Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/11/2020

9 mẹo trị môi khô nứt nẻ quanh năm giúp môi luôn căng bóng

9 mẹo trị môi khô nứt nẻ quanh năm giúp môi luôn căng bóng
Có nhiều nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ, chẳng hạn do thời tiết, thói quen liếm môi hoặc do bệnh, do uống thuốc. MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu cách khắc phục tình trạng môi khô nứt nẻ quanh năm nhé.
môi khô nứt nẻ quanh năm
Môi khô nứt nẻ quanh năm khiến chúng ta vô cùng khó chịu

Nứt nẻ môi là tình trạng thường gặp ở hầu hết mọi người. Một số chị em có thể bị nặng hơn, gọi là bị viêm môi do nhiễm khuẩn. Ngoài việc làn môi khô nứt thì khóe miệng cũng bị nứt và bỏng rát. Các bác sĩ da liễu hoàn toàn có thể xử lý vấn đề này.

Các triệu chứng của môi khô nứt nẻ quanh năm: Môi khô dẫn đến bong tróc, lột da môi, loét môi miệng, sưng môi, nứt môi chảy máu, mảng bám trên bề mặt môi.

Nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ quanh năm

  • Môi không có các tuyến dầu như những nơi khác của làn da. Do đó môi dễ bị khô và nứt. Thiếu chất dưỡng ẩm cộng thêm thời tiết hanh khô càng dễ khiến môi nứt nẻ. Phơi nắng nhiều quá cũng ảnh hưởng tới làn môi.
  • Một nguyên nhân khác gây môi khô nứt nẻ quanh năm là do thói quen liếm môi. Nước bọt ở lưỡi sẽ làm tuột hết chất ẩm ít ỏi ở môi, khiến môi càng khô hơn.
  • Những người có cơ địa da khô thì cũng dễ bị khô môi.
  • Một số loại thuốc uống có thể gây khô môi như vitamin A, retinoid (Retin-A, Differin), lithium (thuốc trị rối loạn lưỡng cực), thuốc hóa trị…
  • Những người uống ít nước hoặc bị suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống thiếu chất thì cũng dễ bị môi khô nứt nẻ quanh năm.

Làm sao cho hết môi khô nứt nẻ quanh năm?

môi khô
Ăn uống thiếu chất khiến môi bị nứt nẻ

Điều cần nhất là giữ độ ẩm cho làn môi. Bạn có thể thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm, uống nhiều nước, ở nhà có thể bật máy tạo độ ẩm. Khi vào môi trường lạnh (chẳng hạn ngồi phòng máy lạnh) thì bạn nên dùng khăn choàng cổ che môi lại.

Khi ra ngoài nên thoa son dưỡng môi có độ SPF thấp nhất là 15. Son dưỡng giúp chống lại các tác nhân từ tia cực tím gây khô môi.

Khô môi khi nào cần đi khám?

– Viêm môi do nhiễm trùng, bị nấm…

Nếu môi bạn cực kỳ khô, khóe miệng nứt rát và tấy đỏ, dùng kem dưỡng ẩm và uống nhiều nước cũng không khắc phục được thì bạn nên khám bác sĩ.

Đôi khi khóe miệng nứt nẻ là do bị nấm, bạn có thể bôi kem trị nấm ở khóe miệng (tránh nuốt xuống họng). Lúc đầu có thể cảm thấy rất rát, nhưng cảm giác này sẽ qua nhanh và khóe miệng nhanh chóng dịu lại. Chỉ cần 2-3 lần thoa thuốc trị nấm thì tình trạng nứt rát khóe miệng sẽ hết.

Viêm môi cũng có thể do bệnh Crohn (viêm ruột) gây ra. Bị chấn thương răng miệng hoặc tiết nước bọt quá nhiều cũng có thể dẫn tới viêm môi. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các rãnh nứt nẻ gây viêm nhiễm. Những ai niềng răng chỉnh nha, dùng răng giả hoặc trẻ em ngậm núm vú giả cũng dễ bị viêm môi.

niềng răng cho trẻ em
Việc niềng răng có thể khiến môi bị khô

– Cơ thể thiếu chất, mất nước

Lúc này ngoài việc môi khô nứt nẻ thì bạn còn bị đau đầu, táo bón, tiểu ít, khô miệng…

Trường hợp bị mất nước nặng có thể dẫn tới tụt huyết áp, sốt, thở gấp, tim đập nhanh.

Người bị thiếu chất thì cơ bắp sẽ yếu ớt, sâu răng, bụng trướng to, xương giòn…

Thiếu chất có thể do thiếu hụt vitamin, chẳng hạn người ăn chay, ăn kiêng, chán ăn. Do đó bạn nên chú ý bổ sung vitamin dưới dạng viên uống.

9 cách trị môi khô nứt nẻ quanh năm tại nhà

Người ta thường dùng son dưỡng để trị khô môi tại chỗ, tuy nhiên cách này không hiệu quả lâu dài. Để chấm dứt tình trạng khô môi, bạn có thể áp dụng theo những cách dưới đây. Chỉ cần thực hiện 2-3 tuần thì môi sẽ hết nứt nẻ và ít tái phát.

