Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/12/2020

Tự làm chất tẩy rửa đa năng thân thiện môi trường từ rác hữu cơ

Tự làm chất tẩy rửa đa năng thân thiện môi trường từ rác hữu cơ
Những bà nội trợ thông minh ngày nay chuộng chất tẩy đa năng thân thiện môi trường làm từ vỏ trái cây, rác từ nhà bếp.... Nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho sức khoẻ, lại không ô nhiễm môi trường sống. MarryLiving sẽ chia sẻ cùng bạn công thức tự làm chất tẩy rửa tự nhiên này tại nhà.

Cuộc sống chúng ta bị vây quanh bởi khoảng 70.000 loại hoá chất được sử dụng điều chế chất tẩy rửa đa năng, hóa mỹ phẩm. Về lâu dài, các chất độc hại ấy tác động không tốt đến sức khỏe khi tiếp xúc lâu ngày.

Chính vì quan tâm đến vấn đề sức khỏe, đặc biệt của trẻ nhỏ, nhiều bà mẹ rỉ tay nhau làm chất tẩy rửa đa năng từ rác thải hữu cơ từ nhà bếp như vỏ trái cây thừa. Chất tẩy rửa này còn gọi là nước rửa enzyme.

Chất tẩy rửa đa năng enzyme

Nước rửa enzyme là gì?

Enzym là protein, nhưng không phải tất cả các protein đều là enzym mà chỉ những protein có khả năng tham gia xúc tác vào phản ứng sinh hóa.

Một số axit amin trong enzyme có chức năng xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Khi được sử dụng trong chất giặt rửa, các phân tử này gắn vừa khít với các vết bẩn như chìa khóa và ổ khóa, giúp giải phóng vết bẩn. Đây là đặc tính rất đặc biệt của enzym.

Rác thải hữu cơ từ nhà bếp biến thành nước rửa enzyme sẽ giúp giảm thiểu lượng hóa chất đổ ra môi trường, bảo vệ tầng ozone khí quyển, bảo vệ sức khỏe người thân trong gia đình.

Nước rửa enzyme từ rác thải (tiếng Anh là Garbage Enzyme – G.E) là hỗn hợp các chất hữu cơ như chuỗi protein, muối khoáng, hooc-môn tăng trưởng. Enzyme được sản xuất dễ dàng từ các phế thải hữu cơ trong nhà bếp.

Sử dụng nước enzyme giúp làm sạch môi trường. Các enzyme sẽ trung hòa các chất độc và các chất làm ô nhiễm sông ngòi, đất, không khí, nhờ vậy làm sạch trái đất.

Làm chất tẩy rửa đa năng từ rác thải

Nguyên liệu làm nước rửa enzym là từ vỏ trái cây, trái cây thừa… Trong đó, vỏ khóm (dứa), vỏ cam chanh là nguyên liệu lý tưởng nhất vì có mùi thơm dịu ngọt khi hoàn thành.

Cách làm

  • Cho vỏ trái cây vào bình, nén chặt 1/3 bình
  • Cho nước sạch vào bình + 1 ly nước mía (hoặc đường nâu tự nhiên)
  • Đậy nắm thật chặt. Vi khuẩn hiếu khí hoạt động mạnh, tạo hàm lượng cồn nhẹ cho nước enzyme sẽ tăng khả năng tẩy rửa, kể cả dầu mỡ.
  • Sau 1 tháng, chất tẩy rửa đa năng từ enzyme đã hoàn thành.

Nước này có thể dùng thay cho nước giặt, rửa chén, lau nhà, vệ sinh, tắm gội… Thành phẩm có mùi thơm dịu như nước cocktail trái cây.

Ngoài vỏ trái cây, tất cả rác hữu cơ nhà bếp hàng ngày đều có thể dùng làm nước enzyme.

