3. Relationship between Added Sugars Consumption and Chronic Disease Risk Factors: Current Understanding – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5133084/
Ngày truy cập: 28/07/2022

4. Do Raw Food (Living Food) Diets Promote Good Health?
https://www.winchesterhospital.org/health-library/article?id=46086
Ngày truy cập: 28/07/2022

5. What is a raw foods diet and are there any risks or benefits associated with it?
https://www.jandonline.org/article/S0002-8223(04)01281-7/fulltext
Ngày truy cập: 28/07/2022

x