Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/04/2015

Tập cho bé ăn cơm: Thời điểm đúng và thực đơn chuẩn

Tập cho bé ăn cơm: Thời điểm đúng và thực đơn chuẩn
Rất nhiều mẹ tập cho bé ăn cơm từ rất sớm, dù răng con vẫn chưa mọc đủ. Sai lầm trong việc lựa chọn thời điểm ăn cơm có thể khiến bé đối diện với nhiều nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
tập cho bé ăn cơm
Ăn cơm quá sớm có thể làm bé suy dinh dưỡng, chậm phát triển

1/ Tác hại của việc tập cho bé ăn cơm sớm

Hệ tiêu hóa của trẻ chính là nạn nhân trước hết khi mẹ cho bé ăn cơm quá sớm. Các hệ quả nghiêm trọng này có thể là khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày… Ngoài ra, trẻ sẽ trở nên biếng ăn do ăn cơm không đúng thời điểm vì không thấy ngon miệng. Thói quen ngậm thức ăn từ đó cũng hình thành.

Bên cạnh đó, nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh 1 năm đầu đời vẫn là sữa. Một khi bé ăn cơm, lượng sữa cần thiết vì thế cũng bị giảm đi vì trẻ luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu. Ăn cơm giúp trẻ cứng cáp đâu không thấy, chỉ có hậu quả suy dinh dưỡng phía trước là rất cao.

2/ Thời điểm thích hợp tập cho bé ăn cơm

19 tháng tuổi, lúc này bé đã có ít nhất 16 chiếc răng sữa, mẹ có thể cho bé làm quen với cơm nhão, cơm tán nhuyễn. Từ 19-24 tháng, mẹ cho bé ăn cơm nát hoặc cháo đặc, 3 bữa chính mỗi ngày. Đến cột mốc 24 tháng, với 20 chiếc răng sữa, mẹ cho bé tập ăn cơm mềm, từ từ bé sẽ ăn được cơm như người lớn.

Thêm một điều mẹ cần chú ý, không nên cho bé ăn cơm quá muộn, bởi sẽ làm qua mất giai đoạn tập nhau của con. Đồng thời, cần phải kiên nhẫn khi cho bé làm quen với cơm mẹ nhé. Vất vả rồi cũng qua nhanh.

3/ Lưu ý khi cho bé tập ăn cơm

-Cơm cho bé ăn nên mềm chứ không khô, sống, sượng.

-Cho bé ăn kèm thực phẩm khác phù hợp với lứa tuổi.

-Thức ăn giàu đạm như thịt cá nên ninh mềm, cắt nhỏ.

-Rau quả luộc mềm, cắt nhỏ.

-Không ép trẻ ăn nhiều cơm, thay vào đó, bé có quyền ăn nhiều thức ăn.

-Kiên trì khi tập cho con thói quen nhai, nuốt thức ăn.

4/ Món ngon cho bé ăn cơm

Khi trẻ bước sang giai đoạn 2-3 tuổi, răng đã mọc đủ để có thể ăn uống đa dạng hơn. Đây chính là tiền đề mẹ có thể giúp bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống. Ngoài 3 bữa chính hằng ngày, mẹ nên cho bé ăn thêm bữa phụ để cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện. Mẹ có thể tham khảo những món ngon sau để chuẩn bị cho con theo từng bữa:

-Thực đơn bữa sáng: Bánh mì chấm sữa hoặc ăn kèm trứng ốp la, ngũ cốc và sữa tươi, súp cua, nui nấu thịt bằm và rau củ, bún sườn non, cơm chiên trứng, phở bò…

-Thực đơn bữa phụ sáng: Các loại nước trái cây, các loại hoa quả, bánh flan, sữa chua, sữa…

-Thực đơn bữa trưa: Cơm nát khoảng 2 lưng bát ăn kèm những món như: Đậu phụ sốt cà, canh súp khoai tây, tôm ram thịt, canh bông cải xanh, gà kho, cá sốt cà, canh cải bó xôi,…

-Thực đơn bữa xế: Bánh bông lan, các loại hạt, thức ăn vặt thân thiện,…

-Thực đơn bữa tối: Cơm nát khoảng 2 lưng bát ăn kèm thịt kho trứng, tôm rim, cá khi, cánh gà chiên nước mắm, bò nấu đậu, canh rau củ,…

-Thực đơn trước giờ ngủ khoảng 1-1 tiếng rưỡi: Sữa nóng, sữa chua, hoa quả, súp nóng,…

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x