Lưu ý quá trình lên men

Dùng bình nhựa mềm, khi thấy bình hơi căng quá phải vặn nhẹ nắp cho khí bên trong thoát nhẹ ra ngoài. Việc này giúp cân bằng áp suất bên trong bình, tránh nổ bình.

Trong quá trình làm, bạn sẽ thấy bề mặt tạo lớp váng trắng. Đây là lớp vi sinh bề mặt, góp phần vào việc lên men nên đừng vớt bỏ hay lắc bình làm vỡ lớp váng này.

Chất tẩy rửa đa năng từ enzyme
Thành phẩm có màu nâu hoặc đen, mùi thơm dịu của trái cây

Công dụng của nước rửa enzyme

Nước rửa enzyme có rất nhiều công dụng trong sinh hoạt thường ngày.

Chăm sóc nhà cửa

Làm sạch toilet: Dùng nước enzyme cọ rửa toilet có thể ngăn ngừa chất bẩn, cân bằng vi khuẩn có hại, xua đuổi được muỗi, dán, chuột.

Làm nước lau nhà: Cho 2 muỗng nước enzyme vào nước, dùng lau nhà giúp diệt khuẩn, lưu hương nhẹ dịu dễ chịu.

Lau vật dụng bếp: Pha loãng nước enzyme, lau lò nướng, nhà bếp, tủ hút, lò vi sóng… Xịt nước lên vùng cần lau, chờ vài phút, vết bẩn khó lau sẽ đi dễ dàng.

Rửa rau quả: Cho 1 lượng nhỏ nước enzyme vào nước rửa rau củ, trái cây giúp trung hòa thuốc trừ sâu.

Kết hợp bột giặt: Ngâm quần áo với lượng nhỏ nước enzyme với ít bột giặt giúp đẩy nhanh quá trình làm sạch quần áo, giảm lượng bột giặt.

Chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe

Nước enzyme cũng có nhiều công dụng với việc làm đẹp của chị em. Bạn pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:10. Dùng nước này để xả tóc sau khi gội đầu, làm nước tắm, nước rửa mặt…

“Mỹ phẩm” tự nhiên này đặc biệt tốt khi làm đẹp cho bé cưng. Bạn đừng quên dừng nước enzyme khi tắm, gội đầu và rửa mặt cho con nhé!

Enzyme sẽ giúp trung hòa các chất độc hại, bảo vệ da khỏi sự dị ứng, có thể cải thiện các vấn đề của da, làm da mềm mại.

Với vật nuôi, dùng nước enzyme pha loãng (tỷ lệ 1:50) tắm cho thú cưng, xịt chuồng của chúng sẽ giúp khử mùi hôi không gian sống. Bạn sẽ thấy thú cưng nhà mình lớn mạnh hơn, lông mọc mềm mượt hơn.

Trong trồng trọt

Nếu gia đình bạn có trồng rau trên sân thượng, nước enzyme rất lý tưởng cho việc trồng trọt này. Pha loãng nước enzyme với nước sạch tỷ lệ 1:500, dùng phun tưới rau quả, vừa ngừa sâu vừa làm phân bón hữu cơ, chất kích thích tăng trưởng hoàn toàn tự nhiên.

Các tác dụng của nước enzyme trong nông nghiệp

  • Làm giảm phân hóa học
  • Tránh côn trùng cho vườn rau
  • Làm phân bón trồng rau
  • Bảo vệ môi trường, không khí trong trang trại sạch và mát
  • Làm sạch nước ở các trang trại

Nếu đất xấu, pha loãng cặn từ nước enzyme trộn với đất trong 3 tháng liền, giúp cải tạo đất hiệu quả.

Chất tẩy rửa đa năng từ chính nguồn rác hữu cơ trong gian bếp giá “rẻ bèo”, lại quá nhiều lợi ích, bạn còn chần chừ gì mà không bắt tay vào làm cho gia đình những bình nước enzyme thân thiện môi trường này?

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x