– Dầu dừa: Dầu dừa là chất bôi trơn và dưỡng ẩm tự nhiên, chứa các axit béo tiếp nước cho làn môi, giúp môi mềm và linh hoạt, ngăn ngừa viêm nhiễm. Bạn chỉ cần đun cách thủy để dầu dừa âm ấm thì thoa lên môi trong ít nhất 10 phút. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Bạn có thể thoa dầu dừa lên môi trước khi đi ngủ rồi để qua đêm. Bên cạnh dầu dừa, bạn có thể dùng dầu mật ong, dầu thầu dầu, dầu hạnh nhân hoặc dầu jojoba.

Dầu dừa có thể giúp trị khô môi
Dầu dừa có thể giúp trị khô môi

– Mật ong và vaseline: Mật ong có tính chất kháng khuẩn và chữa lành tự nhiên. Đây cũng là chất dưỡng ẩm hiệu quả. Vaseline có công dụng làm mềm và nuôi dưỡng làn da. Bạn có thể thoa một lớp mật ong mỏng lên môi, sau đó thoa thêm 1 lớp vaseline rồi để trong 10-15 phút. Sau đó dùng khăn thấm nước ẩm để lau sạch. Mỗi ngày bạn thực hiện 1 lần là được.

– Dưa chuột: Loại rau mát này nên kề cận bên bạn trong những tháng hè nắng nóng. Dưa chuột giúp tiếp nước cho làn môi, giúp nuôi dưỡng và làm mềm môi. Bạn thái mỏng dưa chuột và chà lên môi trong 1-2 phút. Để như vậy trong 10 phút thì rửa môi. Bạn cũng có thể đắp 1-2 lát dưa lên môi như mặt nạ dưỡng môi. Thực hiện 2 lần mỗi ngày.

– Lô hội: Lô hội có đặc tính kết dính tự nhiên, giúp kết nối các tế bào bong tróc, cho bạn làn môi mịn mềm. Lô hội còn có tác dụng bảo vệ và làm mát làn môi cũng như vùng da quanh môi, đồng thời nhẹ nhàng loại bỏ tế bào da chết. Bạn chỉ cần thoa gel lô hội lên môi và để qua đêm. Phần lô hội thừa nên đậy kín lại và bảo quản trong tủ lạnh. Nên thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ.

– Túi trà xanh: Trà xanh chứa polyphenol với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ làn môi khỏi tia bức xạ. Áp bã túi trà xanh lên môi sẽ giúp loại bỏ cảm giác bỏng rát ở khóe môi. Cách thực hiện: Bạn nhúng túi trà xanh vào nước sôi trong vài phút, sau đó áp túi lên môi. Để trong vài phút. Thực hiện 1 lần mỗi ngày.

– Bơ ca cao: Cùng với bơ hạt mỡ, bơ ca cao chứa những axit béo thiết yếu giúp nuôi dưỡng và tiếp nước cho làn môi. Bạn thoa bơ lên môi rồi để qua đêm, áp dụng trong vài ngày liên tục.

Bơ ca cao giúp trị môi khô nứt nẻ quanh năm
Bơ ca cao giúp tiếp nước cho làn môi

– Đường: Đường nâu (hoặc đường trắng) giúp loại bỏ tế bào chết trên môi, loại bỏ lớp da bong tróc, giúp môi mềm mại và linh hoạt hơn. Bạn hòa 1 thìa cà phê đường với dầu ô liu và mật ong. Đừng để đường tan, bạn lấy đường chà nhẹ lên môi theo chuyển động tròn, sau đó rửa lại với nước ấm. Phương pháp này bạn áp dụng cách ngày, sau đó áp dụng 1-2 lần mỗi tuần cho đến khi môi mềm mịn.

– Tinh dầu vani: Cả đường và baking soda đều đóng vai trò là chất tẩy tế bào chết trong phương pháp này. Vani chỉ đóng vai trò tạo chút hương vị cho hỗn hợp. Bạn hòa 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê baking soda, 2 thìa cà phê dầu ô liu hoặc dầu jojoba cùng 1/4 thìa cà phê tinh dầu vani. Thoa hỗn hợp này lên môi, chà nhẹ trong 1 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Hỗn hợp này bạn đựng trong hộp kín, cho vào tủ lạnh và có thể dùng trong 7 ngày.

– Sáp ong: Sáp ong chứa hydrocarbon, các axit béo tự do và những chất kháng viêm giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, kích thích làn môi mau lành và tái tạo tế bào môi. Bạn nên mua loại son dưỡng hoặc dầu dưỡng môi chứa sáp ong và massage lên môi trong vài giây. Thực hiện vài lần mỗi ngày.

Bên cạnh những phương pháp trị môi khô nứt nẻ quanh năm trên, để làn môi không bị khô nứt nẻ thì bạn nên tránh sờ tay lên môi. Bàn tay chứa rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh, khiến tình trạng viêm nhiễm ở môi càng nghiêm trọng hơn. Chúc bạn có làn môi căng mọng khỏe mạnh.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/chapped-lips https://www.stylecraze.com/articles/simple-homemade-tips-to-get-rid-of-chapped-lips/
x