của bé
Người ta thường nói “im lặng là vàng”, hoặc là “im lặng là đồng ý”, nhưng không phải lúc nào im lặng cũng đáng quý như vàng, hay là im lặng đều mang nghĩa chấp thuận.
Nội dung bài viết
Người ta thường bảo im lặng là đồng nghĩa với sự đồng tình hoặc buông xuôi. Tuy nhiên, ý nghĩa của sự im lặng còn nhiều hơn thế. Vậy giá trị thật sự của từ “im lặng” là g?
1. Im lặng là tôn trọng, lắng nghe
Có thể hiểu ý nghĩa của sự im lặng trong trường hợp này là một loại “vàng” đáng quý giá, bởi bất kể ai trong chúng ta cũng đều mong muốn từ người khác những sự tôn trọng nhất định, càng tuyệt vời hơn nữa là người đó im lặng để nghe ta giải bày một vấn đề, hay một sự việc nào đó, nghe một cách thật chăm chú và cùng ta giải quyết vấn đề.
Hãy học cách im lặng để lắng nghe, để sẻ chia, để tôn trọng người khác, và rồi bạn sẽ thấy ý nghĩa của sự im lặng lúc này giúp bạn trở nên đáng tin tưởng rất nhiều.

Hãy học cách im lặng để lắng nghe, để chia sẻ và để tôn trọng người khác
2. Im lặng là cần một khoảng không gian riêng
Ý nghĩa của sự im lặng ở đây là đặc tả tâm trạng không tốt ở một số người trong một số hoàn cảnh nhất định. Ví dụ như khi bạn buồn chuyện vợ chồng, khi bạn thất bại trong công việc, hoặc là khi bạn có những chuyện buồn không muốn giải bày cùng ai…
Những lúc ấy bản thân chỉ muốn tìm một chốn thật riêng tư, đắng chìm trong mớ suy nghĩ hỗn độn của chính mình, và không muốn tiếp xúc, trao đổi với bất cứ một ai. Hãy nói với những người thân thiết của bạn rằng bạn cần được tịnh tâm để họ có thể cảm thông và đáp ứng nhu cần “muốn ở một mình” của bạn.
3. Im lặng là sự từ chối
Ý nghĩa của im lặng thường được nhiều người hiểu nhất đó chính là sự từ chối. Bạn không muốn đón nhận tình cảm của một người, sự im lặng kéo dài sẽ cho người ấy hiểu bạn từ chối mối quan hệ này.
Một trường hợp khác, khi bạn nộp hồ sơ tuyển dụng và chờ kết quả, nhưng trong khoảng thời gian quá lâu bạn không nhận được cuộc gọi nào từ công ty tuyển dụng của bạn, có nghĩa là bạn đã bị chối từ. Như vậy trong những trường hợp này, ý nghĩa của sự im lặng chính là lời chối từ từ đối phương.

Im lặng là một lời chối từ khéo léo và dịu dàng
4. Im lặng là khi người khác không hiểu hay không muốn hiểu
Khi bạn cố gắng giải bày bằng ngôn ngữ nói (hoặc ngôn ngữ viết) mà người khác vẫn không hiểu mong muốn của bạn là gì, hoặc cố tình không muốn hiểu vấn đề bạn đang đề cập đến, thì việc bạn cần là là nên im lặng. Ý nghĩa của sự im lặng nằm ở chỗ bạn không còn một ngôn từ nào hay một cách nào để làm cho đối phương hiểu những gì bạn cần được hiểu.
Đừng có gắng giả vờ mình không hiểu câu chuyện của người khác khi họ đang cố gắng giải bày với mình và mong được hiểu. Bạn sẽ trở nên thật tồi tệ trong mắt họ đấy.
5. Im lặng là một dạng “chiến tranh lạnh”
Điều dễ dàng có thể thấy nhất ở trường hợp này là những cặp đôi đang yêu nhau hoặc các cặp vợi chồng son đang giận hờn. Thay vì một người giận dỗi và một người xuống nước làm lành thì cả hai lại cùng chọn cách im lặng, họ “chiến tranh lạnh” với nhau và mong muốn phần thắng thuộc về mình tức là người kia phải xin lỗi họ.
Đừng để cái tôi cao vút của bạn giết chết đi những thứ vốn quan trọng. Hãy xin lỗi đối phương nếu bạn là người có lỗi, như vậy thì mối quan hệ của hai bạn sẽ bền lâu hơn, hiểu nhau hơn. Ý nghĩa của sự im lặng trong trường hợp này quả nhiên rất nguy hiểm.

Đừng giữ cái tôi của mình cao vút để rồi đánh mất đi những thứ quan trọng của mình
6. Im lặng là khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu
Khi không có kiến thức về vấn đề người khác đang bàn luận, tốt nhất hãy im lặng. Im lặng để “dựa cột mà nghe”, vì nếu bạn bốc khoét về một vấn đề khi bạn không có kiến thức thì chỉ làm cho người khác nhận ra sự kém mọn của bạn mà thôi. Hãy khiêm nhường lắng nghe để thu về cho mình những kiến thức mới trong đại dương kiến thức trên đời.
Chung quy lại, ý nghĩa của sự im lặng phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng vấn đề, từng thời điểm. Không phải lúc nào im lặng cũng là vàng, vì vậy hãy biết cách im lặng. Bởi im lặng là một nghệ thuật sống.
Thu Thảo
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!